Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao các nhiệm vụ lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân Pinaco đầu tư nghìn tỷ xây nhà máy mới phục vụ VinFast, Honda, Thaco |
THACO vừa gửi đề xuất đến Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được tham gia đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với tổng mức đầu tư lên đến 67,34 tỷ USD. Điểm đặc biệt trong đề xuất này là việc THACO tuyên bố sẽ huy động nguồn vốn tự có và hợp pháp khác, đồng thời không chuyển nhượng cổ phần hay dự án cho đối tác nước ngoài.
Với vai trò là tập đoàn đa ngành, THACO muốn tiên phong trong việc hình thành một ngành công nghiệp đường sắt hiện đại do người Việt làm chủ. Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Trường Hải, việc tham gia dự án này không chỉ là bài toán giao thông mà còn là đòn bảy để phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chính xác, công nghệ số.
Dự án được THACO chia làm hai giai đoạn, bắt đầu với hai tuyến TPHCM - Nha Trang và Hà Nội - Hà Tĩnh. Hai phân đoạn này có nhu cầu vận chuyển cao, cần được đưa vào khai thác sớm. Sau đó, toàn bộ tuyến sẽ hoàn thành trong 2 năm tiếp theo, kèm theo việc chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực nội địa.
![]() |
Phối cảnh đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam |
Tự chủ nguồn vốn và công nghệ làm trung tâm
Trong đó, THACO cho biết sẽ góp 20% tổng vốn (khoảng 12,27 tỷ USD) bằng nguồn vốn tự có và hợp pháp. Số tiền còn lại sẽ vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước có sự bảo lãnh của Chính phủ. Tài sản đảm bảo chính là hạ tầng dự án.
Một điểm khác gây chú ý là THACO kiên quyết không chuyển nhượng cổ phần cho đối tác nước ngoài. THACO sẽ mời gọi các doanh nghiệp Việt tham gia nhưng vẫn nắm quyền chi phối để đảm bảo chủ động công nghệ và định hướng chiến lược.
Với đề xuất này, THACO không chỉ để cạnh tranh với VinSpeed, doanh nghiệp tư nhân khác đã đăng ký đầu tư dự án, mà còn đóng vai trò kéo các ngành sản xuất của Việt Nam vào một chuỗi liên kết công nghiệp cao. Việc chủ động công nghệ không chỉ giúc giảm chi phí đầu tư và vận hành, mà còn tăng nội lực quốc gia.
Tổ hợp sâu rộng doanh nghiệp trong nước
THACO dự kiến liên doanh với các doanh nghiệp trong nước để chỉnh mình sản xuất hạ tầng, đầu máy, toa xe, hệ thống điều khiển và tín hiệu. Dự án cũng là nền tảng để tổ chức đào tạo nhân sự, tiến tới làm chủ hoàn toàn công nghệ đường sắt cao tốc. Các đối tác chuyển giao công nghệ sẽ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức hay Pháp, nhưng với nguyên tắc "Việt Nam làm chủ, quyết định cuối cùng".
THACO đánh giá, việc chia dự án thành hai giai đoạn trong 7 năm không chỉ nhằm giãn đồng nguồn lực mà còn để các doanh nghiệp Việt Nam có thời gian tiếp nhận, học hỏi và chuyển giao công nghệ. Dài hạn, đây còn là hình mẫu phát triển các dự án hạ tầng quy mô lớn bằng nội lực tư nhân.
Trong khi đó, VinSpeed cũng đã đăng ký dự án với tổng vốn đầu tư tương đương nhưng đề xuất vay toàn bộ vốn từ Nhà nước trong 35 năm và phát triển đô thị theo mô hình TOD để đồng vốn.
Giữa hai cái tên THACO và VinSpeed, câu chuyện đường sắt cao tốc Bắc - Nam giờ đã trở thành sàn chơi thật sự cho khu vực kinh tế tư nhân. Ai sẽ là người "làm chủ cuộc chơi"?