Thành công vượt trội của Apple từ dịch vụ gửi tiền tiết kiệm

11:30 04/05/2023

Dịch vụ tài khoản tiết kiệm của Apple đã gia nhập thị trường trong bối cảnh ngân hàng đang trong thời kỳ hỗn loạn và cấm người dùng gửi nhiều hơn 250.000 USD.

Ảnh minh họa
Người dùng vẫn cần phải có thẻ Apple Card để mở được tài khoản tiết kiệm với lãi suất cao từ Apple. 

Sau khi chính thức lấn sân sang mảnh dịch vụ tài chính tiêu dùng, Apple đã thu được 990 triệu USD chỉ trong 4 ngày đầu cung cấp dịch vụ tiền tiết kiệm lãi suất cao.

“Gã khổng lồ” công nghệ trị giá 2,6 ngàn tỉ USD thông báo cung cấp dịch vụ gửi tiết kiệm với lãi suất 4,15%/năm và không yêu cầu số tiền gửi tối thiểu, trong khi các ngân hàng truyền thống khác chỉ trả mức lãi suất tiết kiệm trung bình thấp hơn 0,5%. Bên cạnh đó, khoản tiết kiệm được công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) bảo đảm.

Đây có thể là động lực chính khiến nhiều người dùng mở tài khoản của Apple. Tính đến hiện tại, theo Forbes, Apple đã thu hút khoảng 240.000 tài khoản. Chỉ trong ngày đầu tiên mở dịch vụ gửi tiết kiệm, Apple đã thu hút gần 400 triệu USD tiền gửi. Sau 4 ngày, số tiền đã chạm mức 990 triệu USD.

Apple đã lập kết hợp tác với ngân hàng Goldman Sachs Bank USA dưới thương hiệu Marcus để cung cấp dịch vụ tiết kiệm, bởi Apple không có giấy phép ngân hàng. Thành công chỉ sau một đêm của tài khoản tiết kiệm của Apple có thể là do quy trình đăng ký dễ dàng, vốn đã được tích hợp sẵn trên iPhone. Ngoài ra, với lãi suất cao 4,15%, Apple đã định vị tài khoản tiết kiệm của mình là một dịch vụ khó có thể từ chối.

American Express đang trả mức lãi 3,75%, còn sản phẩm tiết kiệm của riêng Goldman (dưới thương hiệu Marcus) có mức lãi suất 3,9%. Tài khoản tiết kiệm của Capital One không yêu cầu số dư tối thiểu và có lãi suất 3,5%/năm. Vio Bank cao hơn với mức lãi suất 4,77% và cũng không yêu cầu số dư tối thiểu.

Với lãi suất 4,15%/năm, dịch vụ tiết kiệm của Apple đang là một trong số các dịch vụ có lãi suất cao nhất.
Với lãi suất 4,15%/năm, dịch vụ tiết kiệm của Apple đang là một trong số các dịch vụ có lãi suất cao nhất.

Dịch vụ tài khoản tiết kiệm của Apple đã gia nhập thị trường trong bối cảnh ngân hàng đang trong thời kỳ hỗn loạn và cấm người dùng gửi nhiều hơn giới hạn bảo hiểm FDIC là 250.000 USD.

Lợi thế lớn của Apple là k hách hàng có thể theo dõi số dư và tiền lãi kiếm được từ bảng điều khiển được tích hợp trong ví kỹ thuật số của Apple. Trước khi có tài khoản tiết kiệm Apple, phần thưởng tiền mặt hàng ngày được tự động gửi vào Apple Cash, một thẻ kỹ thuật số trả trước do Green Dot Bank phát hành.

Mặt khác, để tăng thêm khoản tiết kiệm, người dùng có thể gửi thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm thông qua tài khoản ngân hàng được liên kết hoặc từ số dư Apple Cash. Người dùng cũng sẽ có quyền truy cập vào bảng theo dõi số dư tài khoản và tiền lãi trong Wallet, tuy nhiên, người dùng vẫn cần phải có thẻ Apple Card để mở được tài khoản. Đồng thời, có thể rút bất cứ lúc nào bằng cách chuyển số tiền vào ngân hàng được liên kết với Apple Cash mà không mất phí. 

Hiện tại, tính năng này chỉ hỗ trợ người dùng Mỹ trên 18 tuổi và đồng thời phải có iPhone chạy từ iOS 16.4 trở lên.

Crone Consulting ước tính rằng, hàng năm 3,8 tỷ USD được gửi vào Apple Cash từ Thẻ Apple, số tiền này hiện sẽ chuyển vào tài khoản tiết kiệm.

Nhiều ngân hàng truyền thống ở Mỹ đang phải vật lộn để duy trì tỷ suất lợi nhuận ròng sau đợt tăng lãi suất ồ ạt của Fed và kết quả là rất ít ngân hàng đáp ứng được mức 4,15% của Apple đối với lãi suất tài khoản tiết kiệm được bảo hiểm bởi Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ.

Mai Hà (t/h)