Thứ tư 18/12/2024 21:49
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

18/12/2024 17:14
Tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 4 chiều 18/12, ông Nguyễn Đức Tâm - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc cao nhất cả nước.
Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Ông Nguyễn Đức Tâm - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 4 chiều 18/12

Năm 2024, vùng đã ghi nhận sự phục hồi rõ nét trong phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tăng trưởng GRDP của vùng ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước. Một số địa phương có mức tăng trưởng ấn tượng, trong đó Bắc Giang dẫn đầu với 13,85%, tiếp theo là Phú Thọ với 9,53% và Tuyên Quang với 9,04%.

Theo ông Tâm, quy mô GRDP theo giá hiện hành ước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, với GRDP bình quân đầu người vào khoảng 76 triệu đồng. Cơ cấu GRDP cũng có sự chuyển dịch tích cực, trong đó ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 80,9% tổng GRDP, đóng góp 8,7% vào điểm tăng trưởng GRDP của vùng trong năm 2024.

Về thu ngân sách, toàn vùng ước đạt 89.200 tỷ đồng, tăng 13% so với dự toán Trung ương. Đặc biệt, 10/14 địa phương đã vượt dự toán thu ngân sách. Tỉnh Thái Nguyên đã cân đối thu chi ngân sách, đạt mục tiêu theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị.

Kim ngạch xuất khẩu đến hết tháng 11 năm 2024 đạt hơn 72 tỷ USD, trong khi tổng thu thuế xuất nhập khẩu đạt 15.398 tỷ đồng, tăng 25,8% so với dự toán. Đặc biệt, các địa phương có cửa khẩu với Trung Quốc như Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn đều cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, phản ánh dấu hiệu khả quan trong thương mại biên giới.

Môi trường kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể, với 5/14 địa phương nằm trong top 30 địa phương có chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tốt nhất, bao gồm Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Lào Cai.

Đến năm 2024, toàn vùng đã thành lập 37 khu công nghiệp, trong đó 26 khu đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy hơn 67%. Số doanh nghiệp hoạt động và kê khai thuế trong vùng khoảng trên 44.000, tăng gần 2.000 doanh nghiệp so với năm trước. Vùng cũng đã thu hút 90 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký khoảng 1,8 tỷ USD, chủ yếu tại Bắc Giang, Thái Nguyên và Phú Thọ.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong 11 tháng đầu năm đạt 69%, vượt mức trung bình cả nước (60%), đứng thứ hai toàn quốc sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với 9/14 địa phương giải ngân đạt trên mức bình quân cả nước.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm, mặc dù vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã có những bước phát triển tích cực, nhưng vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Một trong những vấn đề nổi bật là quy mô kinh tế của vùng còn nhỏ, chỉ chiếm 8% tổng GDP cả nước. Đặc biệt, 13/14 địa phương trong vùng chưa thể tự cân đối thu chi ngân sách, cho thấy mô hình tăng trưởng chưa thực sự bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một thách thức lớn, với chỉ 23,56% lao động được đào tạo có văn bằng, chứng chỉ, cùng với 39% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng vẫn cao nhất so với các khu vực khác trên cả nước.

Hạ tầng giao thông là một điểm nghẽn lớn, chưa kết nối hiệu quả với vùng Thủ đô, các cảng biển, và đường sắt chưa được liên thông với Trung Quốc và quốc tế. Tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm như tuyến Hòa Bình - Mộc Châu, điều chỉnh cao tốc Hà - Giang - Tuyên Quang, và hầm Hoàng Liên còn chậm chạp.

Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước
Hạ tầng giao thông kết nối vẫn là điểm nghẽn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Ảnh internet

Ông Tâm thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo chi tiết về các dự án kết nối vùng. Bộ đề nghị các bộ, địa phương nhanh chóng hoàn thiện thủ tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ cho những dự án đang thi công. Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu được coi là huyết mạch của vùng Tây Bắc, nhằm phá vỡ thế độc đạo của Quốc lộ 6 và tạo không gian phát triển kết nối với thủ đô.

Tuyến cao tốc này hiện đang được triển khai theo 4 dự án độc lập, với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 33.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước dự kiến bố trí 24.000 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án dự kiến từ 2024 đến 2027, nhưng hiện tại, công tác chuẩn bị đầu tư vẫn còn dang dở, với 3/4 dự án thành phần chưa hoàn thành thủ tục phê duyệt.

Nhằm thúc đẩy tiến độ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các địa phương cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành để khẩn trương phê duyệt các dự án thành phần và lựa chọn nhà thầu thi công, nhằm sớm khởi công trong năm 2025. Đồng thời, các địa phương phải bảo đảm đủ vốn ngân sách theo cam kết để không làm chậm trễ tiến độ.

