Chủ nhật 15/12/2024 04:53
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Lối sống

Những ai không nên dùng cây xạ đen để chữa bệnh?

14/12/2024 08:13
Mặc dù cây xạ đen có nhiều lợi ích trong y học cổ truyền, nhưng việc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng có thể gây ra những tác hại đáng kể đối với sức khỏe. Với một số nhóm người khi sử dụng cây xạ đen có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Những ai không nên dùng cây xạ đen để chữa bệnh?
Những ai không nên dùng cây xạ đen để chữa bệnh?

Đặc điểm của cây xạ đen

Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth, còn được gọi bằng nhiều tên khác như bạch vạn hoa, bách giải, hay cây dây gối.

Một số nghiên cứu cho thấy cây xạ đen chứa các thành phần hóa học như flavonoid, polyphenol, tanin, acid amin, đường khử, cyanoglucoside và saponin triterpenoid. Mỗi thành phần này đều có những công dụng riêng trong hỗ trợ điều trị các loại bệnh.

Cành, lá và thân của cây xạ đen đều có thể sử dụng được. Lá cây có thể thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng cành và thân nên đợi đến khi cây đã già để thu hoạch, vì lúc đó dược tính mới đạt mức cao nhất. Sau khi thu hoạch, các bộ phận của cây được rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt thành từng đoạn ngắn rồi đem sấy hoặc phơi khô. Khi quá trình sơ chế hoàn tất, xạ đen sẽ được đóng gói và bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo để sử dụng dần.

Tác dụng chính của cây xạ đen

Tác dụng chính của cây xạ đen
Tác dụng chính của cây xạ đen.

5 nhóm người không nên sử dụng cây xạ đen để chữa bệnh

Cây xạ đen được coi là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Dưới đây là 5 nhóm người không nên sử dụng cây xạ đen để tránh gây hại cho sức khoẻ.

5 nhóm người không nên sử dụng cây xạ đen để chữa bệnh
5 nhóm người không nên sử dụng cây xạ đen để chữa bệnh.

Người mắc bệnh thận không nên sử dụng cây xạ đen

Xạ đen có thể làm suy giảm chức năng thận, do đó người bệnh thận không nên sử dụng loại dược liệu này.

Phụ nữa mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi không nên sử dụng cây xạ đen

Do tác động chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng đối với thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi nên tránh sử dụng cây xạ đen.

Nếu cần điều trị khối u hoặc bệnh lý khác bằng xạ đen, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng cây xạ đen

Xạ đen có tính hàn và tác dụng hạ huyết áp, phù hợp cho người huyết áp cao, nhưng không tốt cho người huyết áp thấp vì có khả năng hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp huyết áp thấp nhưng vẫn muốn sử dụng xạ đen, bạn nên cho thêm 3 đến 5 lát gừng mỏng khi uống.

Người đang dùng thuốc điều trị không nên sử dụng cây xạ đen

Xạ đen có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh, nên tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kết hợp.

Người bị rối loạn tiêu hoá không nên sử dụng cây xạ đen

Do tính hàn của xạ đen, một số người có thể gặp tình trạng tiêu chảy sau khi uống nước sắc từ loại cây này. Người bị tiêu chảy hoặc đại tiện phân lỏng không nên sử dụng xạ đen hàng ngày.

Lưu ý khi dùng xạ đen để chữa bệnh

Xạ đen có thể dùng riêng hoặc kết hợp với các loại thảo mộc khác như cỏ ngọt, tâm sen, giảo cổ lam… được hãm dưới dạng trà, uống hàng ngày.

Tuy nhiên cũng như các loại dược liệu khác, khi dùng xạ đen uống hàng ngày cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để việc dùng xạ đen được an toàn và hiệu quả.

Thông thường xạ đen dùng sẽ tương ứng từ 10 – 15g dược liệu khô, tối đa chỉ nên dùng xạ đen khoảng 70g/ngày. Không nên dùng xạ đen vượt quá liều lượng cho phép, vì quá liều có thể làm tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt.

Thuốc hoặc trà từ xạ đen nên nấu hoặc hãm đúng liều lượng và dùng hết trong ngày, tránh để qua đêm, bởi khi sử dụng qua đêm có thể gây đầy bụng, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.

Không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc phối hợp xạ đen với các loại dược liệu khác, để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.

Xạ đen có tác dụng an thần nên có thể gây buồn ngủ, ngủ gà… cần lưu ý khi lái xe, vận hành máy móc và làm những công việc cần sự tỉnh táo.

Khi uống xạ đen không nên sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia), các loại thực phẩm như cà pháo, đậu xanh, măng chua, rau muống... vì có thể làm giảm tác dụng của xạ đen.

