Thứ năm 19/09/2024 07:55
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thủ tướng đề nghị tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong ngành bán dẫn

23/08/2024 22:11
Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050".
aa
ước tính đến năm 2030 Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn
Ước tính đến năm 2030 Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 23/8/2024 về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.

Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh, biểu dương các cơ sở giáo dục đại học và các tập đoàn, doanh nghiệp trong thời gian qua đã chủ động, tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ cao như: chế biến, chế tạo vi mạch bán dẫn, sinh học, vật liệu mới…

Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tạo đột phá trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển đất nước, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài công lập nghiên cứu thành lập các đơn vị chuyên môn chuyên biệt (trường, khoa, bộ môn…) để ưu tiên tập trung đào tạo và nghiên cứu về vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học rà soát, đổi mới chương trình đào tạo; xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên các chuyên ngành trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Tăng cường ứng dụng công nghệ, nhất là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy và học; đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan nghiên cứu có uy tín trong và ngoài nước để đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, nhất là các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển những ngành công nghệ cao, công nghiệp nền tảng.

Xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng để chỉ đạo, định hướng, thúc đẩy đào tạo nhân lực cho các ngành vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050"; trong đó có nội hàm về trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.

Ngoài ra, thúc đẩy việc hình thành, phát triển hệ sinh thái, các trung tâm đổi mới sáng tạo, ươm tạo, mạng lưới đổi mới sáng tạo các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ động rà soát, ưu tiên các chương trình nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… gắn với đào tạo tài năng, đào tạo các chuyên gia, nhà khoa học lớn tại các cơ sở giáo dục đại học; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút nhân tài khoa học và công nghệ từ nước ngoài và từ khu vực công nghiệp về cộng tác, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, nhất là các bộ môn bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2050; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược trong đó ưu tiên phát triển các trung tâm tính toán dữ liệu lớn để hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục đại học chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học phát triển đào tạo nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực công nghệ cao, nhất là vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ động, tích cực thu hút đầu tư để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc phát triển đào tạo nhân lực chất lượng cao các ngành công nghệ cao, nhất là vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện các nội dung Công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao đôn đốc việc thực hiện Công điện này; chủ động nắm tình hình triển khai thực hiện Công điện để kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo dự thảo Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” (Đề án) ước tính đến năm 2030 Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn (tức là cần 50.000 kỹ sư thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip).

Việt Nam hiện đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ như Intel, Amkor trong mảng đóng gói, kiểm thử; Marvell, Qorvo, Qualcomm trong mảng thiết kế; Synopsys, Cadence trong việc cung cấp công cụ thiết kế chip bán dẫn... Đây cũng là minh chứng cho thấy sự thuận lợi của môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam với các nhà đầu tư ngành bán dẫn.

Đào tạo nguồn nhân lực là bước chuẩn bị quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có khoảng 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật, có khả năng chuyển đổi để đào tạo nhân lực bán dẫn; 35 cơ sở đào tạo đang đào tạo các ngành có liên quan đến công nghiệp bán dẫn.

Mai Anh

Tin bài khác
Thanh Hóa: Xác định vị trí đề xuất quy hoạch xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia

Thanh Hóa: Xác định vị trí đề xuất quy hoạch xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia

Thanh Hóa vừa thực hiện khảo sát vị trí quy hoạch xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia rộng khoảng 140 ha tại Khu Công nghiệp số 6 của Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo với diện tích khoảng 3.770ha

Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo với diện tích khoảng 3.770ha

Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo với diện tích khoảng 3.770ha. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 233.000 người.
Vĩnh Phúc: Lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng nguồn vốn đầu tư công

Vĩnh Phúc: Lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng nguồn vốn đầu tư công

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Vĩnh Phúc tỉnh đã phân bổ 57.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cho 1.815 dự án, trong đó lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng vốn.
VietinBank Phú Thọ tổ chức gặp mặt, ký kết hợp tác vơi doanh nghiệp

VietinBank Phú Thọ tổ chức gặp mặt, ký kết hợp tác vơi doanh nghiệp

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Phú Thọ (VietinBank Phú Thọ) tổ chức gặp mặt, tọa đàm kết nối với doanh nghiệp.
Ban Cơ yếu Chính phủ làm việc với Tỉnh ủy Đồng Tháp

Ban Cơ yếu Chính phủ làm việc với Tỉnh ủy Đồng Tháp

Vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp – Phan Văn Thắng cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh, đơn vị liên quan tiếp Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ, do ông Nguyễn Đăng Lực - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm trưởng đoàn.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son