Thứ bảy 23/11/2024 22:50
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thanh Hóa: Cần hỗ trợ để doanh nghiệp đầu tư xứng tầm cho công nghiệp chế biến nông sản

28/09/2022 08:14
Công nghiệp chế biến nông sản là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, nâng cao giá trị kinh tế của nông sản, hạn chế tình trạng khủng hoảng thừa trong sản xuất nông nghiệp.

Với 145.803 ha đất trồng lúa, 50.600 ha rau các loại, 21.680 ha diện tích trồng cây ăn quả, Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển công nghiệp chế biến của khu vực Bắc Trung bộ. Hiện nay, Thanh Hóa đã quy hoạch được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn tập trung, cùng với lúa và cây ăn quả, đã tạo ra một sản lượng lớn, đa dạng về sản phẩm, đồng thời cũng là nguồn cung dồi dào cho ngành công nghiệp chế biển nông sản tỉnh Thanh Hóa.

Để phát huy những lợi thế của địa phương, Thanh Hóa đã có nhiều chính sách quan tâm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản như: tạo điều kiện thuận lợi trong giải phóng mặt bằng, quy hoạch vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án chế biến nông, lâm sản đáp ứng tiêu chí của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản và doanh nghiệp bao tiêu nông sản cho nông dân. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương thực hiện tích tụ đất đai, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo quy hoạch; rà soát, bổ sung, điều chỉnh vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng từng vùng để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp nâng cao năng hiệu quả và năng suất trong sản xuất nông nghiệp.

Chế biến nông sản còn nhiều tiềm năng để phát triển
Chế biến nông sản còn nhiều tiềm năng để phát triển. (Ảnh: internet)

Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến nông sản tại Thanh Hóa cho đến thời điển hiện tại vẫn chưa đáp ứng được so với sản lượng nông sản được tạo ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh này. Cụ thể, đối với sản lượng lúa đạt từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn/năm, sản lượng gạo hơn 900.000 tấn/năm, nhưng Thanh Hóa mới có 7 doanh nghiệp đầu tư xây dựng 3 nhà máy chế biến lúa gạo có quy mô lớn, với tổng công suất 180.000 tấn/năm và được chế biến thông qua quy trình khép kín, chiếm 12,8% sản lượng lúa, 20% sản lượng gạo trên địa bàn tỉnh.

Đối với rau quả, là dòng sản phẩm phù hợp cho việc chế biến thành nhiều sản phẩm như: nước đóng chai, hoa quả đóng hộp, rau quả sấy khô, tinh bột…thì hiện tại, Thanh Hóa cũng chỉ mơi có 17 doanh nghiệp có nhà máy chế biến rau quả, với tổng công suất gần 110.000 tấn/năm, chiếm khoảng 18% sản lượng rau quả hàng năm của tỉnh, vẫn còn một lượng rau, quả được sơ chế ở dạng thô để đưa ra thị trường hoặc được các doanh nghiệp tỉnh ngoài tiêu thụ. Việc này cũng khiến giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp Thanh Hóa giảm đáng kể so với thực tế.

Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến đối với nông sản của các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như trồng rừng, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản cũng chưa đáp ứng được tiềm năng. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 235 doanh nghiệp, HTX chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản; 29 doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; 80 doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản và hơn 600 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản. Hầu hết các doanh nghiệp này mới chỉ đạt ở quy mô vừa và nhỏ, thực hiện chế biến thô, vì thế, doanh nghiệp chưa tạo ra được sản phẩm có thương hiệu riêng. Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế mà ngành nông nghiệp Thanh Hóa tạo ra.

Đưa tỉnh Thanh Hoá phát triển ngành chế biến nông sản xứng tầm
Đưa tỉnh Thanh Hoá phát triển ngành chế biến nông sản xứng tầm. (Ảnh: minh hoạ)

Hơn thế nữa, hiện nay, với xu hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông sản Thanh Hóa không chỉ đang cải thiện về mặt sản lượng, chất lượng mà còn tăng nhanh về diện tích sản xuất do hiệu quả của việc áp dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp. Trước thực tế tích cực đó, ngành công nghiệp chế biến cũng cần nhanh chóng đầu tư, áp dụng công nghệ, quy mô sản xuất tương xứng đáp ứng việc thu mua chế biến nông sản được tạo ra, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Để làm được điều đó, nghành nông nghiệp Thanh Hóa cũng đang tập trung quy hoạch các vùng sản chủ lực theo vùng, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, xây mới các nhà máy có dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến hiện đại, quy mô; hướng dẫn các doanh nghiệp thu mua nông sản, nông hộ sử dụng nhãn hiệu; xây dựng kế hoạch và các điều kiện để sản phẩm đạt tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu. Mặt khác, để có thể khai thác hết tiềm năng, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, cũng cần tăng cường đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng ở các vùng sản xuất, tạo điều kiện thận lợi cho hoạt động vận chuyển vật tư và tiêu thụ sản phẩm, góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp đến với công nghệ chế biến tiên tiến hiện đại.

Ngọc Lâm

Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).