Tối 30/6, Didi chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York, phát hành 317 triệu cổ phiếu với giá phát hành 14 đô la Mỹ, mã chứng khoán "DIDI", đợt phát hành này cho phép Didi huy động được ít nhất 4,4 tỷ đô la. Dựa trên giá phát hành, định giá của Didi đạt 67 tỷ đô, giảm nhẹ so với mức định giá trước khi niêm yết là 100 tỷ. Quy mô tài trợ vốn lần này chỉ đứng sau IPO khủng của Alibaba được công bố vào năm 2004.
Theo phân tích chuyên môn, mặc dù định giá của Didi tương đối thấp nhưng còn nhiều không gian phát triển. Có lẽ những nhà sáng lập Didi là Cheng Wei và Liu Qing cũng không ngờ ngay sau IPO, Didi đã bị hủy bỏ và cấm hoàn toàn trong hai năm liên tiếp.
Vào ngày 2 tháng 7, cơ quan quản lý đã thông báo về việc thực hiện đánh giá an ninh mạng đối với Didi. Trong thời gian xem xét, Didi Travel đã phải ngừng đăng ký người dùng mới; ngày 4 tháng 7, lệnh gỡ bỏ Didi trên Appstore như một đòn đánh chí mạng với lí do đã có kết luận Didi liên quan đến thu thập thông tin cá nhân bất hợp pháp. Trường hợp của Didi gợi nhớ đến Alibaba cách đây một năm. Giới trong ngành phân tích Didi cần phải rút ra bài học và niêm yết một cách kín kẽ nhằm tránh sự giám sát của cơ quan chức năng. Là người đã từng làm việc tại Alibaba, Cheng Wei chắc chắn hiểu rõ động thái này đã khiến Ant Group mắc kẹt.
Tại sao Didi lại gặp phải hai “sao quả tạ”?
Đầu tiên, thu thập thông tin người dùng vi phạm quy định. Tất nhiên, đây không phải vấn đề hiếm gặp nhưng rõ ràng tồn tại khó khăn về mặt pháp lý. Thứ hai, theo các chuyên gia, việc Didi nhanh chóng và dứt khoát bị hủy bỏ niêm yết chỉ hai ngày sau khi công khai cho thấy bản chất vấn đề của Didi khá nghiêm trọng. Kế đến là vấn đề bảo mật dữ liệu. Mặc dù không có kết luận chính thức nhưng có nhiều lời đồn ảnh hưởng đến uy tín của Didi trong nước. Thứ tư, trách nhiệm quốc gia. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất vì Trung Quốc là đất nước đề cao tinh thần dân tộc. Lựa chọn niêm yết tại Hoa Kỳ khiến Didi mất điểm trong mắt các nhà chức trách, thiếu tinh thần trách nhiệm xã hội và trách nhiệm với đất nước.
Tại sao không niêm yết trong nước?
Thực tế, yêu cầu niêm yết trong Trung Quốc tương đối cao và nếu chỉ xét theo mức thua lỗ của công ty trong ba năm qua thì khó có thể đáp ứng được. Các công ty công nghệ thường chịu theo dõi chặt chẽ như vấn đề chính trị, cần tuân thủ các chính sách công nghiệp quốc gia, được thị trường công nhận rộng rãi, có hình ảnh xã hội tích cực và tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Như vậy lựa chọn niêm yết trong nước không quá khả quan đối với Didi. Vậy tại sao không chọn Hồng Kông như nhiều công ty khác?
Một năm trước, kế hoạch ban đầu của Didi là niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông nhưng chỉ đạt mức vốn định giá cao nhất là 80 tỷ đô la, trong mắt Didi, đây không phải mức giá lý tưởng. Ngoài ra, khi niêm yết tại Hong Kong, Didi cần vận động các nhà đầu tư chấp thuận mô hình kinh doanh, đồng nghĩa với việc giá trị cổ phiếu của công ty cần được thị trường công nhận. Nếu niêm yết ở Hoa Kỳ, công ty sẽ không vướng phải những vấn đề như vậy mà sẽ giống như Uber và Lyft thuận lợi niêm yết tại thị trường mới. Trong đó, Didi không cần phải giải thích về hoạt động kinh doanh của mình với các nhà đầu tư. Trong các trường hợp, cổ phiếu và định giá của Didi sẽ tương đối cao. Do đó, ở góc độ vốn, nếu niêm yết tại Hoa Kỳ, định giá của Didi có thể lên tới 100 tỷ đô la Mỹ và cổ đông của Didi kiếm được nhiều tiền hơn.
TL