Thứ tư 02/04/2025 15:52
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

22/11/2024 18:18
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị cáo buộc hối lộ để cứu thỏa thuận năng lượng mặt trời. Vụ việc gây chú ý khi liên quan đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ (Ảnh: Reuters).

Vào tháng 6 năm 2020, một công ty năng lượng tái tạo thuộc sở hữu của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani đã giành được một thỏa thuận mà họ gọi là dự án phát triển năng lượng mặt trời lớn nhất từng được phê duyệt - một thỏa thuận cung cấp 8 gigawatt điện cho một công ty điện lực nhà nước Ấn Độ.

Tuy nhiên, vấn đề đã phát sinh từ đây: các công ty điện lực địa phương không muốn trả mức giá mà công ty nhà nước đưa ra, khiến thỏa thuận rơi vào tình thế nguy hiểm, theo cơ quan chức năng Mỹ. Để cứu vãn thỏa thuận, ông Adani bị cáo buộc đã quyết định hối lộ các quan chức địa phương nhằm thuyết phục họ mua điện.

Cáo buộc này là trung tâm trong các vụ kiện hình sự và dân sự được công bố hôm thứ Tư (20/11) tại Mỹ nhằm vào ông Adani, người hiện không bị giam giữ tại Mỹ và được cho là đang ở Ấn Độ. Công ty của ông, Adani Group, nói rằng các cáo buộc này là "vô căn cứ" và rằng họ sẽ tìm kiếm "mọi biện pháp pháp lý có thể".

Hàng trăm triệu USD bị cáo buộc hối lộ cho các quan chức địa phương tại Ấn Độ đã thu hút sự chú ý của Bộ Tư pháp Mỹ và Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), khi các công ty của ông này huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ trong nhiều giao dịch từ năm 2021.

Cách thức vụ việc diễn ra được trích từ bản cáo trạng hình sự dài 54 trang của Công tố viên Liên bang Mỹ về ông Adani và 7 cộng sự, cùng hai đơn kiện dân sự từ SEC, với nội dung dẫn chiếu chi tiết đến các tin nhắn điện tử giữa những người tham gia bị cáo buộc trong vụ việc.

Theo bản cáo trạng, vào đầu năm 2020, Tập đoàn Năng lượng Mặt trời Ấn Độ đã trao hợp đồng cho Adani Green Energy và một công ty khác là Azure Power Global để thực hiện dự án năng lượng mặt trời 12 gigawatt, được kỳ vọng mang lại hàng tỷ USD doanh thu cho cả hai công ty.

Đây là một bước tiến lớn đối với Adani Green Energy, công ty do cháu trai của ông Adani, Sagar Adani, điều hành. Cho đến thời điểm đó, công ty này mới chỉ đạt khoảng 50 triệu USD doanh thu trong suốt lịch sử hoạt động và chưa từng có lãi, theo đơn kiện của SEC.

Nhưng sáng kiến này đã sớm gặp trở ngại. Các nhà phân phối điện địa phương không muốn cam kết mua điện mặt trời mới, do họ kỳ vọng giá điện sẽ giảm trong tương lai, theo báo cáo của Viện Phân tích Kinh tế Năng lượng.

Ông Sagar Adani và CEO của Azure tại thời điểm đó đã thảo luận về các trì hoãn này và ám chỉ đến việc hối lộ qua ứng dụng nhắn tin mã hóa WhatsApp, theo SEC.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?
Sagar Adani, cháu trai của tỷ phú Gautam Adani (Ảnh: Bloomberg).

Khi CEO của Azure viết vào ngày 24 tháng 11 năm 2020 rằng, các công ty điện lực địa phương "đang được thúc đẩy", ông Sagar Adani bị cáo buộc đã trả lời: "Đúng... nhưng bề ngoài rất khó che giấu". Vào tháng 2 năm 2021, ông Sagar Adani bị cáo buộc đã nhắn cho CEO này rằng: "Để anh biết, chúng tôi đã tăng gấp đôi các khoản khuyến khích để thúc đẩy việc chấp thuận".

SEC không nêu tên CEO của Azure là bị đơn, nhưng hồ sơ chứng khoán của Azure cho thấy CEO vào thời điểm đó là ông Ranjit Gupta. Ông Gupta đã bị Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội âm mưu vi phạm luật chống hối lộ.

