Thanh Hóa: Loay hoay bài toán xây dựng chợ an toàn thực phẩm (ATTP)
- 157
- Chính sách với doanh nghiệp
- 09:35 04/04/2019
DNHN - Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chợ ATTP là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2019. Ngày 2/1/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 01 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, trong đó đặt mục tiêu xây dựng 169 chợ ATTP trên địa bàn tỉnh.
Chợ Quảng Cư- Tp Sầm Sơn.
Tuy nhiên, hiện nay các huyện, thị xã, thành phố đang loay hoay tìm giải pháp cho mục tiêu này. Điều đáng nói, nguyên nhân được coi là “gây khó” lại xuất phát từ sự ràng buộc, áp dụng cứng nhắc của các quyết định, văn bản liên quan đến chợ.
Theo 33 chỉ tiêu xây dựng chợ ATTP quy định tại TCVN 11856;2017, ngoài các tiêu chí nghiêm ngặt khác thì tiêu chí cứng về cơ sở vật chất là nền tảng và khó thực hiện hơn các tiêu chí mềm. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 398 chợ đang hoạt động, chủ yếu các chợ là chợ hạng 2 và hạng 3 cơ sở, vật chất kỹ thuật bị xuống cấp. Để xây dựng chợ ATTP cần có nguồn vốn lớn phục vụ xây dựng, bổ xung, mua sắm trang thiết bị. Tuy nhiên, theo quy định nguồn kinh phí chỉ được giải ngân khi chợ được công nhận là ATTP. Như vậy, để xây dựng được chợ ATTP, cần phải kêu gọi đầu tư . Lúc này, Nghị định số 173/2010/NQ-HĐND ngày 8/12/2010 ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Nghị quyết số 29/2016/NQ- HĐND ngày 8/12/2016 ban hành một số chính sách đối với đối tượng tham gia đầu tư xây dựng chợ trở thành “cứu cánh” cho việc xây dựng chợ ATTP. Nhưng tại Quyết định số 08/2018/QĐ- UBND ngày 19/3/2018 về việc hướng dẫn quy trình chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ lại đang bộc lộ những bất cập, làm chậm quá trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh chợ đồng thời gián tiếp làm chậm thời gian thực hiện kế hoạch xây dựng chợ ATTP
Cụ thể, tại khoản 5 Điều 1 QĐ 08/ 2018 nêu: “ Đối với chợ thuộc khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và chợ nằm ở vị trí có giá trị thương mại cao thuộc địa bàn xã của các huyện: áp dụng lựa chọn nhà đầu tư, quản lý kinh doanh khai thác chợ theo hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư” nhưng quyết định này không kèm theo khung tiêu chuẩn cho việc đánh giá như thế nào là “vị trí thương mại cao”, như vậy việc đánh giá chỉ là định tính sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của các nhà đầu tư.
Tirong QĐ 08, cũng không quy định về mặt thời gian, trách nhiệm của các cơ quan chức năng khi xử lý hồ sơ của các chợ thuộc diện đấu thầu phải thực hiện, dẫn đến tình trạng kéo dài trong việc thực hiện kế hoạch dự án của các đơn vị cơ sở. Đặc biệt là thời gian xử lý hồ sơ đối với các nhà đầu tư đã xây dựng chợ và thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm tiền thuê đất.
Chợ Chớp, phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa
Hơn nữa, theo quyết định này, việc cập nhật kế hoạch sử dụng đất áp dụng cho các chợ mở rộng diện tích, thay đổi vị trí xây dựng chợ và cả chợ không thay đổi diện tích, vị trí. Nội dung này thực hiện theo đúng luật đấu thầu, nhưng có phần cứng nhắc. Bởi vì, mục đích chỉ chuyển đổi mô hình kinh doanh và quản lý, không chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu áp dụng quy định này, nên chăng chỉ áp dụng cho các chợ thay đổi diện tích và vị trí. Được biết, kế hoạch sử dụng đất chỉ cập nhật 1lần/năm, như vậy gây mất rất nhiều thời gian .
Theo ông Nguyễn Minh Long - Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa được giao xây dựng 25 chợ ATTP trong năm 2019. Nhưng để đạt được mục tiêu là rất khó, bởi khoảng 2/3 chợ trên địa bàn cơ sở vật chất xuống cấp, cần phải đầu tư xây dựng để thực hiện các tiêu chí mềm khác. Điển hình như chợ Chớp tại phường Tào Xuyên, để đầu tư xây dựng, kinh phí ước tính khoảng 2 tỷ, nếu không kêu gọi đầu tư thì không thể xây dựng chợ ATTP, nhưng khâu thủ tục, hồ sơ lại khó khăn, kéo dài thời gian nên việc kêu gọi không phải là câu chuyện dễ,
Cũng đang tìm hướng đi cho việc xây dựng chợ ATTP, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Sầm Sơn cho biết, thành phố được giao xây dựng 5 chợ ATTP trong năm 2019, nhưng một số chợ cũng đang trong tình trạng tạm bợ, thiếu thốn cơ sở vật chất, chẳng hạn như chợ Quảng Cư- thành phố Sầm Sơn, các chợ rất cần nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Trên đây là hai thành phố phát triển của tỉnh Thanh Hóa nhưng việc xây dựng chợ ATTP đang gặp nhiều vướng mắc, còn những huyện vùng sâu, xa thì việc xây dựng chợ ATTP lại khó khăn hơn gấp bội. Tựu chung lại, để tạo hành lang thông thoáng thực hiện kế hoạch xây dựng 169 chợ ATTP trong năm 2019, UBND tỉnh Thanh Hóa cần nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung Quyết định 08 để kịp thời tháo gỡ, nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng chợ ATTP trên địa bàn tỉnh.
Phương Giang
Bài liên quan
- 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
- Công ty châu Á vẫn còn một hành trình dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
- Doanh nghiệp ngành thép cần tăng khả năng phòng vệ
- Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
- Các nhà bán lẻ tại Mỹ thu được lợi nhuận từ các sản phẩm làm đẹp
- VASEP ra đề xuất gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
#Thanh Hóa

Thanh Hóa: Thông báo tìm người bị Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn gộp mẫu xét nghiệm PCR
Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, cơ quan này vừa phát đi thông báo tìm bị hại là những cá nhân đã lấy mẫu PCR xét nghiệm SARS-CoV-2 và nộp tiền chi phí xét nghiệm liên quan tới vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại thị xã Nghi Sơn.

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp 330 ha
UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa: Biến mất 20,6ha rừng đặc dụng, ai chịu trách nhiệm?
Đến tháng 6/2021, Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng vẫn chưa báo cáo lý do vì sao 20,6ha rừng đặc dụng lại bị “xóa sổ"???

Thanh Hóa: Phó Chủ tịch tỉnh chỉ đạo vụ Công ty Thành Liễu lấy đất đắp đê tẩu tán ra ngoài trục lợi?
Liên quan đến mỏ đất có tên là núi Ngẵn nằm ở xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chỉ được cấp phép khai thác dùng để đắp đê, nhưng Công ty Thành Liếu lại xẻ núi lấy đi khối lượng đất rất lớn để tẩu tán ra ngoài hòng trục lợi, mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Tài nguyên & Môi trường làm rõ sự việc này…

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa chia sẻ khó khăn cùng đồng bào vùng lũ
Trong đợt mưa lũ kéo dài từ ngày (28/8 đến 31/8/2018) , trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã làm 12 người chết và mất tích, 2 người bị thương, 307 nhà bị thiệt hại hoàn toàn , hơn 13. 000 ngôi nhà bị ngập trong nước, 800 ngôi nhà bị đổ sập, 486 nhà đang trong tình trạng nguy hiểm cần di dời khẩn cấp.

Mưa lớn gây sạt lở nghiêm trọng ở các huyện miền núi Thanh Hóa
Trong những ngày qua, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có mưa to gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, nhiều nhà cửa bị hư hỏng nặng, ách tắc giao thông và mất thông tin liên lạc.
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Bình Phước ban hành 8 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch số 232/KH-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghệ An thông báo một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022
Sở KH&CN Nghệ An vừa thông báo một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh năm 2022. Các doanh nghiệp có nhu cầu cần phải hoàn thiện hồ sơ gửi về Sở KH&CN để được hỗ trợ…
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng yêu cầu các hãng xe công nghệ rà soát chính sách kinh doanh
Liên quan đến sự việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grab (Grab) áp dụng phụ phí "thời tiết nắng nóng gay gắt" ("phụ phí nắng nóng"), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) yêu cầu các hãng xe công nghệ rà soát chính sách kinh doanh đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Sẽ ban hành định mức chi phí tái chế và Thông tư của Bộ TN&MT về quy chế quản lý, sử dụng tiền đóng góp vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Ngày 15/8, tại TPHCM, Bộ TN&MT phối hợp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) và Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) tổ chức Hội thảo phổ biến, triển khai thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Thành phố Đồng Hới: Nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp
Để phục hồi sản xuất tại các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CCN-TTCN), nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, TP. Đồng Hới đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), đồng thời, đề xuất thành lập mới, mở rộng các CCN đủ điều kiện, phù hợp với quy hoạch…
Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.
Lấy ý kiến về quy định nhà sản xuất, nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ
Dự thảo nghị định nêu rõ, thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hàng hóa.
Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
Ban IV đề xuất Chính phủ duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, tín dụng, giao Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, mở rộng hỗ trợ, nhằm giảm gánh nặng chi phí của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi.
Cố gắng kiểm soát làn sóng mới dịch COVID-19 để phát triển kinh tế - xã hội
Việc làn sóng mới của đại dịch COVID đang là nỗi lo của cơ quan chức năng với mục tiêu không để đại dịch COVID lan rộng ra ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội thơi gian tới các nghành các cấp địa phương sẽ phấn đấu không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Nếu cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước Nhân dân.
Ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Việt Nam chưa có KCN đạt chuẩn KCN sinh thái
Tại Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2022, ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ: Hiện Việt Nam ghi nhận khoảng 85% KCN hoạt động theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực, 15% theo mô hình chuyên ngành, hỗ trợ, KCN sinh thái, KCN đô thị dịch vụ. Hiện tại, Việt Nam chưa có KCN nào đạt chuẩn KCN sinh thái.