Thứ tư 16/07/2025 23:05
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp quyết liệt nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 77/CĐ-TTg ngày 29/5/2025, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản trị, đầu tư trong khối doanh nghiệp nhà nước.
Bài liên quan
Thủ tướng Chính phủ: Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, SIM điện thoại để phòng chống lừa đảo trực tuyến
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay cắt giảm thủ tục cấp phép xây dựng

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô đòi hỏi nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều DNNN vẫn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thua lỗ, mất an toàn tài chính và vướng mắc về thể chế, cơ chế, quản trị và đầu tư.

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế vĩ mô đạt từ 8% trở lên trong năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN tập trung chỉ đạo, triển khai hiệu quả các nội dung tại các văn bản trước đó của Chính phủ, đồng thời thực hiện loạt giải pháp cụ thể, đồng bộ và mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp quyết liệt nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp quyết liệt nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

Tăng cường giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì xử lý kịp thời những khó khăn trong việc giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các DNNN năm 2025, theo đúng chỉ đạo tại văn bản số 2910/VPCP-ĐMDN ngày 07/4/2025. Đồng thời, rà soát, đánh giá toàn diện hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tăng cường giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động theo đúng pháp luật, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, minh bạch. Đặc biệt, cần kịp thời cảnh báo các DNNN có dấu hiệu mất an toàn tài chính để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống tín dụng cung ứng vốn kịp thời, hợp lý, đúng quy định pháp luật cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của DNNN, đặc biệt là các lĩnh vực then chốt, hạ tầng chiến lược. Cùng với đó, cần tiếp tục cải cách thủ tục vay vốn, tăng cường kiểm soát rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi để DNNN tiếp cận nguồn vốn tín dụng ổn định và bền vững.

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động đầu tư và sản xuất

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN để có giải pháp tháo gỡ phù hợp. Trường hợp vượt thẩm quyền, cần khẩn trương báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Các cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm về việc giao chỉ tiêu tăng trưởng và theo dõi, đôn đốc DNNN thực hiện hiệu quả, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt tối thiểu 8%.

Song song với đó, công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động cần được đẩy mạnh hơn nữa; chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp cụ thể để ngăn chặn và khắc phục các rủi ro, yếu kém trong hoạt động quản trị và vận hành.

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm, bảo đảm tiến độ và chất lượng, đồng thời phổ biến nội dung Công điện 77/CĐ-TTg đến toàn bộ DNNN trong phạm vi quản lý để thực hiện đồng bộ và hiệu quả.

Đổi mới quản trị, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng năng suất lao động

Một trong những chỉ đạo then chốt của Thủ tướng Chính phủ là yêu cầu các DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện năng lực quản trị, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính, thay vì đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số và cải tiến quy trình quản trị doanh nghiệp là giải pháp bắt buộc để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh. Các DNNN cần gắn trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các địa phương, lãnh đạo các DNNN phải trực tiếp chỉ đạo thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN. Chỉ khi toàn hệ thống cùng vào cuộc một cách nghiêm túc, trách nhiệm và nhất quán, mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững mới có thể đạt được.

Tin bài khác
Ban Chính sách, chiến lược Trung ương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm

Ban Chính sách, chiến lược Trung ương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm

Chiều ngày 16/7, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Hà Nội hướng tới GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD/năm

Hà Nội hướng tới GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD/năm

Thành ủy Hà Nội vừa công bố toàn văn dự thảo Báo cáo chính trị để lấy ý kiến rộng rãi từ nhân dân thủ đô. Hà Nội không chỉ tập trung phát triển kinh tế – hạ tầng mà còn ưu tiên lớn cho văn hóa, y tế, giáo dục, và môi trường sống. Dự thảo đặt ra chỉ tiêu đầy tham vọng: "Xử lý triệt để ô nhiễm không khí nội đô trước năm 2035, hình thành vùng phát thải thấp; hồi sinh các dòng sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét… tạo nên Thủ đô xanh – sạch – văn minh."
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng, Điện Biên phấn đấu hoàn thành 100% vốn đầu tư công

Giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng, Điện Biên phấn đấu hoàn thành 100% vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công được tỉnh Điện Biên xác định là nhiệm vụ then chốt, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10,5% trong năm 2025.
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.
Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến miễn thuế cho doanh nghiệp công nghệ mới như AI, bán dẫn. Đây là giải pháp quan trọng thúc đẩy đổi mới, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.