Azure nói hôm thứ Năm rằng, họ đang hợp tác với các cuộc điều tra của Mỹ, và rằng các cá nhân liên quan đến các cáo buộc đã rời công ty hơn một năm trước.

“May mắn bất ngờ”

Vào tháng 8 năm 2021, ông Gautam Adani đã có cuộc gặp đầu tiên trong một loạt các cuộc gặp với một quan chức tại bang Andhra Pradesh ở miền Nam Ấn Độ, nơi ông bị cáo buộc đã hứa hẹn chi 228 triệu USD tiền hối lộ để bang này đồng ý mua điện, theo cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ.

Đến tháng 12, bang Andhra Pradesh đã đồng ý mua điện, và các bang khác với các hợp đồng nhỏ hơn cũng nhanh chóng làm theo. Các quan chức ở các bang khác cũng bị cáo buộc nhận hối lộ, theo cơ quan chức năng Mỹ.

Trong một cuộc họp ngày 6 tháng 12 năm 2021 tại một quán cà phê, các Giám đốc điều hành của Azure bị cáo buộc đã thảo luận về "tin đồn rằng gia đình Adani đã bằng cách nào đó thúc đẩy việc ký kết" các thỏa thuận, theo SEC.

Ông Gautam Adani nói vào ngày 14 tháng 12 năm 2021 rằng, công ty đang trên đà "trở thành đơn vị dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vào năm 2030".

SEC viết trong đơn kiện: "Sự may mắn bất ngờ của Azure và Adani Green đã làm dấy lên đồn đoán trên thị trường về các hợp đồng được trao".

Bức thư từ SEC

Không lâu sau đó, SEC đã bắt đầu điều tra. Cơ quan này đã gửi một "thư yêu cầu thông tin" chung đến Azure - công ty lúc đó đang niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York vào ngày 17 tháng 3 năm 2022, yêu cầu cung cấp thông tin về các hợp đồng gần đây và liệu các quan chức nước ngoài có yêu cầu bất kỳ thứ gì có giá trị hay không, theo cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ.

Theo Bộ Tư pháp, ông Gautam Adani đã nói với các đại diện của Azure trong một cuộc họp ở Ahmedabad, Ấn Độ, rằng, ông mong được hoàn trả hơn 80 triệu USD cho các khoản hối lộ mà ông đã trả để cuối cùng mang lại lợi ích cho các hợp đồng của Azure.

Một số đại diện của Azure và một nhà đầu tư lớn của công ty đã quyết định trả lại cho ông Adani bằng cách cho phép công ty của ông tiếp quản một dự án có tiềm năng sinh lợi. Các đại diện và nhà đầu tư này bị cáo buộc đã đồng ý nói với hội đồng quản trị của Azure rằng, ông Adani đã yêu cầu tiền hối lộ, nhưng che giấu vai trò của họ trong vụ việc, theo các công tố viên.

Trong suốt thời gian này, các công ty của ông Adani đã huy động hàng tỷ USD thông qua các khoản vay và trái phiếu từ các ngân hàng quốc tế, bao gồm các nhà đầu tư Mỹ. Trong bốn giao dịch huy động vốn riêng biệt từ năm 2021 đến năm 2024, các công ty đã gửi cho nhà đầu tư các tài liệu tuyên bố rằng họ không hối lộ - những tuyên bố mà các công tố viên cho là sai và cấu thành hành vi gian lận.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?
Cáo trạng được công bố vào ngày 20 tháng 11, khiến giá trị thị trường của các công ty thuộc Adani Group mất 27 tỷ USD (Ảnh: Getty Images).

FBI lục soát

Trong chuyến thăm Mỹ vào ngày 17 tháng 3 năm 2023, các đặc vụ FBI đã tịch thu các thiết bị điện tử của ông Sagar Adani. Theo đó, thẩm phán đã phê duyệt một lệnh khám xét, chỉ ra rằng Chính phủ Mỹ đang điều tra các hành vi vi phạm tiềm ẩn đối với luật gian lận và Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài.

Theo các công tố viên, ông Gautam Adani đã tự gửi email cho mình các bức ảnh chụp từng trang của lệnh khám xét vào ngày 18 tháng 3 năm 2023.

Tuy nhiên, các công ty của ông vẫn tiến hành ký kết một thỏa thuận vay hợp vốn trị giá 1,36 tỷ USD vào ngày 5 tháng 12 năm 2023, và một đợt phát hành trái phiếu đảm bảo khác vào tháng 3 năm 2024, và một lần nữa cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin sai lệch về các chính sách chống hối lộ, theo các công tố viên.

