Thứ ba 19/11/2024 04:41
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thanh Hóa: Độc đáo lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy của người Thái

08/03/2021 11:24
Cũng như đồng bào Thái ở một số vùng khác tại Thanh Hóa, bộ phận người Thái đang sinh sống ở làng Roộc Răm huyện Như Thanh vẫn còn giữ được tục lệ Kin Chiêng Boọc Mạy rất độc đáo và ấn tượng.

Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy (hát múa ăn mừng dưới cây Bông) là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng người Thái ở xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh nói riêng và của người Thái ở miền núi Thanh Hóa nói chung. Người Thái coi đây là một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của cộng đồng vì thế mà mọi người trong làng, bản đều có quyền tham gia và hưởng thụ.

Về nguồn gốc của lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy, đây là một sinh hoạt văn hóa dân gian được cộng đồng người Thái sáng tạo từ lâu đời. Đến nay nó đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống và khá hoàn chỉnh về nghệ thuật trình diễn.

Để tiến hành làm lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy, đồng bào Thái ở Roộc Răm phải tiến hành làm lễ “Tem phạ” (lễ hết sấm nộp tang Trời), được bắt đầu từ tháng 9 (Âm lịch), mọi nhà đều phải treo các dải chỉ xanh đỏ - để tang Trời 3 ngày.

Việc tổ chức Kin chiêng Boọc Mạy có thể diễn ra ở phạm vi các gia đình (thường những năm làm “tiểu”). Còn những năm dân làng tổ chức làm “đại” thì tục lệ này được diễn ra tại Đền Cấm, nơi làng thờ Thành Hoàng - ông Trần Công Bát. Mục đích là tạ ơn thần linh, mở hội ăn mừng sau một năm lao động để cầu cho dân làng bình an, mạnh khỏe, tiếp tục làm nương rẫy tốt. Những năm gần đây dân làng còn kết hợp làm thêm lễ Kin Chiêng Boọc Mạy vào dịp “Tết cơm mới” (Xển xển khảu mơơ) ngày 15 tháng 11 (Âm lịch).

Nội dung tế lễ thần linh gồm: Mường Trời, thổ địa, thần núi, thần rừng, Thành hoàng, lễ cơm mới, lễ cầu may, cầu mát, giải hạn, cầu lành cho dân. Tổ chức chơi “bói hoa”, diễn tả một số trò chơi dân gian mô phỏng việc lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người xưa, trong xã hội Thái cổ truyền.

Chuẩn bị đồ lễ Kin Chiêng Boọc Mạy quan trọng nhất là làm và trang trí cây bông. Thân cây bông được làm bằng tre (hoặc luồng), hoa cây bông được làm từ cây dâu, cây sắn, cây chục bục. Người ta cắt gọt hoa ngay khi mới chặt cây từ trong rừng về. Sau đó, đem đổ chín, phơi khô, nhuộm màu bằng nhựa các loại vỏ cây, xâu hoa bằng sợi cây rừng. Các hình chim, thú, dụng cụ lao động sản xuất treo trên cây bông, được đan bằng tre nứa.

Tùy thuộc vào thế hệ nhà Mo mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9, 12 tầng; cây bông thờ được bảo quản (cất gác) chỉ khi nào làm lễ mới được đem ra. Thường vào những năm dân làng tổ chức làm Kin Chiêng Boọc Mạy quy mô “đại” người ta mới làm cây bông mới, lấy tầng gốc từ cây bông cũ đem ra. Cây bông thờ ở làng Roộc Răm có thời điểm đến hàng ngàn hoa đồng tiền từ 30 đến 40 cánh, gồm đủ loại màu sắc được treo các hình chim, thú, dụng cụ lao động (cày, bừa, liềm, hái). Cây bông tượng trưng cho cuộc sống sinh sôi trù phú của bản mường, sự bảo tồn nòi giống của tự nhiên.

Hình thức nghi lễ, trò diễn, vũ hội trong lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy đã thể hiện tính cộng đồng trong bản mường rất chặt chẽ, đó là khát vọng tự do, bình đẳng, không phân biệt giai cấp, sang giàu, nghèo hèn, giữa người với nhau, giữa con người với trời đất thần linh. Đó chính là nhân sinh quan, vũ trụ quan, thiên - địa - nhân hòa hợp - một ước mơ giản dị của con người. Đồng thời thể hiện khát vọng được hưởng thụ và sáng tạo: người nhập vai “thần”, đóng vai “Mường Trời” đã mượn cái “huyền ảo”, cái “linh thiêng”, cái “uy” của “thần” để nói cái thực ở đời, răn dạy người đời điều chỉnh các hành vi văn hóa của con người, không làm điều ác, sống yêu thương nhau và làm điều tốt lành. Những lời cúng thần linh, lời dặn cây bông, lời cây thuốc, lời các trò chơi, trò diễn thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của người lao động, góp phần điều chỉnh các hành vi văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Nó củng cố mối quan hệ, sự đoàn kết của cộng đồng làng bản, đồng thời đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh cho cá nhân cũng như văn hóa cộng đồng. Ở đây người lao động đã mượn không gian của lễ hội, mượn tiếng nói của thần linh tạo ra thời điểm tự do nhất, mạnh nhất, cho cộng đồng để cùng nhau vui chơi, nhảy múa, cùng nhau ăn uống và cùng nhau làm “thần” trong sáng tạo đầy thăng hoa. Không ai khác chính họ đã thỏa mãn nhu cầu văn hóa cao cả của cộng đồng và của chính mình, đồng thời tạo nên tín ngưỡng mang bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.

Các đồ lễ trong sinh hoạt văn hóa Kin Chiêng Boọc Mạy phản ánh loại hình nghệ thuật ẩm thực đặc thù của cộng đồng dân cư người Thái. Ở đây có sự góp mặt của nhiều loại sản phẩm kinh tế truyền thống từ nông nghiệp trồng trọt đến chăn nuôi, săn bắt, hái lượm. Đặc biệt việc hái thuốc chữa bệnh có ý nghĩa thiết thực trong đời sống của đồng bào. Các loại cây rừng, lá rừng, củ rừng… được người xưa khai thác để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, ngoài ra nó còn có giá trị làm phong phú nền y học cổ truyền.

Thông qua tục lệ này, toàn bộ đời sống bản mường cổ truyền được tái hiện lại, bao gồm văn hóa sản xuất (các hoạt động kinh tế), văn hóa ứng xử tín ngưỡng (phong tục tập quán, quan hệ ứng xử), văn hóa nhận thức (kho tàng tri thức dân gian – Tolklore), về tự nhiên, xã hội, con người. Vì vậy, lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy thực chất là một giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Thái. Nó ra đời và tồn tại cùng với sự vận hành của thiết chế bản mường.

Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy của người Thái ở làng Roọc Răm vinh dự được tham gia ngày hội văn hóa các dân tộc trong huyện Như Thanh và các huyện miền núi trong tỉnh.

Vì những giá trị và ý nghĩa đặc sắc như vậy, năm 2018 lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy của người Thái, xã Xuân Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hiện nay, lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy được chính quyền địa phương hết sức quan tâm tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy các giá trị. Việc đầu tư kinh phí để bảo tồn một số trò diễn, sưu tầm những lời hát trong lễ tục, đặc biệt là sự truyền dạy di sản của một số nghệ nhân cao tuổi cho lớp trẻ đã làm cho di sản có sức sống lâu bền hơn.

Trong thời gian tới tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện dự án “Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En” của Tập đoàn Sun Group sẽ có tác động lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Như Thanh. Khi đó các tiềm năng du lịch vùng tiệm cận vườn quốc gia Bến En sẽ được phát huy. Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy của cộng đồng người Thái ở Như Thanh sẽ trở thành nền tảng và động lực cho một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước mắt cũng như lâu dài.

Minh Hiền

Tin bài khác
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).
Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Quyết định 54/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai đưa ra quy định chi tiết về các điều kiện, diện tích tối thiểu cho việc tách thửa đất trên địa bàn.
Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Việc liên tiếp đón hàng loạt các dự án lớn và các chủ đầu tư tầm cỡ, giá đất Đông Anh trở nên sôi động trong thời gian gần đây khi mặt bằng giá thiết lập.
Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Dự án sân bay quốc tế Long Thành, công trình trọng điểm quốc gia, vừa được Chính phủ đề xuất điều chỉnh tiến độ hoàn thành Giai đoạn 1 từ 2025 sang cuối 2026.
Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh, cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, đang "lột xác" mạnh mẽ với hàng loạt dự án khu đô thị và hạ tầng quy mô lớn, hứa hẹn phát triển vượt bậc trước 2025.
Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố rằng đến cuối năm 2024, cả nước dự kiến hoàn thành hơn 243,5km đường ven biển, góp phần quan trọng vào phát triển hạ tầng giao thông.
Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước đang nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ.