Trong thời buổi nguồn cung sẵn có, công nghệ phát triển nhiều nhà đầu tư cho rằng không khó để chế tạo một chiếc xe hơi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng muốn làm ra một chiếc ô tô thực ra không hề dễ dàng. Sản xuất một chiếc xe đã khó, đưa sản phẩm vươn tới thành công còn khó hơn và tốn rất nhiều chi phí.
Mất bao lâu và chi phí bao nhiêu cho một chiếc xe hơi?
Chiếc ô tô đầu tiên có bánh xe chạy trên đường vào năm 1885 dựa trên nguyên lý hoạt động của động cơ hơi nước nhưng loại xe này không có vô lăng. Tính từ năm 1771, Carl Benz mất tổng cộng 14 năm để chế tạo và đã tiêu hết số tiền tết kiệm để chế tạo một chiếc xe ba bánh không có tay lái.
Mọi sự khởi nghiệp đều có khởi đầu không mấy dễ chịu nhưng Xiaomi là một trường hợp ngoại lệ khi chưa bao giờ tiên phong trong bất kì lĩnh vực nào. Giai đoạn khó khăn nhất của ngành sản xuất ô tô đã được giao cho Tesla. Công ty của Elon Musk đã hoạt động chăm chỉ trong 17 năm kể từ khi thành lập vào năm 2003 và chiếc xe đầu tiên được sản xuất vào năm 2008. Để duy trì dòng tiền, Toyota đã cung cấp cho nhà sản xuất ô tô điện pin và động cơ còn CEO Musk phải đi vay tiền nếu không muốn phá sản vào năm 2008. Vận may mỉm cười với Tesla năm 2009 khi Obama đến thăm nhà máy và cấp khoản vay lãi xuất thấp trị giá 465 triệu đô la Mỹ từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.
Tính đến năm 2019, tổng vốn đầu tư và tài trợ vốn chủ sở hữu tích lũy trong lịch sử của Tesla đạt 14,2 tỷ đô la Mỹ (85 tỷ Nhân dân tệ). 16 năm chi 85 tỷ Nhân dân tệ Tesla mới thu được khoản lãi đầu tiên nhưng cũng đủ để đổi lấy thành công gây chấn động thế giới. Và Xiaomi muốn tạo ra một “cú sốc” thứ hai.
Cơn sốt đầu tiên là điện thoại, cơn sốt tiếp theo chính là xe hơi
Chuẩn bị cho công cuộc sản xuất ô tô, Lei Jun đã ấp ủ 7 năm ròng và ngày 30 tháng 3 dự án chính thức được công bố. Ngay từ năm 2012, Xiaomi đã rục rịch bước vào lĩnh vực này. Công ty đầu tư lúc bấy giờ là Mucang Technology, một doanh nghiệp công nghệ cung cấp cho các chủ sở hữu ô tô các bài kiểm tra lái xe và ứng dụng hậu mãi. Mucang Technology đã cung cấp dịch vụ cho gần 790 triệu người dùng và đã tích lũy được 320 triệu chủ sở hữu xe hơi tiềm năng cho thị trường tiêu dùng ô tô Trung Quốc. Lượng dữ liệu người dùng khổng lồ này đã tạo nền tảng vững chắc cho AI thông minh của Xiaomi trong tương lai.
Bắt đầu từ năm nay, Xiaomi đã bắt đầu đăng ký các bằng sáng chế liên quan và tính đến thời điểm này hãng đã có tổng cộng 834 bằng sáng chế được đăng ký. Lei Jun chia sẻ: “Mặc dù tôi chưa chế tạo ô tô nhưng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng.” Trong năm 2014 và 2016, Lei Jun đã tham gia vòng tài trợ A + của Weilai Automobile và Xiaopeng Automobile thông qua Shunwei Capital. Anh cũng bày tỏ lạc quan về ngành công nghiệp này nhưng thời điểm ấy anh vẫn chưa sẵn sàng.
Lei Jun suy xét lấy mốc điện thoại di động của Xiaomi làm căn cứ. Điện thoại di động Xiaomi ra mắt vào năm 2011, trong khi điện thoại di động của Apple đã có mặt từ năm 2008 là 3 năm trước đó. Thời điểm tấn công của điện thoại di động Xiaomi là năm đầu tiên phổ biến điện thoại thông minh. Lei Jun có một trận đánh hay với phương thức đặt trước trực tuyến, Xiaomi 1 đã bán được 300.000 chiếc mỗi ngày và bán được 5736 chiếc trong ba năm. Doanh số 33 tỷ sau thuế và không hề có hàng tồn kho. Chiến lược cho điện thoại di động đã được tính toán thời gian kỹ lưỡng. Nếu thời gian quá sớm và chuỗi ngành chưa trưởng thành sẽ đẩy giá điện thoại di động sẽ quá cao hoặc hiệu năng chưa thông qua thử nghiệm và không đủ ổn định. Còn nếu xuất hiện quá muộn, lượng người dùng sẽ bị chia nhỏ cho các đối thủ và rất khó để phản công. Tính đến thời điểm hiện tại, doanh số bán điện thoại di động toàn cầu của Xiaomi đứng thứ ba. Sự xuất hiện của điện thoại di động Xiaomi chắc chắn không phải làngẫu nhiên mà đằng sau đó là một kế hoạch rất cẩn thận.
Tham gia vào cổ phần của hai nhà sản xuất xe là Weilai và Xiaopeng là bước khởi đầu cho huy động vốn và tích lũy kinh nghiệm. Sau khi hai công ty này niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ đã giúp Xiaomi thu về khoản lợi nhuận khổng lồ trong đó Weilai tăng 10 lần và Xiaopeng là 7 lần. Tiếp nối thành công, Lei Jun, người từng nói rằng sẽ không bao giờ niêm yết cổ phiếu, đã chọn niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông vào năm 2018 với một mục đích duy nhất: chế tạo một chiếc xe hơi. Trong tương lai, Xiaomi sẽ dồn nhiều sức lực hơn cho những chiếc xe thông minh. Lựa chọn vào ra mắt năm 2021 cũng là một thời điểm rất quan trọng. Có ba lý do để chọn thời điểm này:
Thứ nhất, hiện nay, chuỗi ngành công nghiệp xe điện về cơ bản đã trưởng thành, chi phí đã bắt đầu giảm dần có thể tiết kiệm được nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển xe đồng thời, công chúng đón nhận những loại xe năng lượng mới. Thứ hai, với những chiếc xe trang bị trí tuệ nhân tạo, các thương hiệu Baidu, Ali và Apple đều đã bước vào giai đoạn thử nghiệm và ngày càng tiến gần hơn đến sử dụng thương mại. Thứ tư, trong giai đoạn đầu đưa vào sử dụng các phương tiện trí tuệ nhân tạo, giá thành của một chiếc xe chắc chắn sẽ rất đắt. Theo phong cách của Xiaomi hiện nay, ở thời điểm giá quay đầu tăng cao, công ty sẽ đưa ra giá bán sát với khả năng người mua và thu về lượng lớn người tiêu thụ. Đây cũng chính là thủ thuật áp dụng cho điện thoại di động Xiaomi năm đó.
Liệu lần này Xiaomi có thành công?
Câu trả lời chắc chắn là có. Hiện tại, tất cả các nhà sản xuất xe hơi đều đang nhận tài trợ và chỉ có Xiaomi tự lực toàn bộ quy trình. Đây là điểm tự tin của Lei Jun và cũng là công sức suốt 7 năm ròng. Khi kinh phí và khả năng đã sẵn sàng, Xiaomi tự tin đánh chiếm thị trường xe hơi nóng sốt. Nên cạnh đó vào ngày 1 tháng 12 năm 2020, Gaoling Capital đã gia nhập Tập đoàn Xiaomi thông qua tăng trưởng cố định và trái phiếu chuyển đổi với tổng vốn 4 tỷ đô la Mỹ, khoảng 260 nhân dân tệ. Đây cũng là lời khẳng định lớn nhất cho việc chế tạo xe hơi trong tương lai của Xiaomi.
Sau tất cả, Tesla chỉ mất 5 năm để chế tạo chiếc xe đầu tiên. Giờ đây, chuỗi ngành đã trưởng thành và tối đa là 3 năm, chúng ta sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của xe hơi Xiaomi.
TL