Vào ngày 24 tháng 10, các công tố viên liên bang tại Brooklyn đã có được một cáo trạng từ đại bồi thẩm đoàn chống lại ông Gautam Adani, ông Sagar Adani, ông Gupta và 5 người khác bị cáo buộc tham gia vào vụ việc.

Cáo trạng được công bố vào ngày 20 tháng 11, khiến giá trị thị trường của các công ty thuộc Adani Group mất 27 tỷ USD. Adani Green Energy ngay lập tức hủy bỏ đợt phát hành trái phiếu trị giá 600 triệu USD, một trong những bước huy động vốn lớn đầu tiên của công ty trên thị trường nước ngoài.

Tin bài khác
EU công bố

EU công bố 'kế hoạch mạnh mẽ' để trả đũa thuế quan của Mỹ

EU cảnh báo sẽ nhắm vào sở hữu trí tuệ và ngành dịch vụ tài chính để trả đũa thuế quan của Mỹ, khi bà Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng sử dụng công cụ “chống ép buộc” chưa từng có tiền lệ.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump nói các mức thuế đối ứng công bố ngày 2/4 tới đây sẽ “nhẹ nhàng”. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu đây là “Ngày Giải phóng” cho kinh tế Mỹ hay khởi đầu chiến tranh thương mại toàn cầu?
Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ cảnh báo áp “thuế quan thứ cấp” lên dầu khí của Nga. Đòn trừng phạt mới có thể gây chấn động thị trường năng lượng toàn cầu nếu Moscow từ chối thỏa hiệp ngừng bắn ở Ukraine.
Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 3, ngay trước thời hạn dự kiến áp thuế mới của Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro từ chính sách thuế quan của Washington vẫn đe dọa triển vọng tăng trưởng.
Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố chấm dứt mối quan hệ truyền thống với Mỹ, đồng thời cam kết đàm phán lại toàn diện các thỏa thuận thương mại sau căng thẳng thuế quan.
Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng thêm 1,2%, đe dọa kế hoạch cắt giảm lãi suất năm 2025.
Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu, có thể khiến giá xe tăng mạnh, gián đoạn ngành sản xuất xe hơi. EU và Canada phản đối, liệu ông Trump có giữ lời hứa 'linh hoạt hơn' vào ngày 2/4?
Moody

Moody's cảnh báo triển vọng tài khóa của Mỹ suy giảm

Moody’s cảnh báo tài khóa Mỹ tiếp tục suy giảm do chính sách thuế quan và cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump, đe dọa triển vọng tín nhiệm và khả năng chi trả nợ công ngày càng chồng chất.
Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Mỹ có thể áp thuế đối ứng với ASEAN: Indonesia, Philippines sẽ “chịu đòn” nặng nhất, ngành điện tử đối mặt rủi ro lớn. Liệu Trung Quốc sẽ trở thành “cứu cánh” cho xuất khẩu khu vực?
Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Tổng thống Donald Trump áp dụng “thuế quan thứ cấp” 25% với quốc gia mua dầu từ Venezuela, mở rộng chiến lược thương mại cứng rắn. Trung Quốc được cho là mục tiêu chính của biện pháp này.
Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4, nhưng có thể miễn trừ một số nước. Tín hiệu thuế quan được cho là tích cực này đã giúp xoa dịu thị trường sau những biến động mạnh.
Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Chính phủ Trung Quốc cam kết cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư từ Apple, Pfizer, Mastercard và nhiều tập đoàn Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và rủi ro thuế quan gia tăng.
Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Cơn sốt AI đang thúc đẩy đầu tư vào trung tâm dữ liệu tại châu Á, thiết lập kỷ lục vay vốn ở khu vực này. Tuy nhiên, thuế quan Mỹ và căng thẳng địa chính trị có thể làm gián đoạn tăng trưởng.
Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Các hãng xe quốc tế đang gấp rút vận chuyển ô tô đến Mỹ trước khi vòng thuế mới của ông Trump có hiệu lực vào tháng 4, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu.
Căng thẳng thương mại: Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ

Căng thẳng thương mại: Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ khi căng thẳng thương mại leo thang. Trong bối cảnh FDI giảm mạnh, Bắc Kinh cũng đang tìm cách thu hút đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế.