Tăng số lượng hợp tác xã, kinh tế tập thể khoảng 18% vào năm 2025
- Vấn đề
- 14:05 01/12/2020
DNHN - Để đạt được mục tiêu tăng số lượng hợp tác xã, kinh tế tập thể khoảng 18% vào năm 2025, cần đánh giá thực trạng kỹ năng lao động trong khu vực hợp tác xã, từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp đổi mới và nâng cao kỹ năng lao động trong khu vực hợp tác xã, như: nâng cao kỹ năng nghề theo hệ thống đào tạo gắn với thực hành; đào tạo theo mô hình gắn nhà trường với hợp tác xã, doanh nghiệp…

Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng (gồm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác) là thành phần kinh tế quan trọng, cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta.
Những năm vừa qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài; nhiều mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho thành viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân.
Đến nay cả nước có hơn 10 triệu thành viên kinh tế tập thể, hợp tác xã với khoảng 65% tổng số hộ nông thôn tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã và có xu hướng ngày càng tăng. Mục tiêu giai đoạn 2020-2025 là tiếp tục thu hút số hộ cá thể ở nông thôn tham gia vào hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp, công nghiệp; số lượng hợp tác xã, kinh tế tập thể tăng khoảng 18%; tỷ lệ hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 75%, phi nông nghiệp đạt 80%; mở rộng quy mô và khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực toàn cầu.
Theo ông Chang Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam cho rằng hợp tác xã có vai trò rất quan trọng và là mắt xích trong tiến trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Hợp tác xã cũng là cầu nối giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà quản lý, đồng thời hợp tác xã cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tạo việc làm cho hàng triệu người lao động tại Việt Nam.
Tuy nhiên các Hợp tác xã tại Việt Nam cần nâng cao kỹ năng lao động, hướng dẫn, đào tạo nghề cho nhân dân nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, qua đó mới nâng cao được tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết, Liên minh hợp tác xã cũng đặt mục tiêu trong giai đoạn 2020-2025 thu hút ít nhất 65% số hộ cá thể ở địa bàn nông thôn tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hơp tác tăng bình quân từ 8%-15%/năm. Tỷ lệ hợp tác xã hoạt động hiệu quả, sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực quốc gia, vùng, địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 70% và 100% cán bộ quản trị và nghiệp vụ của hợp tác xã được đào tạo, bồi dưỡng.
Hiện nay, cả nước có 119.248 tổ hợp tác, 26.400 hợp tác xã và 100 liên hiệp hợp tác xã, thu hút hơn 8,1 triệu thành viên, chủ yếu là đại diện hộ cá thể ở địa bàn nông thôn tham gia, tác động trực tiếp đến đời sống, thu nhập và sức mua của gần 30 triệu người. Quy mô thành viên của hợp tác xã và tổ hợp tác ngày càng tăng, đa dạng về loại hình, hình thức hợp tác ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
“Muốn phát triển bền vững hiệu quả phải chú trọng kỹ năng đào tạo nghề và chất lượng lao động trong lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; tham mưu tích cực cho Chính phủ có cơ chế chính sách, giải pháp, nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Chúng tôi xây dựng những đề án về đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong khu vực này, chỉ đạo các trường đào tạo nghề làm nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã- ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho hay
TH
Tin liên quan
- Làm gì khi chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng?
- Nước đóng chai Dasani bỗng dưng trở thành “giọt đắng” của Coca-Cola tại Anh
- Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
- ASEAN Today: Những dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong năm 2020
- RCEP mang đến cả cơ hội và thách thức đan xen cho Việt Nam
#kinh tế tập thể

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Kinh tế tập thể
Kinh tế tập thể, hợp tác xã dù đã có thành công bước đầu nhưng sự phát triển còn chưa tương xứng tiềm năng. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, cần có giải pháp đồng bộ để khu vực kinh tế này đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế nói chung, qua đó khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và xã hội về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Tháo gỡ rào cản để kinh tế tập thể, HTX phát triển
Xác định rõ những vướng mắc, rào cản để tháo gỡ, tìm ra điển hình mới, động lực mới, hướng đi mới, tạo động lực cho loại hình kinh tế tập thể, HTX phát huy hiệu quả hơn nữa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu với các bộ, ngành.
Đọc thêm Vấn đề
Nikkei Asia: Vượt qua những khó khăn của năm 2020, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để bứt phá kinh tế mạnh mẽ
Nikkei nhận định, nhờ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được một cột mốc mới, thu nhập bình quân vượt Philippines. GDP của Việt Nam vượt Singapore và Malaysia, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.
Đề xuất xây sân bay tại Ninh Bình
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc, UBND tỉnh Ninh Bình vừa đề xuất bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh. Vị trí sân bay có thể tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.
Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
Mặc dù Việt Nam đã có những cải cách về môi trường kinh doanh, song khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam so với nhóm nước ASEAN 4 đang ngày càng cách biệt...
Trưởng Đại diện UNDP đề xuất 4 hành động chính để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19
Bà Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đề xuất bốn hành động chính để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19 và không để lại ai phía sau.
ADB: Việt Nam cần tăng cường kỹ năng để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Theo một nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam cần phát triển các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0),...
Tiếp tục duy trì và khẳng định ngành nông nghiệp là “bệ đỡ” của nền kinh tế
Nhờ tích cực mở cửa thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại bằng các giải pháp linh hoạt, dù dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng có lúc gián đoạn nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 tiếp tục lập những kỷ lục mới.
Đổi mới sáng tạo sẽ là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "hậu Covid-19"
Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo, một số lĩnh vực có thể bước cùng với các nước đã đi trước...
TP Hồ Chí Minh ưu tiên hỗ trợ tối đa lãi suất khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất tối đa khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét xử lý vấn đề cá tầm Trung Quốc
Tình trạng buông lỏng quản lý, có dấu hiệu tiếp tay cho việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam, vi phạm gian lận về số lượng nhập khẩu, gian lận xuất xứ phải được xem xét, xử lý...
WB: Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý 4/2020, nhờ đó đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020.