Tin bài khác
Đề xuất chính sách mới thúc đẩy doanh nghiệp phát triển điện gió ngoài khơi

Đề xuất chính sách mới thúc đẩy doanh nghiệp phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương đề xuất các chính sách ưu đãi mạnh mẽ cho dự án điện gió ngoài khơi, bao gồm miễn tiền sử dụng khu vực biển và quy định mới về tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp toàn quốc vào ngày 1/7/2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp toàn quốc vào ngày 1/7/2025

Đây là lần thứ sáu Việt Nam tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, dự kiến thực hiện trên phạm vi toàn quốc vào ngày 1/7/2025 theo Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Xuất khẩu nông sản Việt Nam: Điểm sáng và hướng đi bền vững

Xuất khẩu nông sản Việt Nam: Điểm sáng và hướng đi bền vững

Sáng ngày 18/12, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam 2025 có thể xếp thứ 33 thế giới

Quy mô nền kinh tế Việt Nam 2025 có thể xếp thứ 33 thế giới

Theo dự báo của IMF, Việt Nam cũng đạt được những bước tiến ấn tượng trong xếp hạng kinh tế toàn cầu. GDP của Việt Nam dự báo sẽ đạt 506 tỷ USD vào năm 2025.
Quảng Ninh hoàn thành chỉ tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch

Quảng Ninh hoàn thành chỉ tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch

Theo báo cáo của Sở Du lịch, từ đầu năm tới tỉnh Quảng Ninh đã đón 19 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế đạt hơn 3,5 triệu lượt, tổng thu du lịch ước đạt 46.460 tỷ đồng.
Đưa TPHCM trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực

Đưa TPHCM trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực

Sáng 17/12, Tuần lễ Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2024 (WHISE 2024) với chủ đề “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vì sự phát triển bền vững” đã chính thức khai mạc.
Đồng Nai: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 đã vượt mục tiêu đề ra

Đồng Nai: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 đã vượt mục tiêu đề ra

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 của Đồng Nai được dự ước đạt 61.723 tỷ đồng, vượt 110% dự toán và tăng 6% so với năm trước.
Xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam có thể đạt 5,8 tỷ USD năm 2028

Xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam có thể đạt 5,8 tỷ USD năm 2028

Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) được kỳ vọng sẽ đóng góp 25% vào tổng giá trị xuất khẩu thương mại điện tử B2C của Việt Nam năm 2028.
Đưa 7 lĩnh vực vào danh mục phân loại xanh

Đưa 7 lĩnh vực vào danh mục phân loại xanh

Tổng số lĩnh vực thuộc Danh mục phân loại xanh hiện nay là 7 lĩnh vực, sau khi loại bỏ nhóm “lĩnh vực chuyển đổi xanh” và chuyển các dự án thuộc nhóm này về các lĩnh vực chuyên ngành tương ứng.
Đầu tháng 3/2025 sẽ diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025

Đầu tháng 3/2025 sẽ diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025

Sáng 16/12, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp báo giới thiệu, thông tin về chuỗi sự kiện Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt 2 con số

Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt 2 con số

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt mức hai con số, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của toàn thành phố.
Bình Dương: Hút vốn FDI vượt kế hoạch, mục tiêu GRDP/người đạt 195 triệu đồng

Bình Dương: Hút vốn FDI vượt kế hoạch, mục tiêu GRDP/người đạt 195 triệu đồng

Theo kế hoạch, GRDP năm 2025 của Bình Dương sẽ tăng trên 10%, GRDP bình quân đầu người đạt 195 triệu đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến tăng từ 9-10%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút đạt 1,8 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan sẵn sàng triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới

Tổng cục Hải quan sẵn sàng triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới

Trong định hướng hoạt động năm 2025, Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu xây dựng một tổ chức tinh gọn, hiệu quả, đồng thời triển khai mô hình tổ chức mới ngay sau khi được các cấp phê duyệt.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ 2024: Nhiều thành tựu và tiềm năng phát triển mới

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ 2024: Nhiều thành tựu và tiềm năng phát triển mới

Năm 2024 đánh dấu nhiều bước tiến mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Những dự án được Kiểm toán Nhà nước "quan tâm" vốn đầu tư năm 2025

Những dự án được Kiểm toán Nhà nước "quan tâm" vốn đầu tư năm 2025

Kiểm toán Nhà nước không chỉ kiểm toán các dự án hạ tầng giao thông mà còn mở rộng sang các tập đoàn, tổng công ty lớn có vốn góp từ ngân sách.