Thị trường nội địa - nền tảng để DN phục hồi sau dịch Covid-19
- Kinh doanh
- 14:23 25/06/2020
Thị trường nội địa còn dư địa rất lớn để doanh nghiệp duy trì sản xuất, khai thác trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm, nhiều đơn hàng đã bị huỷ hoãn tác động rất lớn tới cung- cầu, trong khi đó thì trường nội địa cũng có sự sụt giảm, sức mua trong giảm trong thời gian giãn cách ly. Tuy nhiên, với gần 100 triệu dân, thị trường nội địa vẫn là mảnh đất “màu mỡ”, còn dư địa rất lớn để doanh nghiệp (DN) duy trì sản xuất, khai thác trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Giảm lệ thuộc về hàng hóa
Đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 1/2020 đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại của thị trường nội địa.
Tại thị trường trong nước, người dân cũng có tâm lý thu hẹp chi tiêu, mua sắm khi gặp khó khăn về công việc và thu nhập từ thời điểm xảy ra dịch Covid-19. Hiện tại, các mặt hàng xa xỉ, không thiết yếu và dịch vụ giải trí bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội 5 tháng của năm 2020 đã giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì giảm tới 8,6% (cùng kì năm 2019 tăng trưởng đạt 8,5%). Đây là một sự sụt giảm đáng lo ngại.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đó, thị trường nội địa đã trở thành đầu ra cho hàng hóa, nông sản của nhiều doanh nghiệp (DN). Trong thời gian qua, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nguồn hàng luôn dồi dào, chủ yếu là các sản phẩm trong nước được tiêu thụ tại các hệ thống phân phối lớn.
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro) cho biết, trong thời gian qua, nhiều chương trình được liên kết, đưa các đặc sản vùng miền vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart - Haprofood - Intimex. Nhiều DN của các tỉnh đã tìm kiếm được các đơn hàng cung ứng cho người tiêu dùng Thủ đô qua các hệ thống phân phối lớn.
Theo ông Sơn, thị trường nội địa nói chung, Hà Nội nói riêng là chỗ dựa vững chắc cho các DN và còn nhiều dư địa phát triển.
“Hapro chủ trương phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích bám theo khu vực dân cư và khu vực ngoại thành. Thị trường nông thôn được coi là thị trường chiến lược trong thời gian tới. Việc triển khai hệ thống phân phối, liên kết chuỗi với các nhà cung ứng sẽ tạo được thị trường ổn định, người dân bán được sản phẩm và người tiêu dùng mua được sản phẩm tốt, giá hợp lý, giảm bớt áp lực về tiêu thu nông sản xuất khẩu khi dịch bệnh diễn biến phức tạp”, ông Sơn chia sẻ.
Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), khi DN hướng về thị trường nội địa, về mặt tổng thể sẽ tạo tính tự chủ cho hàng hóa Việt Nam hơn, DN làm chủ thị trường đất nước, giảm phụ thuộc vào hàng hóa bên ngoài.
“Đối với những DN có quy mô lớn, thị trường nội địa sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Dù vậy, việc hướng về “sân nhà” cũng tạo được cho DN một thị trường ổn định để duy trì sản xuất, duy trì lao động, khi thị trường thế giới ổn định hơn thì đây sẽ là nền tảng để DN bước tiếp sang thị trường khác một cách mạnh mẽ”, ông Tô Hoài Nam nhận định.
Cần những chính sách tổng thể
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nhiều sản phẩm nội hiện không thua kém sản phẩm ngoại ở chất lượng nhưng thua về “độ phủ” thương hiệu lên nhận thức của người tiêu dùng. Do đó, để có thể làm tốt việc mở rộng thị trường nội địa, DN cần đảm bảo đạt chuẩn hàng hóa để giữ uy tín, cũng cần chú trọng tới trách nhiệm xã hội. Trong thời điểm khó khăn, ngoài việc xây dựng thương hiệu tốt, chất lượng hàng hóa hướng đến yếu tố “xanh” là sự ưu tiên hàng đầu giúp DN giữ được thị trường.
Về lâu dài, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, muốn phục vụ việc kích cầu thị trường nội địa cần phải xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối quốc gia bao gồm các vùng sản xuất tập trung theo thế mạnh, đi đôi với các trung tâm dự trữ hàng hóa, nhà máy chế biến, hạ tầng giao thông, các dịch vụ logistics, cần sớm thiết lập hệ thống các chợ đầu mối nhằm đảm bảo cho hàng hóa sản xuất ra được giao dịch một cách công khai minh bạch trên thị trường, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Những thủ tục hành chính thành lập các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các chuỗi bán lẻ cần thông thoáng, tốn ít chi phí và thời gian. Nhà nước cần làm tốt công tác kiểm soát thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế”, ông Vũ Vinh Phú nêu ý kiến.
Trong khi tình hình xuất khẩu còn mờ nhạt về tín hiệu hồi phục, thị trường nội địa được đánh giá có độ ổn định và đặc biệt có “sức chống chịu” tốt hơn nhiều so với thị trường xuất khẩu. Với dân số gần 100 triệu, tầng lớp trung lưu đông đảo và ngày càng phát triển, quy mô của thị trường nội địa không hề nhỏ. Việc thay đổi chiến lược sang hình thức online, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa sẽ giúp DN tạo chuỗi cung ứng hoàn chỉnh tại Việt Nam./.
Diệp Diệp
Tin liên quan
- Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào sẽ có lãi suất cao nhất?
- Xử phạt doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng kinh doanh
- Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới thông qua Hiệp định RCEP
- Mặc cho ngành bia bốc hơi nghìn tỷ, 2 "ông lớn" Sabeco và Heineken vẫn trong cuộc đua cạnh tranh gay gắt
#kinh tế

Doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi hóa đơn điện tử
Chỉ còn gần một tháng nữa, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp đã sẵn sàng chuyển đổi, vẫn còn nhiều khó khăn nhất là đối với bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa khi sử dụng hình thức mới.

Các chính sách kinh tế quan trọng có hiệu lực từ 1/10
Từ hôm nay 1/10, Thông tư 73/2020/TT-BTC ngày 07/8/2020 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành sẽ chính thức có hiệu lực.

Để trái cây Việt "rộng đường" XK sang thị trường Mỹ
Chỉ mỗi việc chuyên gia người Mỹ mới trở lại Việt Nam để phục vụ chiếu xạ đã là “tin vui” với xuất khẩu trái cây sau gián đoạn vì dịch Covid-19. Thực ra, việc khơi thông trái cây Việt vào thị trường Mỹ không chỉ với mỗi tin vui như vậy…

Lợi kép của EVFTA
EVFTA có hiệu lực từ ngày 1.8.2020, hứa hẹn tạo cơ hội lớn cho Việt Nam, không chỉ dừng ở khía cạnh xuất khẩu.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6-6,5%
Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 6-6,5%.

Gói hỗ trợ lần 2: Cần có cách tiếp cận trong bối cảnh “không bình thường"
Việc hỗ trợ doanh nghiệp thời điểm này là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cần làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ nhanh nhất và khuyến khích họ vay vốn duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động?
Đọc thêm Kinh doanh
Lốp xe ô-tô xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá vào Hoa Kỳ
Ngày 30/12/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ nội dung phá giá trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm lốp xe ô tô của Việt Nam và một số nền kinh tế khác.
Delta Airlines công bố mức lỗ kỷ lục trong lịch sử của hãng
Hơn 12 tỷ USD trong năm 2020 là mức lỗ theo năm lớn nhất trong lịch sử của hãng kể từ những năm 1924 vừa được Delta Airlines công bố.
Giá cả thị trường ngày 16/1
Tỷ giá USD tiếp tục tăng giá nhờ gói đề xuất của Tổng thống đắc cử Joe Biden, thị trường vàng thế giới hụt hơi, trong nước thẳng tiến mốc 57 triệu đồng... là diễn biến của ngày hôm nay 16/1.
Xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong việc tăng giá thuê tàu và container
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu kiểm điểm làm rõ và xử lý nghiêm theo luật định với trường hợp có các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu, container.
Xử phạt vi phạm hành về chính công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ngành Công Thương nỗ lực không để xảy ra tình trạng thiếu hàng dịp tết
Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, xử lý các biến động của thị trường.
Bia SAB Việt Nam... bị thâu tóm
Việc sáp nhập sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2021 và Bia SAB Việt Nam sẽ không còn tồn tại.
Xuất khẩu nông sản đầu năm 2021: Gạo đang là điểm sáng
Mới đây, Việt Nam đã xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên, với tổng số lượng 1.600 tấn, "mở hàng" cho những lô gạo xuất khẩu của năm 2021, tạo lực bứt phá cho công tác xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn tới.
“Dọn đường” cho sầu riêng sang Trung Quốc
Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để có thể xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, khi đó, cơ hội cho trái sầu riêng Việt Nam sẽ rộng mở hơn.
Ngành Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch Covid-19
Mới đây, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan -Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2021...