Việc chuyển đổi uranium khai thác từ các mỏ thành nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân phải mất từ 3 đến 5 năm, một điểm hạn chế lớn trong việc đạt được nguồn cung ổn định.
Tập đoàn năng lượng hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga Rosatom cho biết, họ kiểm soát 36% thị phần trong lĩnh vực này trên toàn cầu. Tập đoàn Urenco, có trụ sở tại Anh, đứng sau với 30%. Orano của Pháp nắm 14% trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc kiểm soát 12%.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho biết, Mỹ có 16% sản lượng uranium từ Nga vào năm 2020. Nga đứng thứ ba sau Canada và Kazakhstan, mỗi nước cung cấp 22% sản lượng.
Washington đã cấm nhập khẩu các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch do Nga sản xuất, nhưng uranium không nằm trong các lệnh trừng phạt.
Theo Reuters, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết, vào tháng 5 trong phiên điều trần tại Thượng viện liệu Tổng thống Joe Biden có cấm nhập khẩu uranium của Nga hay không.
Mỹ đang nỗ lực hướng tới một chuỗi cung ứng uranium đủ để đảm bảo rằng nước này có thể cắt nguồn cung cấp từ Nga.
Nhưng điều đó sẽ không giúp Mỹ vượt qua sự phụ thuộc vào Nga trong ngắn hạn, Washington đang tìm cách hợp tác với Nhật Bản. Trong một tuyên bố do Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đưa ra hồi tháng 5, hai nhà lãnh đạo nhất trí làm việc cùng nhau để tạo ra chuỗi cung ứng hạt nhân linh hoạt hơn, bao gồm cả nhiên liệu uranium cho cả lò phản ứng hiện tại và lò phản ứng mới.
Sự hợp tác này đồng nghĩa với việc các công ty điện lực Nhật Bản sẽ bán một số lượng uranium tồn kho của họ cho các đối tác Hoa Kỳ. Nhật Bản đang kiệt sức với nguồn nhiên liệu hạt nhân không được sử dụng khi nước này chậm khởi động lại các lò phản ứng sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011.
Ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ đã suy giảm kể từ vụ tai nạn tại cơ sở Three Mile Island năm 1979, và quá trình sản xuất đã trở nên phụ thuộc vào các nhà khai thác nước ngoài. Mặc dù Mỹ rất giàu uranium tự nhiên, nhưng việc nhập khẩu uranium từ các nước khác sẽ trở nên rẻ hơn.
Liên minh châu Âu nhập 20% uranium của mình từ Nga vào năm 2020. Các nước Đông Âu thường có các lò phản ứng do Nga sản xuất và nhiên liệu được cho là cũng đến từ Nga. Việc chuyển đổi ngay lập tức sang một nguồn nhiên liệu hạt nhân thay thế có vẻ sẽ trở nên khó khăn.
Các nỗ lực khử cacbon đã khiến Anh, Pháp và Mỹ có cái nhìn khác về năng lượng hạt nhân, với kế hoạch xây dựng các lò phản ứng mới được công bố ở các nước này. Việc tạo ra một chuỗi cung ứng ổn định cho nhiên liệu hạt nhân sẽ trở nên quan trọng.
Emiri Yokota, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Năng lượng, Nhật Bản, cho biết: “Do sự chậm trễ của Nhật Bản trong việc khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân, chuỗi cung ứng nhiên liệu sẽ ngày càng trở nên yếu đi. Nếu cơ sở tái chế nhiên liệu hạt nhân Rokkasho ở tỉnh Aomori, Nhật Bản có thể đi vào hoạt động, nó sẽ dẫn đến các chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn cả trong và ngoài nước".
Nhà máy tái chế Rokkasho sẽ chiết xuất uranium và plutonium từ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Nhưng việc hoàn thành dự án đã bị hoãn lại hàng chục lần kể từ khi công trình bắt đầu vào năm 1993. Việc phát hiện ra các ống dẫn khí bị gỉ vào năm 2017 đã thúc đẩy một đợt kiểm tra an toàn kéo dài cho đến ngày hôm nay.
Lyly