Thứ bảy 05/07/2025 08:31
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thách thức từ thế hệ Z

12/10/2020 00:00
Thế hệ Z (sinh từ năm 1996) đã bắt đầu gia nhập vào thị trường lao động và sẽ rất nhanh chóng trở thành lực lượng lao động cốt yếu của nền kinh tế trong tương lai không xa.

Thế hệ Z còn được gọi bằng những cái tên như thế hệ đa màn hình hay thế hệ tắc kè hoa... Ảnh: Thành Hoa

Doanh nghiệp bị… ra rìa?

Chị T. ở TPHCM có con gái sinh năm 1996, tốt nghiệp đại học ngành thiết kế đồ họa hạng cao. Chị kể, ngày còn là sinh viên năm thứ ba, con chị đã tìm được một công việc đúng sở học trong một tập đoàn truyền thông tên tuổi, được sếp cho sắp xếp thời gian làm việc ở công ty dung hòa với lịch học ở trường và được hứa hẹn một hợp đồng toàn thời gian sau khi ra trường. Thế nhưng một năm sau, con chị chủ động xin thôi việc. Theo lời chị T. thì con gái chị không có ý định quay lại công ty cũ, vì “thích làm tự do hơn, thích được chủ động công việc lẫn thời gian…”. Kể từ ngày tốt nghiệp đến nay, con chị T. nhận thiết kế tại nhà, phần lớn quá trình giao dịch, trao đổi công việc với khách hàng được thực hiện qua Internet.

Thuộc thế hệ 6X, chị T. cho biết chị thật không “thông suốt” về sự lựa chọn của con. “Ngày trước, thế hệ chúng tôi đâu dễ có được những cơ hội “ngon lành” như thế!”, chị nói, giọng chừng như vẫn còn tiếc rẻ.

Con gái chị T. chỉ là một ví dụ về những người trẻ hôm nay đang tỏ ra rất độc lập, tự tin vào quan điểm cá nhân cũng như mong muốn tự làm chủ bản thân. Theo kết quả khảo sát mới nhất của đơn vị tư vấn nguồn nhân lực Anphabe được thực hiện với gần 25.000 bạn trẻ thế hệ Z (tập trung vào đối tượng là sinh viên tại 93 trường đại học trọng điểm trong cả nước), có tới 81% cho rằng họ biết rõ bản thân thích và không thích làm gì. Khuynh hướng chọn nghề nghiệp của họ chủ yếu dựa vào sở thích và năng lực cá nhân, hơn là các yếu tố từ xã hội - gia đình (như các xu hướng chung, điều kiện kinh tế hay lời khuyên từ cha mẹ, người thân). Đáng chú ý, ảnh hưởng của nhà trường và nhà tuyển dụng được ghi nhận là khá mờ nhạt. Bà Lưu Bảo Vân, Giám đốc dự án của Intage - đối tác nghiên cứu thị trường với Anphabe trong khảo sát lần này, nhận xét: “Doanh nghiệp có nguy cơ bị “ra rìa” trong tác động định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên thế hệ mới”.

Còn theo bà Thanh Nguyễn, Giám đốc điều hành của Anphabe, từ nhiều năm qua, không ít công ty khá tự tin về chiến lược nguồn nhân lực khi họ luôn có những kế hoạch đầu tư vào các chương trình sinh viên trong mục tiêu hướng nghiệp. Nói cách khác, họ có sự chuẩn bị sớm, từ khi nguồn nhân lực tiềm năng còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thế nhưng sự tình dường như đang thay đổi. Với câu hỏi: “Khi ra trường bạn sẽ làm gì?”, có tới 34% cho biết họ muốn tự kinh doanh riêng hoặc sẵn sàng đầu quân về các startup (công ty khởi nghiệp). Không ít người thích làm việc tự do với 8% cho rằng “chẳng cần phải đi làm cho công ty, làm freelance (làm việc tự do) cũng tốt”. Trong khi đó, 14% cho biết họ sẽ chọn làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận thay vì vào làm tại các công ty.

Có ý kiến cho rằng các bài bản từng được cho là “kinh điển” trong tuyển dụng nhân sự đang bị thách thức khi đã không thể “chạm” tới một thế hệ trẻ mê khởi nghiệp, thích tự do và hướng về xã hội.

Sao đổi ngôi…

Ngay cả khi xác định lựa chọn con đường vào làm cho khối doanh nghiệp thì mức độ hấp dẫn của các ngành nghề cũng đang thay đổi dưới lăng kính của đội ngũ lao động tương lai.

Người trẻ hôm nay tỏ ra cởi mở với khá nhiều sự lựa chọn ngành nghề không liên quan tới ngành học của họ. Điều này khiến sự cạnh tranh tuyển dụng giữa các doanh nghiệp càng trở nên khốc liệt hơn, vì không chỉ là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành mà còn với các doanh nghiệp ở nhiều ngành khác. Chẳng hạn theo khảo sát nêu trên, quảng cáo, truyền thông và giải trí là những ngành đang dẫn đầu về mức độ hấp dẫn sinh viên, kể cả sinh viên tại các ngành học khác như IT hay các ngành kỹ thuật. “Bởi vậy, cho dù doanh nghiệp đã đầu tư lớn cho các chương trình hướng nghiệp sinh viên thì cũng không có gì đảm bảo họ sẽ không bị mất nhân tài mục tiêu sang các lĩnh vực khác”, bà Thanh Nguyễn nhận định.

Nói về nguyên nhân khiến lĩnh vực truyền thông - giải trí trở thành điểm ngắm của đông đảo sinh viên ngày nay, bà Thanh Nguyễn cho biết sức hấp dẫn nằm ở tính sáng tạo, sự liên tục đổi mới và những cơ hội giao tiếp nơi những ngành này. “Đó cũng chính là những gì mà “Gen Z” (thế hệ Z) mong đợi ở môi trường làm việc sắp tới của họ”, bà nói.

Trong khi đó, ngành hàng tiêu dùng nhanh lại có vẻ “ít sáng hơn hẳn” khi chỉ là sự lựa chọn ưu tiên của 2/10 nhóm sinh viên các nhóm ngành học. Còn nhớ đây từng là ngành hàng “gây mê” đối với các thế hệ ứng tuyển việc làm trước đây, bởi có những thương hiệu nổi bật trên thị trường; những công ty nước ngoài hay đa quốc gia không chỉ trả lương cao - tính bằng đô la xanh mà họ còn bày biện ra nhiều chương trình đào tạo, phát triển nhân viên, mở ra cho họ nhiều cơ hội thăng tiến. Nhiều công ty có không ít hoạt động đầu tư lớn cho sinh viên đại học.

Bà Lưu Bảo Vân cho biết một đặc điểm nữa của thế hệ Z rất khác với thế hệ Y (những người sinh ra trong thập niên 1980, 1990), đó là họ không ngần ngại chọn vào làm cho các công ty nội địa. “Việc được làm cho công ty nước ngoài giờ đây không còn là điều gì đó quá ưu tiên đối với người trẻ”, bà nói.

Với độ cởi mở trong lựa chọn nghề của thế hệ Z, có thể thấy mức độ cạnh tranh tuyển dụng ngày càng khốc liệt hơn. Doanh nghiệp đang đứng trước vô số “đối thủ tàng hình” không cùng quy mô, ngành nghề, mô hình kinh doanh... Việc thu hút tài năng trẻ vốn đã khó nay càng thêm khó. Các thương hiệu tuyển dụng cũng chưa nắm bắt hết đối tượng yêu thích họ đang nằm rải rác ở những đâu để có kế hoạch tiếp cận.

Bất đồng “thước đo năng lực”

Một điều khá lạ lùng nữa là thế hệ Z có thước đo năng lực khác xa hệ tiêu chí trước nay của các giám đốc nhân sự trong doanh nghiệp. Chỉ có không tới 50% thực sự tự tin vào những tiêu chí mà nhà tuyển dụng yêu cầu, như về kỹ năng quản lý bản thân, tính tương tác trong làm việc, khả năng phân tích hay năng lực quản lý đội nhóm. Nhưng có đến 76% thế hệ Z cho rằng những kỹ năng cần thiết giúp con người thành công trong tương lai sẽ khác xa so với những gì mà các nhà tuyển dụng hiện đang “vẽ” ra, theo một khảo sát khác của LinkedIn cũng về giới trẻ. Trong khi đó, bà Thanh Nguyễn cho biết không thiếu bạn trẻ rất tự tin với những khả năng kiểu như làm thơ hay, chụp ảnh đẹp, làm video hay thuyết trình ấn tượng…

Rõ ràng, có một khoảng cách lớn giữa những gì doanh nghiệp hoạch định và những gì thế hệ Z đang có và họ nghĩ là cần thiết. Vấn đề đặt ra, phải chăng có nhiều viên ngọc đã không được phát hiện? Phải chăng nếu các nhà tuyển dụng và quản trị không nhanh chóng thay đổi tư duy để thấu hiểu và biết cách làm việc với nguồn nhân lực mới này thì sẽ còn tiếp tục lãng phí nhiều nhân tài?

Cũng đã có câu hỏi được đặt ra, rằng trong mối tương quan về nhu cầu lao động mà giữa hai phía đang tồn tại khoảng cách lớn ấy, liệu “ai (phải) cần ai”?

Thăm hỏi góc nhìn về vấn đề này của các nhà lãnh đạo công ty thiết kế - thi công nội thất TTT, một doanh nghiệp được biết đến với nhiều “chiêu thức” dung hòa khoảng cách thế hệ trong tổ chức. Ông Lê Bá Thông, cựu tổng giám đốc, cho rằng bước vào kỷ nguyên mà những giải pháp công nghệ luôn được cập nhật và làm thay đổi cuộc sống, việc sở hữu một đội ngũ nhân viên trẻ đam mê và thích nghi nhanh những công nghệ mới, giàu sức sáng tạo và đầy tràn nhiệt huyết là một lợi thế rất lớn của một doanh nghiệp.

Tại TTT, ngoài truyền thống thu hút nguồn lực trẻ ở hầu hết các bộ phận thì hiện tại 100% nhân sự ở bộ phận nghiên cứu quy trình xây dựng mới - BIM đều thuộc thế hệ Z. Ông Thông chia sẻ: “Nghệ thuật sử dụng tốt nguồn lực Z là khả năng xây dựng được những thủ lĩnh mang hình ảnh idol (thần tượng) trong tổ chức của mình. Các idol ở thế hệ càng gần Z thì càng phù hợp chỉ huy Z làm việc hiệu quả. Đó cũng là một trong những lý do thúc đẩy TTT vừa hoàn thành chuyển giao lãnh đạo từ thế hệ 6X sang đội ngũ kế nhiệm gồm những người 8X”, ông Thông chia sẻ.

Thanh Phương

Tin bài khác
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.