Thứ năm 10/07/2025 00:49
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thành phố thông minh- nền tảng phát triển vững mạnh cho Bình Dương

25/10/2021 11:18
Thành phố Thông minh Bình Dương là đề án mong muốn xây dựng một hình ảnh Bình Dương mới, được quy hoạch bài bản theo mô hình TOD (mô hình phát triển chuỗi đô thị dọc theo các tuyến giao thông công cộng); là thành phố của khoa học công nghệ.

Thành phố thông minh Bình Dương là điểm đến của giao thương quốc tế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, thu nhập GDP bình quân đầu người của Bình Dương gấp đôi cả nước. Đây là thành quả nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của nhiều thế hệ lãnh đạo và người dân trong tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến với lãnh đạo, chuyên gia thành phố Eindhoven (Hà Lan), ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết: Giai đoạn sắp tới, Bình Dương bước vào thời kỳ bình thường mới, tỉnh sẽ tiếp tục gắn kết chặt chẽ với Eindhoven, với tổ chức Brainport, EIPO, quyết tâm triển khai Đề án Thành phố thông minh như mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra. Đây sẽ là động lực quan trọng để Bình Dương khôi phục sau làn sóng Covid-19, đột phá đón kỷ nguyên 4.0.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương.

Một trong những trọng tâm của Đề án Thành phố thông minh 2021-2026 là qui hoạch Vùng Đổi mới sáng tạo, tập trung nguồn lực để đưa tỉnh vươn cao hơn nữa trên trường quốc tế, gia nhập các hiệp hội uy tín trên thế giới. Đề án Thành phố thông minh cũng như Vùng Đổi mới sáng tạo sẽ phát triển dựa vào mô hình hợp tác chặt chẽ ba nhà: nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà trường, và tập trung triển khai 5 lớp.

Nhấn mạnh chỉ đạo, Bí thư Tỉnh uỷ nêu rõ, Ban Điều hành, Sở KHCN và Becamex IDC phối hợp với Thành phố Eindhoven và các đối tác hoàn thành biên soạn chương trình Thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2021-2026 vào đầu năm 2022, trong đó Vùng Đổi mới sáng tạo là trọng tâm

Tuy nhiên, hiện nay Bình Dương vẫn đang đứng trước những thách thức lớn như: Sức ép về hạ tầng đô thị giao thông, qua nhiều năm hạ tầng giao thông đường bộ của Bình Dương đang có dấu hiệu quá tải, điều này ảnh hưởng lớn đến chi phí hậu cần của các nhà đầu tư, trực tiếp ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư; nguy cơ gặp bẫy thu nhập trung bình của Bình Dương sẽ sớm hơn cả nước, nếu không sớm có giải pháp giúp nhà đầu tư tăng năng suất lao động, giảm chi phí vận hành, hậu cần…

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Becamex IDC tại hội nghị trực tuyến về phát triển Thành phố thông minh giai đoạn mới, cho biết: Bình Dương đang đứng trước những thách thức lớn. Thứ nhất, sức ép về hạ tầng đô thị giao thông – qua nhiều năm hạ tầng giao thông đường bộ của Bình Dương đang có dấu hiệu quá tải, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí hậu cần của các nhà đầu tư, trực tiếp ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư. Thứ hai, vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu người của Bình Dương là hơn 7000 USD/người/năm, điều đó đồng nghĩa với việc nguy cơ gặp bẫy thu nhập trung bình của Bình Dương sẽ sớm hơn cả nước, nếu không sớm có giải pháp giúp nhà đầu tư tăng năng suất lao động, giảm chi phí vận hành, hậu cần thì việc gặp phải bẫy thu nhập trung bình sẽ đến rất sớm. Thứ ba, phát triển kinh tế cân bằng. Đang có một khoảng cách lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giữa thương mại dịch vụ và công nghiệp. Trong đó, công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ 66.8% trong khi đó thương mại dịch vụ 22.4%. Để có thể phát triển bền vững, việc thu hẹp khoảng cách này cần phải được ưu tiên rất nhiều trong thời gian tới. Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực. Với yêu cầu của thời đại kinh tế số và công nghiệp 4.0 và các thách thức nêu trên, Bình Dương cần phải sớm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động để phù hợp với yêu cầu thời kỳ mới, cũng như đáp ứng nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Becamex IDC.

Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang có một khoảng cách lớn giữa thương mại dịch vụ và công nghiệp. Công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ 66.8% trong khi đó thương mại dịch vụ 22.4%. Để có thể phát triển bền vững, việc thu hẹp khoảng cách này cần phải được ưu tiên rất nhiều trong thời gian tới; Nguồn nhân lực cần phải sớm nâng cao chất lượng, nhằm áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động để phù hợp với yêu cầu thời kỳ mới.

Mặc dù có nhiều thách thức, nhưng nền tảng tích lũy của Bình Dương sau gần 30 năm qua rất lớn. Bình Dương đã mở rộng quan hệ ngoại giao, kết nghĩa với nhiều Thành phố lớn trên thế giới như Deajon Hàn Quốc, Yamaguchi Nhật Bản, Einhovend Hà Lan... Có hàng ngàn thương hiệu lớn trên thế giới đã đặt nhà máy tại Bình Dương như Panasonic, Pepsi, Kumho, Vinamilk...; Hệ thống giáo dục đào tạo của Bình Dương phát triển với nhiều trường đại học, hợp tác tốt với các đại học lớn trên thế giới như ĐH Quốc Gia Singapore, ĐH Portland Hoa Kỳ,… Các hãng công nghệ lớn như BOSCH, PHILIPS,… đã đến tìm hiểu và mong muốn mở rộng hợp tác. Đây được xem là nền tảng lớn giúp Bình Dương tự tin vượt qua được những thách thức hiện có.

Xác định những thách thức nêu trên cùng với những nền tảng đã tích lũy, đề án Thành Phố thông minh mà trọng tâm hiện nay là Đề án Vùng Đổi mới sáng tạo, Bình Dương đã cô đọng chiến lược phát triển của Bình Dương trong mô hình 5 lớp: Quy hoạch đô thị và giao thông; Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo; Về phát triển kinh tế cân bằng; Chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0; Phát triển và thu hút nguồn nhân lực.

Việc phát triển và quy hoạch các khu dân cư nhà ở theo mô hình TOD và Kiến tạo nơi chốn sẽ giúp phân bổ dân cư đồng đều, thúc đẩy thương mại địa phương, văn hóa giao thông công cộng, văn hóa đường phố. Tới đây, Becamex IDC chuẩn bị khởi công Điểm TOD đầu tiên A1. Và nhiều điểm đô thị TOD nữa sẽ được phát triển dọc theo tuyến giao thông công cộng kết nối vào với hệ thống Metro Bến Thành Suối Tiên. Trước tiên là hệ thống bus BRT và tương lai là hệ thống Metro.

Cùng với đó, giải quyết ùn tắt giao thông Quốc Lộ 13 và đường Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng. Trong đó có Dự án Cải tạo và nâng cấp Quốc Lộ 13 tại những điểm nghẽn bằng việc xây dựng các cầu vượt, hầm chui, đường gom, đường song hành dọc theo tuyến. Hiện tại, đội ngũ chuyên môn đã phân tích từng điểm nút và đề xuất giải pháp cụ thể cho từng nút giao thông.

Điểm nhấn là công trình Xưởng thực nghiệm phục vụ khởi nghiệp trong công nghiệp, với lợi thế có nền tảng sản xuất công nghiệp, Bình Dương là nơi thích hợp nhất cho việc xây dựng và phát triển khởi nghiệp trong công nghiệp và sản xuất. Công trình hiện nay đang trong giai đoạn xây dựng và gần hoàn thiện, hứa hẹn sẽ là địa điểm lý tưởng cho việc thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp trong công nghiệp.

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo cũng là một trong những lớp quan trọng của mô hình này. Hiện nay tại TP Mới Bình Dương, trường ĐH Quốc tế Miền Đông đang có hơn 20 doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động, với hệ thống phòng Techlab, Fablad, Vườn ươm doanh nghiệp phục vụ khởi nghiệp, thu hút các nhà khởi nghiệp về sáng tạo ra các ý tưởng mới, ứng dụng vào thực tế cuộc sống
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo cũng là một trong những lớp quan trọng của mô hình này. Hiện nay tại TP Mới Bình Dương, trường ĐH Quốc tế Miền Đông đang có hơn 20 doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động, với hệ thống phòng Techlab, Fablad, Vườn ươm doanh nghiệp phục vụ khởi nghiệp, thu hút các nhà khởi nghiệp về sáng tạo ra các ý tưởng mới, ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

Theo đó, để phát triển kinh tế cân bằng, việc thu hẹp khoảng cách giữa thương mại dịch vụ và công nghiệp là yêu cầu cấp bách của Bình Dương trong giai đoạn mới. Thấy được yêu cầu đó, việc xây dựng khu Trung tâm Thương mại Thế giới TP Mới Bình Dương, và trở thành thành viên của Hiệp hội các trung tâm thương mại thế giới WTCA là cánh cửa giúp Bình Dương giao thương với 230 trung tâm thương mại thế giới trên toàn cầu. Trước đó, Bình Dương đã tổ chức nhiều sự kiện quốc tế lớn như Horasis 2018, 2019, với sự tham gia của nhiều chính khách và doanh nhân trong và ngoài nước.

