![]() |
Quả sung - Vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh bất ngờ. |
Sung có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và Tây Á, nó đã được trồng từ thời cổ đại và ngày nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, vừa để lấy quả vừa làm cây cảnh.
Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả...
![]() |
Tổng quan và thành phần hoá học của quả sung. |
Quả sung đặc biệt giàu đồng và vitamin B6. Đồng là một khoáng chất quan trọng tham gia vào một số quá trình của cơ thể, bao gồm quá trình trao đổi chất và sản xuất năng lượng, cũng như sự hình thành các tế bào máu, mô liên kết và chất dẫn truyền thần kinh. Vitamin B6 là một loại vitamin quan trọng cần thiết để giúp cơ thể bạn phá vỡ protein trong chế độ ăn uống và tạo ra các protein mới. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe não bộ.
Quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp…
![]() |
Tác dụng chữa bệnh ít ai biết của quả sung. |
Quả sung giúp tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá
Từ xa xưa, quả sung từ lâu đã được sử dụng với một phương thuốc tại nhà hoặc một phương pháp điều trị thay thế cho các vấn đề tiêu hóa như táo bón.
Chúng chứa nhiều chất xơ, có thể giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách làm mềm và bổ sung lượng lớn chất xơ vào phân, giảm táo bón và đóng vai trò như một loại tiền sinh học - hoặc nguồn thức ăn cho vi khuẩn lành mạnh cư trú trong đường ruột của bạn.
Trong các nghiên cứu trên động vật, chất xơ từ quả sung giúp tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, giảm táo bón và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như viêm loét đại tràng.
Một nghiên cứu khác được thực hiện với 80 người cũng cho thấy, việc bổ sung thêm 300g bột sung mỗi ngày đều đặn trong 8 tuần sẽ làm cho tình trạng táo bón giảm đi đáng kể so với nhóm đối chứng.
Ngoài điều trị táo bón, quả sung còn hỗ trợ rất tốt trong điều trị trào ngược dạ dày.
Quả sung giúp cải thiện sức khoẻ làn da
Quả sung có một số tác dụng có lợi cho da, đặc biệt là ở những người bị viêm da dị ứng hoặc da khô, ngứa do dị ứng.
Nhờ vào các vitamin A, vitamin C, khoáng chất từ quả sung có khả năng chống oxy hóa trên tế bào da giúp làm chậm sự hình thành nếp nhăn trên da do quá trình lão hóa gây ra.
Sự kết hợp của các chất chiết xuất từ trái cây - bao gồm chiết xuất từ quả sung - đã được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa trên tế bào da, giảm sự phân hủy collagen và cải thiện sự xuất hiện của nếp nhăn trong một nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm.
Một tác dụng khác của quả sung là phương pháp áp lạnh đối với các mụn cóc thông thường được công bố trên Tạp chí Da liễu Quốc tế. Trong nghiên cứu, 25 người tham gia bị mụn cóc thông thường ở cả hai bên cơ thể của họ bôi mủ cây sung ở một bên và bên đối diện các bác sĩ đã sử dụng phương pháp áp lạnh.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong 44% số người tham gia, mủ cây sung đã giải quyết hoàn toàn mụn cóc. Tuy nhiên, liệu pháp áp lạnh có hiệu quả hơn, dẫn đến sự đảo ngược hoàn toàn ở 56% số người tham gia.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu tại sao là quả sung có thể giúp giải quyết mụn cóc, nhưng mủ cây sung có thể cung cấp một phương pháp điều trị an toàn và dễ sử dụng mà ít gây ra hoặc không có tác dụng phụ nào.
Quả sung giúp hỗ trợ sức khoẻ mạch máu và tim
Quả sung có thể giúp cải thiện huyết áp và lượng mỡ trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch chuyển hóa.
Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất quả sung làm giảm huyết áp từ những con chuột có huyết áp bình thường, cũng như những con có huyết áp cao.
Trong một nghiên cứu kéo dài đến 5 tuần ở 83 người có cholesterol LDL (có hại) cao, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những người bổ sung khoảng 14 quả sung khô (120gram) vào chế độ ăn uống hàng ngày không có sự thay đổi về mức độ mỡ trong máu, so với nhóm đối chứng.
Chính vì vậy, cho đến nay, chúng ta vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người để giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa quả sung và sức khỏe tim mạch.
Quả sung giúp bảo vệ thị lực
Trong quả sung có chứa vitamin A - một vitamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ thị lực và duy trì sức khỏe cho đôi mắt. Vitamin A là hợp chất thân dầu, ở mắt vitamin A tạo thành một lớp màng mỏng bao phủ bề mặt mắt giúp bảo vệ giác mạc khỏi các tác nhân gây hại như bụi bẩn, ánh sáng xanh, tia UV,...
Quả sung giúp tăng cường sức khoẻ xương khớp
Quả sung là nguồn cung cấp canxi và kali dồi dào, đây đều là các khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của hệ xương khớp.
Canxi là thành phần thiết yếu của xương, giúp duy trì cấu trúc xương. Trong khi kali giúp cải thiện mật độ xương và làm chậm quá trình mất xương.
Quả sung giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gợi ý rằng mọi người có thể sử dụng các cây trồng truyền thống để giúp điều trị bệnh tiểu đường. Trong số đó, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận tác dụng bảo vệ gan và giảm glucose của quả sung.
Tuy nhiên, đối với quả sung khô - chứa nhiều đường và có thể làm tăng lượng đường trong máu trong thời gian ngắn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, bạn nên hạn chế ăn sung khô.
Quả sung giúp hạ sốt
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng một liều chiết xuất rượu sung làm giảm nhiệt độ cơ thể đến 5 giờ.
Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn để xác nhận những phát hiện này vì các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết cách giải thích tác dụng hạ nhiệt độ cơ thể của quả sung.
Một số tác dụng phụ của quả sung
Tương tác với thuốc: cả quả sung tươi và khô đều chứa hàm lượng vitamin K cao. Những người dùng thuốc làm loãng máu như warfarin cần phải giữ mức vitamin K trong chế độ ăn uống của họ phù hợp, vì vậy họ cần hạn chế ăn sung. Triệu chứng về tiêu hoá: quả sung có hàm lượng chất xơ cao, nên ăn quá nhiều quả sung đặc biệt là quả sung khô có thể gây tiêu chảy. Dị ứng: một số người bị dị ứng với quả sung. Khi tiếp xúc da với quả sung hoặc nhựa lá sung có thể gây phát ban ở những người nhạy cảm. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!