Đối với người đang dùng thuốc tây y để điều trị các bệnh khác, nên uống thuốc tây và các bài thuốc từ cây xạ đen cách nhau tối thiểu 30 phút, để đạt hiệu quả và tránh tương tác thuốc bất lợi.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Tin bài khác
Cảm lạnh và cảm cúm: Cách phân biệt và phòng ngừa vào mùa đông

Cảm lạnh và cảm cúm: Cách phân biệt và phòng ngừa vào mùa đông

Cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh hô hấp phổ biến vào mùa đông, dễ nhầm lẫn nhưng có cách nhận biết và phòng ngừa riêng. Hiểu rõ cảm lạnh và cảm cúm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình hiệu quả hơn.
Quả sung: Vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh bất ngờ

Quả sung: Vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh bất ngờ

Quả sung chứa nhiều dưỡng chất quý, nên trong cả nghiên cứu hiện đại và y học cổ truyền sung rất hữu dụng để chữa nhiều bệnh. Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Ngải cứu: Vị thuốc quý từ dân gian với những công dụng bất ngờ

Ngải cứu: Vị thuốc quý từ dân gian với những công dụng bất ngờ

Trong dân gian, cây ngải cứu được dùng nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh, đặc biệt tác dụng tốt với cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, chướng bụng.
Tại sao đột quỵ ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi ?

Tại sao đột quỵ ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi ?

Đột quỵ không còn là vấn đề riêng của người cao tuổi. Ngày càng có nhiều người trẻ đối mặt với nguy cơ này do lối sống không lành mạnh và các yếu tố tiềm ẩn khác.
Có nên uống nước đậu đen thay nước lọc không?

Có nên uống nước đậu đen thay nước lọc không?

Nước đậu đen dễ chế biến, đem lại nguồn dinh dưỡng cao và việc uống nước đậu đen mỗi ngày thay nước lọc được không là băn khoăn của rất nhiều người.
6 nhóm người nên hạn chế sử dụng đậu đen

6 nhóm người nên hạn chế sử dụng đậu đen

Đậu đen là một loại thực phẩm giàu protein, có khả năng thanh nhiệt cho cơ thể và nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, tuy nhiên nhiều người cần cẩn trọng khi sử dụng.
Những ai nên hạn chế ăn chuối?

Những ai nên hạn chế ăn chuối?

Chuối có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể nhưng không phải là thích hợp với tất cả mọi người, cũng có một số người nên hạn chế ăn chuối.
Nước đậu đen rang và lợi ích thần kỳ đối với sức khoẻ

Nước đậu đen rang và lợi ích thần kỳ đối với sức khoẻ

Nước đậu đen rang từ lâu đã được dân gian áp dụng để điều trị bệnh cũng như làm đẹp bởi đây là nguyên liệu tự nhiên, có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vậy uống nước đậu đen rang thường xuyên có lợi ích gì?
Lợi ích bất ngờ của chuối ngâm giấm và cách làm cực dễ tại nhà

Lợi ích bất ngờ của chuối ngâm giấm và cách làm cực dễ tại nhà

Chuối ngâm giấm không chỉ là món ăn ngon, mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ. Cùng khám phá những lợi ích bất ngờ công dụng và cách làm chuối ngâm giấm đơn giản tại nhà trong bài viết dưới đây.
Infographic: 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý nhất của Bộ Y tế

Infographic: 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý nhất của Bộ Y tế

Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3594/QĐ-BYT ban hành "Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030".
Ăn chuối mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ không?

Ăn chuối mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ không?

Chuối là loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc biệt và những lợi ích “vàng” của nó đối với sức khỏe. Loại trái cây này xứng đáng ưu tiên có mặt trong thực đơn hằng ngày.
Cảnh báo: Virus thủy đậu tiềm ẩn gây bệnh Zona ở người trên 50 tuổi

Cảnh báo: Virus thủy đậu tiềm ẩn gây bệnh Zona ở người trên 50 tuổi

Hơn 90% người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên có thể mang virus Zona, tiềm ẩn trong hệ thần kinh, khiến họ đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh Zona. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Táo đỏ tuy “siêu bổ dưỡng” nhưng những ai không nên ăn?

Táo đỏ tuy “siêu bổ dưỡng” nhưng những ai không nên ăn?

Táo đỏ từ lâu đã được xem là một loại "thần dược" với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhất là khi không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút. Nhưng cần lưu ý cách dùng đúng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng không mong muốn của cây tầm bóp

Tác dụng không mong muốn của cây tầm bóp

Cây tầm bóp trong Đông y từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn nhiều người nhầm lẫn với cây lu lu đực một loại cây có độc tính.
Công dụng tuyệt vời của trà gừng và táo đỏ đối với sức khoẻ

Công dụng tuyệt vời của trà gừng và táo đỏ đối với sức khoẻ

Táo đỏ và gừng được xem là một sự kết hợp hoàn hảo trong việc chăm sóc sức khoẻ. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi uống táo đỏ với gừng và pha trà gừng táo đỏ như thế nào để tốt cho sức khoẻ?