Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp
- Tiêu điểm
- 06:29 27/02/2021
DNHN - Mục tiêu chung của Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 là tiếp tục thực hiện cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh...
Thực hiện triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu chung của Kế hoạch là tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng. Một mục tiêu nữa là đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5-3%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản (nông nghiệp) đạt bình quân từ 7-8%/năm.
Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 25%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 8%/năm; tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 5%/năm.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 25%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%; trên 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.
Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 cũng cho biết, một trong những nhiệm vụ đến năm 2025 là cơ cấu theo 3 nhóm sản phẩm, gồm có nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm đặc sản địa phương.
Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững. Ưu tiên nguồn lực đầu tư để thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các chuỗi giá trị gắn với hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu quốc gia. Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.
Với nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế, điều kiện cụ thể và nhu cầu thị trường, có cơ chế chính sách ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh. Các địa phương đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; tăng cường chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Đối với các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh có tiềm năng phát triển quy mô lớn, tăng cường liên kết giữa các địa phương để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng cơ giới hóa gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản có chính sách, giải pháp và nguồn lực để mở rộng quy mô, chất lượng và thương hiệu sản phẩm để bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia khi đủ điều kiện.
Nhóm sản phẩm địa phương: Tập trung triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, từng bước tiếp cận thị trường bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế nhằm phát huy bản sắc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và niềm tự hào của người dân, thúc đẩy tổ chức và đảm bảo giá trị của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn.
Hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm để từng bước đẩy mạnh thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và hướng đến thị trường xuất khẩu.
Cùng với đó, Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 đồng thời đặt ra nhiệm vụ cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
Trong đó, lĩnh vực trồng trọt sẽ được cơ cấu lại sản xuất theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực xuống còn khoảng 35%, cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 2,1% và cây công nghiệp lâu năm còn khoảng 14,5%; tăng tỷ trọng cây ăn quả lên 21%, rau 17% nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới.
Chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, hướng tới giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn gia cầm và gia súc ăn cỏ. Đến năm 2025, sản lượng thịt xẻ các loại đạt từ 5-5,5 triệu tấn. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn ở cả quy mô trang trại và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường.
Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững giữa các địa phương nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng và của từng địa phương: Vùng trung du miền núi phía Bắc; vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung bộ; vùng duyên hải Nam Trung bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hà An (Nguồn: http://baochinhphu.vn)
Tin liên quan
#đảm bảo an ninh lương thực

Nông nghiệp 4.0 mở đường cho sản xuất thông minh
Một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc giai đoạn 2015-2030 được thông qua tại kỳ họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, diễn ra từ 25-27/9/2015, tại NewYork, là “Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, khuyến khích nông nghiệp bền vững”.
Đọc thêm Tiêu điểm
Không có chuyện cá nhân bị khởi tố do “tự ứng cử”
Những ngày gần đây, việc cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thu hút sự chú ý của dư luận. Đặc biệt, các thế lực thù địch đã lợi dụng việc này để chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 khi cho rằng những cá nhân này bị khởi tố, bắt tạm giam là do “tự ứng cử”...
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì phiên họp cấp cao của Hội đồng Bảo an
Ngày 19.4 tại Hà Nội, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì phiên thảo luận mở cấp cao về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiểm tra công tác bầu cử tại Tiền Giang
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại Kiên Giang.
TPHCM: Phải lắp thêm 3 thang máy tại nhà giữ xe sân bay Tân Sơn Nhất trước 30.4
Đó là yêu cầu của Sở GTVT TPHCM được đề cập trong văn bản gửi Cảng vụ Hàng không Miền Nam, Cảng vụ Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất về việc đôn đốc Công ty CP Đầu tư TCP (đơn vị quản lý nhà xe sân bay) khẩn trương lắp đặt bổ sung 3 thang máy tại nhà giữ xe TCP trước ngày 30/4 để tạo thuận lợi cho hành khách đi lại trong dịp lễ.
Tỉnh Đồng Nai: Đề xuất 2 phương án mua vaccine phòng Covid-19
Đề xuất 2 phương án mua vaccine phòng Covid-19, đồng thời rà soát kỹ các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt 1 – đó chính là nội dung quan trọng trong buổi họp của Ủy viên Ban TVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bảo với các sở, ngành, địa phương trong chiều 13-4 vừa qua.
Việt Nam cố gắng sớm có vaccine ngừa COVID-19 sản xuất trong nước
Tại cuộc họp sáng 14/4, Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 nhận định diễn biến dịch COVID-19 vẫn rất phức tạp, trong đó có một số nước chung biên giới với Việt Nam như Lào, Thái Lan, Campuchia… diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến công tác phòng, chống dịch. Theo đó, Ban Chỉ đạo đề nghị các địa phương siết chặt các biện pháp kiểm soát người nhập cảnh.
Miền đất Thiên Y Ana “rừng trầm - biển yến” một thời chiến tranh, một thời hòa bình
Khánh Hòa được giải phóng ngày 2/4/1975, trước giải phóng hoàn toàn miền Nam gần một tháng. Ngày đó đến giờ đã gần nửa thế kỷ và Khánh Hòa cũng như khắp mọi miền đất nước được tưng bừng sống trong không khí hòa bình, xây dựng.
NHNN đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Tại Hội nghị triển khai công tác tín dụng năm 2021 sáng 14/4, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định: “Tín dụng là một trong những lĩnh vực NHNN rất quan tâm trong chỉ đạo điều hành, là trụ cột điều hành hàng năm đưa ra định hướng điều chỉnh phù hợp với thực tế, phù hợp đặc thù với kinh tế Việt Nam”.
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Vừa qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Thanh Xuân tổ chức "Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khoá XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" nhằm đánh giá những kết quả đã đạt, những hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm và biểu dương khen thưởng các tập thể và cá nhân xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bà Phạm Thị Thanh Trà: "Tôi rất xúc động khi là nữ Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên"
Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm và những kinh nghiệm trong những năm qua, tôi có một niềm tin vững chắc vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành Nội vụ sẽ tiếp tục đồng hành cùng lãnh đạo Bộ, trong đó có Bộ trưởng, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ trong chặng đường sắp tới - Bà Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ với báo chí ngay sau khi bà được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.