
Thanh Hóa: Xúc tiến đầu tư dự án nhà máy điện sinh khối đầu tiên trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa giao cho các sở và huyện liên quan phối hợp, hướng dẫn Tập đoàn T&T (Hà Nội) và Tập đoàn EREX (Nhật Bản) tìm hiểu, xúc tiến và thực hiện các thủ tục cần thiết để sớm đầu tư dự án nhà máy điện sinh khối trên địa bàn tỉnh.
Điện sinh khối (biomass power) là việc sử dụng sinh khối (biomass) để sản xuất điện năng. Trong tự nhiên, sinh khối bao gồm cây cối, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, hoặc là bã nông nghiệp và lâm nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp, lá khô, vụn gỗ…), giấy vụn, metan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Thanh Hóa hiện có 532.460 ha đất rừng, với trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, và hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3; hơn 900.000 ha diện tích đất nông nghiệp; 35 doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản tập trung là những điều cần thiết về nguồn nguyên liệu cho nhà máy điện sinh khối. Hiện nay, các phụ phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ là nguồn nguyên liệu bền vững nhà máy điện sinh khối.
Với điều kiện hiện tại, tỉnh Thanh Hóa mong muốn Tập đoàn EREX sớm đầu tư để có nhà máy điện sinh khối đầu tiên trên địa bàn tỉnh này.
Trước đó, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa đã tiếp đón, làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn EREX Nhật Bản,một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản về đầu tư, và phát triển năng lượng tái tạo, trong đó chủ yếu là đầu tư xây dựng các nhà máy điện sinh khối. Hiện Tập đoàn EREX đã đầu tư, xây dựng 5 nhà máy điện sinh khối ở Nhật Bản, với tổng công suất 500MW và đang có kế hoạch nâng lên 1.000 MW.
Tại Việt Nam, Tập đoàn EREX có kế hoạch đầu tư, phát triển các nhà máy điện sinh khối, dự kiến đến năm 2035 sẽ có tổng công suất 1.500 MW. Qua khảo sát, doanh nghiệp mong muốn được đầu tư từ 1 - 2 nhà máy tại tỉnh Thanh Hóa.
Hiện các điều kiện Tập đoàn EREX đưa ra cho dự án nhà máy điện sinh khối là cần có mặt bằng rộng từ 6 - 10 ha và không chồng lấn với các quy hoạch khác, nằm trong vùng có tiềm năng nguyên liệu lớn, thuận lợi giao thông để vận chuyển nguyên liệu về nhà máy, cách khu dân cư từ 300 - 1.000 m, cách đường điện 110 KV không quá 30 km.
Ngọc Lâm
Cùng chuyên mục


Quận Bình Tân (TP.HCM): Khánh thành Công viên Trung tâm Dự án Khu dân cư Vĩnh Lộc (giai đoạn 1)

Phú Thọ: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam khảo sát dự án bảo tồn tài nguyên nước tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Khánh thành công trình “Đường cờ Tổ quốc” tại Cần Thơ

Tây Ninh: Thu hút vốn đầu tư với hơn 12.500 tỉ đồng và 751 triệu USD từ đầu năm

Dragon Ocean Đồ Sơn: Tiên phong phát triển điểm đến du lịch tập trung tại miền Bắc
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI
-
Tương lai của du lịch: Không có sân bay, chỉ có tàu từ nhà đến chuyến bay