Ngoài ra, Đề án Khu thử nghiệm thương mại điện tử xuyên biên giới, là đề án cấp quốc gia, thí điểm mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam. Hàng hóa phục vụ các sàn thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á sẽ đươc lưu trữ tại các kho ngoại quan tại đây, khi có đơn hàng phát sinh ở quốc gia nào thì hàng sẽ được chuyển đến đó và thông quan. Đề án sẽ là đòn bẩy giúp định vị Bình Dương là trung tâm Logistics cho Thương mại Điện tử khu vực Đông Nam Á.

Mặt khác, Bình Dương có nền tảng công nghiệp lớn vì vậy việc phát triển công nghệ, xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho cả khu vực công và khu vực tư rất phù hợp để phát triển công nghiệp 4.0. Thời gian qua Bình Dương đã có nhiều ấn tượng trong mô hình phát triển các khu công nghiệp thông minh, với việc ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ tự động hóa trong việc quản lý và vận hành các khu công nghiệp, như khu công nghiệp VSIP 3, với chức năng nhà máy xử lý nước thải thông minh, tự động, đèn đường thông minh tiết kiệm năng lượng, camera giao thông thông minh…

Hiện nay, Becamex IDC cũng đang xây dựng trung tâm điều hành thông minh để quản lý các khu công nghiệp. Dần hình thành những khu chuyên môn nhằm thu hút các nhà khoa học và các kỹ sư về làm việc để phát triển các sản phẩm, nghiên cứu các công nghệ 4.0, nhà máy thông minh để từng bước ứng dụng trong thực tế sản xuất.

Đặc biệt, phát triển nguồn nhân lực, là lớp quan trọng nhất trong mô hình 5 lớp. Nguồn nhân lực luôn quan trọng và quyết định sự thành công của mọi chiến lược, bởi vậy chiến lược phát triển, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi trong việc triển khai và phát triển Đề án Thành phố thông minh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT Becamex IDC cũng chỉ rõ, để một Đô thị thông minh hay Thành phố thông minh phải thỏa mãn được 3 yếu tố kết nối cụ thể. Về kết nối hạ tầng, phải được quy hoạch và kết nối bài bản, đô thị được phân bổ khoa học, quy hoạch liên ngành giữa xây dựng đô thị, giao thông, phát triển văn hóa xã hội, phát triển bền vững, mọi yếu tố đều có giá trị liên quan, không thể là thực thể độc lập. Về kết nối xã hội, phải là một xã hội đáng sống, văn hóa, dựa trên sự phát triển của khoa học và đổi mới sáng tạo, và việc kết nối xã hội có mối quan hệ mật thiết với kết nối hạ tầng. Về kết nối công nghệ, công nghệ là thành quả của các hoạt động xã hội, một xã hội tốt sẽ phát triển công nghệ tốt và ngược lại những tiện ích công nghệ chỉ có thể phát huy tốt tác dụng nếu được triển khai trên 1 hạ tầng xã hội tốt.

Hơn 6 năm thiết lập mối quan hệ hữu nghị, tỉnh Bình Dương và thành phố Eindhoven, Becamex IDC cùng tổ chức Brainport, EIPO đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hợp tác, mà nổi bật là phát triển Đề án Thành phố thông minh Bình Dương. Đề án đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo đòn bẩy rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương thời gian qua.

Đồng thời tiếp tục tổ chức các sự kiện tầm vóc thế giới, đẩy mạnh hợp tác quốc tế: đặc biệt với Eindhoven, Brainport Hà Lan, Daejeon Hàn Quốc, ICF, Horasis, Hiệp hội các Trung tâm thương mại thế giới… cũng như kết nối với các thành phố, tổ chức khác. Thông qua Vùng ĐMST, duy trì, giữ vững Top 21, Top 7 của ICF, vươn đến các danh hiệu quốc tế và gia nhập các hiệp hội toàn cầu khác.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương quyết tâm thực hiện Đề án Thành phố thông minh, tỉnh cùng Becamex IDC, TP.Eindhoven tiếp tục xây dựng mối quan hệ với viện, trường, giúp địa phương xây dựng và thu hút trí thức, công nghệ cao, nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo mọi điều kiện thuận lợi xây dựng Đề án Thành phố thông minh sớm trở thành hiện thực.

Hoàng Thu

Tin bài khác
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.