Thứ bảy 19/04/2025 20:07
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Tăng trưởng GDP cả năm đạt 3,5% nếu kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng 9

17/09/2021 14:56
Tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam được dự báo đạt 3,5-4%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 6% của Quốc hội và 6,5% của Chính phủ đề ra trước đó. Tuy vậy, để đạt được mức tăng trưởng trên, cần phải kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng 9.

Tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mục tiêu

Phát biểu tại Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2021 diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát tốt trong tháng 9, chuyển sang trạng thái bình thường mới từ quý IV, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 có thể đạt mức 3,5-4%.

Mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra của Chính phủ là 6,5% và thấp hơn rất nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế đặt ra từ đầu năm, tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây cũng là mức tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm 2020, đặc biệt là làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 diễn ra từ cuối tháng 4/2021 đã “giáng” những đòn nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế, gây đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

Kiểm soát được dịch bệnh sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.

Phát biểu tại các chuỗi các hội nghị về xây dựng phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại 3 miền Bắc – Trung – Nam theo hình thức trực tuyến mới đây, nhiều địa phương cũng cho biết, do tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên rất khó, thậm chí không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm như mục tiêu đã đề ra.

Điển hình là Thủ đô Hà Nội – một trong 2 đầu tàu kinh tế của cả nước, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho biết, căn cứ vào kết quả kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm và diễn biến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thành phố đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng, trong đó ở kịch bản cơ sở, tăng trưởng quý III giảm 0,8%; quý IV tăng 6,98% và dự báo tăng trưởng GRDP cả năm đạt 4,54%. Kịch bản thứ 2 thấp hơn, dự báo GRDP quý III giảm 0,98%, quý IV tăng 5,15% và cả năm dự kiến đạt 3,97%. Như vậy, cả 2 kịch bản đưa ra Hà Nội đều không đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% đưa ra từ đầu năm, thậm chí kết quả dự báo đạt được khá xa với mục tiêu đã đề ra.

Tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan cho biết, theo tính toán của Tổng cục Thống kê tại Công văn số 1125/TCTK-TKQG ngày 1/8/2021, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 trên địa bàn thành phố ước tính lần 1 giảm 2,8% so với năm 2020 (năm 2020 tăng 1,39%), kết quả này không đạt chỉ tiêu đề ra trong năm là tăng trưởng 6%.

Điều kiện vẫn là kiểm soát dịch Covid-19

Theo các chuyên gia kinh tế, tăng trưởng 3,5-4% trong năm 2021 là mức tăng trưởng thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đã đề ra, song đây cũng là một mức tăng trưởng chấp nhận được trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Tuy vậy, để đạt mức tăng trưởng này cũng cần có những điều kiện nhất định. Thậm chí, ngay trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát tốt trong tháng 9, chuyển sang trạng thái bình thường mới từ quý IV, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 có thể đạt mức 3,5-4%.

Điều đó có nghĩa, nếu dịch bệnh không được kiểm soát tốt trong quý IV và các hoạt động kinh tế không trở lại trạng thái bình thường mới, thì tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam rất khó để đạt được con số 3,5-4%, chứ đừng nói gì đến mức tăng theo mục tiêu đã đề ra từ đầu năm.

Rõ ràng, kiểm soát dịch bệnh đang được coi là yếu tố then chốt hiện nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm 2021 phụ thuộc vào diễn biến của tình hình dịch bệnh.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cho biết, giai đoạn này dịch bệnh khống chế đến đâu thì dư địa tăng trưởng sẽ mở rộng đến đấy và ngược lại. Điều đó có nghĩa, dịch được khống chế ở khu vực nào thì sản xuất và tăng trưởng khu vực đó trở lại bình thường, nguồn thu trở lại bình thường. Điều này không thể có được trong nền kinh tế suy thoái và nó khác hẳn với kinh tế suy thoái, vì nếu do suy thoái thì dù cố gắng sản xuất mà không có cầu hỗ trợ thì không thể sản xuất được.

Đơn cử, dịch bệnh được khống chế ở Bắc Giang, Bắc Ninh vào cuối tháng 5/2021 thì lập tức sản xuất công nghiệp tại 2 địa phương này trở lại bình thường, nguồn thu lập tức trở lại, doanh nghiệp cũng trở lại sản xuất và thu nhập người dân ổn định trở lại. Qua đó cho thấy, khó khăn của nền kinh tế hiện nay không xuất phát từ năng lực sản xuất, từ cầu hàng hóa, dịch vụ mà xuất phát từ việc chúng ta có thể khống chế dịch bệnh để đưa lại nền kinh tế bình thường trở lại hay không.

“Vì vậy theo tôi, vấn đề kiểm soát dịch bệnh hiện nay vẫn cần đặt lên hàng đầu, vì chỉ khi kiểm soát được dịch bệnh chúng ta mới có cơ hội tăng trưởng kinh tế”- ông Lê Duy Bình nhấn mạnh.

Để kiểm soát dịch bệnh hiện nay, thì yếu tố then chốt vẫn chính là tiêm vắc xin cho người dân. Theo đó, bên cạnh thúc đẩy các hoạt động ngoại giao vắc xin, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu để có vắc xin trong nước sản xuất càng nhanh càng tốt.

Cuối tháng 8/2021, Ngân hàng Thế giới đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 4,8% cả năm 2021. Dự báo này thấp hơn 2 điểm phần trăm so với dự báo do tổ chức này đưa ra vào tháng 12/2020, có xét đến tác động tiêu cực của đợt dịch Covid-19 hiện nay đến các hoạt động kinh tế.

Theo Báo Công thương

Tin bài khác
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh sẽ bao gồm nội dung đánh giá môi trường chiến lược – một bước quan trọng để đảm bảo tính bền vững và gắn kết chặt chẽ giữa sử dụng đất và bảo vệ môi trường sống.
Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025 cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét với những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng – mở ra kỳ vọng tăng trưởng dài hạn.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị cần xây dựng chính sách nhà ở riêng dành cho đội ngũ công chức, viên chức, trong bối cảnh giá nhà tại các đô thị lớn đang vượt xa khả năng chi trả từ thu nhập thực tế của họ.
Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có thể tạo ra khoảng 32.000 việc làm, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Bình Dương.
Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung tăng mạnh trong quý 1/2025, nhưng giá bán có dấu hiệu hạ nhiệt sau một năm “nóng sốt”. Cung tăng, giao dịch ổn định, giá giảm nhẹ.
Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng giúp phát triển bền vững ngành bất động sản công nghiệp xanh tại Việt Nam, tạo ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành, phân khu xây dựng 1/2000, Khu công nghiệp Phước An có tổng diện tích đất khoảng 330 ha.
Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng là công cụ quan trọng điều tiết thị trường bất động sản, ngăn bong bóng và đảm bảo ổn định kinh tế, như các quốc gia đã thành công áp dụng.
Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng triển khai giải pháp tháo gỡ các dự án nghìn tỷ dở dang, chống lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2025 có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với thách thức lớn từ nguồn cung hạn chế và yêu cầu khắt khe về mặt bằng.
Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội đang trở thành động lực quan trọng phát triển thị trường bất động sản trong năm 2025, khi phân khúc nhà ở bình dân thiếu trầm trọng.
Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Cùng với việc chính sách tín dụng nới lỏng, bất động sản đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ, nhưng liệu đây là cơ hội thật hay chỉ là những cơn sóng đầu cơ ảo?
TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

Dự án đường Tố Hữu nối dài đến sân bay Phú Bài đã khởi công với vốn đầu tư 1.143 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2027, dự án hứa hẹn tăng cường giao thông và thu hút đầu tư cho TP. Huế.
Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng đẩy nhanh tiến độ, kỳ vọng hoàn thành vào tháng 9/2025 để đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.