![]() |
Những tác hại cần lưu ý nếu sử dụng quả sung sai cách. |
Quả sung là loại quả dân dã rất dễ tìm kiếm ở các vùng nông thôn. Sung được chứng minh là nhiều công dụng với sức khỏe.
Sung là một loài thực vật thân gỗ, tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) sinh sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quả sung mọc thành chùm, hình quả lê, khi chín có màu cam ánh đỏ.
![]() |
6 tác hại của quả sung nếu dùng sai cách. |
Dù loại quả này có tác dụng tốt đối với người bị táo bón, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa đang hoạt động bình thường.
Nguyên nhân là do hàm lượng chất xơ được phát hiện có trong quả sung rất lớn, lớn hơn cả các loại rau củ nhiều chất xơ được biết đến nhiều như hành tây, bắp cải hay măng tre. Như vậy, ăn quá nhiều sung sẽ làm cho hệ tiêu hóa của bạn gặp phải các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu và đau bụng. Nên hạn chế ăn và uống một cốc nước lạnh mỗi khi ăn sung để tránh gặp phải tác dụng phụ này.
Theo đông y, quả sung có vị ngọt, chát, tính bình. Thực chất ăn sung có tác dụng tăng cường khí huyết, giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Thế nhưng ngược lại, quả sung chín có tính nóng nên ăn quá nhiều sung chín có khả năng gây ra xuất huyết trong, xuất huyết trực tràng, võng mạc.
Do vậy, không nên ăn nhiều sung chín do nó không hề tốt cho cơ thể nhất là đối với những bệnh nhân bị thiếu máu hoặc xuất huyết.
Axit chlorogenic được phát hiện trong quả sung có đặc tính giúp giảm và kiểm soát lượng đường trong máu.
Ăn sung là một phương pháp hỗ trợ điều trị mà người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (phát sinh với người trưởng thành) nên thử. Ngược lại, cần lưu ý rằng người không mắc tiểu đường, người có chứng đường huyết thấp không nên ăn sung để tránh gây ra tình trạng hạ đường huyết trong máu, khiến bệnh thêm nguy hiểm.
Hợp chất chống oxy hóa trong quả sung có tác dụng giúp làn da của chị em phụ nữ gìn giữ được vẻ căng bóng mịn màng. Một số nghiên cứu còn cho thấy ăn sung giúp chữa mụn nhọt, u da và các bệnh mãn tính về da.
Nhưng cùng với đó, một tác dụng phụ khác của sung là làm làn da của chúng ta trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nếu như ăn nhiều sung và di chuyển, làm việc nhiều dưới ánh nắng bạn không chỉ bị tăng hắc tố dưới da mà còn có khả năng mắc các bệnh khác về da như phát ban, mẩn đỏ, bỏng rát da..
Quả sung là một loại quả dân dã và không bị phun thuốc sâu hay các chất hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, do cấu tạo bên trong khá đặc biệt nên quả sung, đặc biệt là sung chín thường hay xuất hiện sâu, bọ, côn trùng bên trong. Điều này khiến cho việc ăn sung tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Do vậy, hãy bổ và rửa thật sạch và kĩ quả sung trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.
Trong quả sung có chứa axit oxalic và axit phytic, hai loại axit này khi gặp canxi có xu hướng tạo thành muối không tan. Canxi chỉ được hấp thu vào cơ thể khi ở dạng ion, nên khi ở dạng muối canxi sẽ không được hấp thu vào máu. Nếu bạn đang bổ sung canxi, hoặc đang bị loãng xương thì không nên ăn quả sung cùng lúc với chế phẩm bổ sung canxi.
![]() |
Ai không nên ăn quả sung? |
Nên chọn quả sung chín để ăn: Quả sung chín có độ đàn hồi và mùi thơm ngọt nồng nàn. Không nên chọn những quả sung còn cứng, những quả bị dập hay những quả sung có mùi thối, chua, úng, nổi nấm mốc.
Trước khi ăn trái sung cần rửa sạch để loại bỏ hết bụi bặm bám bên ngoài. Một cách khác, chúng ta có thể ngâm nước muối khoảng 15 phút (có thể bổ đôi rồi ngâm), điều này hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, nếu muốn sử dụng quả sung trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ từ loại trái cây này.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!