Thứ năm 03/07/2025 15:23
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nhân toàn cầu

Câu chuyện của tỷ phú 2024: Từ thương trường đến chính trường

Năm 2024, các tỷ phú thế giới không chỉ gây chú ý trên thương trường mà còn bước vào chính trường, từ chiến thắng của Tổng thống Donald Trump, bước đi chính trị của Elon Musk đến bê bối của tỷ phú Gautam Adani.

Năm 2024 chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến các tỷ phú nổi tiếng thế giới. Từ chiến thắng vang dội trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump, quyết định bước vào hoạt động chính trị của Elon Musk, hay sự trỗi dậy ấn tượng của tỷ phú Zhang YimingJensen Huang trong giới công nghệ đến những vấn đề pháp lý liên quan tới tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani trong thời gian gần đây, mỗi người đều có những đóng góp và ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế và chính trị toàn cầu.

Tỷ phú Donald Trump và Elon Musk

Câu chuyện của tỷ phú 2024: Từ thương trường đến chính trường
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chính thức quay trở lại Nhà Trắng vào ngày 20 tháng 1 năm 2025.

Vào ngày 06 tháng 11 năm 2024, ông Donald Trump đã chính thức được bầu làm Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, đánh dấu một cuộc trở lại đầy ấn tượng sau thất bại vào năm 2020 trước đó. Với chiến thắng áp đảo trước đối thủ từ đảng Dân chủ Kamala Harris, ông Trump đã giành tới 312 phiếu Đại cử tri (cao hơn nhiều so với mốc 270 phiếu cần thiết) và sẽ chính thức nhậm chức ông chủ Nhà Trắng vào ngày 20 tháng 1 năm 2025.

Có thể nói rằng, năm vừa qua là một mùa tranh cử đầy biến động tại Mỹ, khi đã có tới hai âm mưu ám sát nhắm vào tỷ phú Trump, cùng với đó là sự thay đổi ứng cử viên của đảng Dân chủ chỉ ba tháng trước ngày bầu cử. Tuy nhiên, những biến cố này dường như chỉ làm tăng thêm phần kịch tính trong cuộc đua vào Nhà Trắng, cũng như khiến sự trở lại của ông Trump trở nên vang dội hơn. Đồng thời, chiến thắng này cũng đánh dấu lần thứ hai ông này đánh bại một đối thủ nữ trong cuộc bầu cử toàn xứ cờ hoa, khi trước đó ông đã vượt qua bà Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử năm 2016.

Trong khi chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, ông Trump đã cam kết nhanh chóng thực hiện một chương trình nghị sự cực đoan, bao gồm kế hoạch thực hiện chiến dịch trục xuất lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, sử dụng Bộ Tư pháp để trừng phạt những kẻ thù của ông, mở rộng việc sử dụng thuế quan và theo đuổi một chính sách đối ngoại thù địch có thể làm xói mòn các liên minh quốc tế, bao gồm cả khối hiệp ước NATO.

Đáng chú ý, những đề xuất kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang làm dấy lên những lo ngại toàn cầu về sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, trong đó nước Mỹ được ông này đặt lên ưu tiên hàng đầu (“America First”). Tuy nhiên, có lẽ chính những tư tưởng mang tính dân túy này, dùng những câu trả lời đơn giản cho các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội phức tạp và huy động những người thua cuộc trong lúc bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, lại chính là công thức giúp ông Trump quay trở lại Nhà Trắng.

Câu chuyện của tỷ phú 2024: Từ thương trường đến chính trường
Xét về khía cạnh tài chính, ít ai có thể có nhiều lợi ích hơn Elon Musk trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 47.

Tỷ phú Elon Musk cũng là cái tên cũng thu hút được rất nhiều sự chú ý trong năm 2024, khi ông này tiếp cận với chính trường Mỹ theo một cách độc nhất vô nhị. Khác xa những người giàu nhất thế giới trước kia như Bill Gates, Jeff Bezos hay Warren Buffett, Elon Musk đã tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị một cách công khai và trực tiếp. Quyết định ủng hộ Tổng thống đắc cử Trump không phải là điều quá bất ngờ khi trong những năm gần đây, vị tỷ phú này đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích đảng Dân chủ và Tổng thống đương nhiệm Biden.

Bên cạnh đó, tỷ phú Elon Musk cũng là một nhân tố chủ chốt đối với ông Donald Trump trong nỗ lực thực hiện cam kết "cắt giảm các quy định dư thừa, cắt giảm chi tiêu lãng phí và tái cấu trúc các Cơ quan Liên bang Hoa Kỳ". Vào ngày 12 tháng 11, ông này và doanh nhân Vivek Ramaswamy, người cũng là một tỷ phú với giá trị tài sản khoảng 1 tỷ USD, đã chính thức được bổ nhiệm để dẫn dắt Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), một thực thể mà ông Trump chỉ ra sẽ hoạt động ngoài phạm vi của chính phủ.

Theo lời của Tổng thống đắc cử Trump, bộ mới này sẽ hiện thực hóa giấc mơ lâu dài của Đảng Cộng hòa và "cung cấp lời khuyên và hướng dẫn từ bên ngoài chính phủ". Điều này cho thấy vai trò của Musk sẽ là không chính thức, không yêu cầu sự phê chuẩn của Thượng viện và vẫn cho phép ông này giữ vị trí lãnh đạo hãng xe điện Tesla, nền tảng mạng xã hội X và công ty tên lửa SpaceX.

Như vậy, năm 2024 có thể được coi là một năm chuyển mình của Elon Musk, từ một doanh nhân, tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes xếp hạng đến việc tham gia một cách gián tiếp vào chính trường Hoa Kỳ. Không chỉ dừng lại ở đó, tài sản của tỷ phú Musk cũng có những sự thay đổi tích cực đáng kể.

Xét về khía cạnh tài chính, ít ai có thể có nhiều lợi ích hơn Musk trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 47. Tài sản của Elon Musk đã tăng thêm 26,5 tỷ USD, nâng tổng tài sản mà ông này sở hữu lên 290 tỷ USD, củng cố vị thế người giàu nhất thế giới của ông. Hơn nữa, với việc được bổ nhiệm nhân sự chủ chốt trong chính quyền của Trump, vị tỷ phú này còn có thể tận dụng những kết nối có giá trị nhằm mở rộng và mang lại lợi ích kinh tế cho những doanh nghiệp mà ông sở hữu, ít nhất là trong vòng 4 năm tới.

Zhang Yiming

Câu chuyện của tỷ phú 2024: Từ thương trường đến chính trường
Zhang Yiming, nhà sáng lập của ByteDance, đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc trong năm 2024.

Nhà sáng lập của ByteDance, công ty mẹ của TikTok đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản cá nhân trị giá 49,3 tỷ USD, theo danh sách tỷ phú thường niên Hurun China Rich List được công bố ngày 29 tháng 10. Theo Hurun, doanh thu toàn cầu của ByteDance năm ngoái đã tăng 30%, đạt 110 tỷ USD, giúp thúc đẩy khối tài sản cá nhân của vị tỷ phú này.

Bất chấp nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nặng nề trong năm 2024, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, tỷ phú Zhang Yiming không hề bị ảnh hưởng bởi sự tiêu cực của vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, ứng dụng do vị tỷ phú này tạo ra, TikTok, đang gặp phải những thách thức không hề nhỏ tại thị trường Hoa Kỳ.

Theo đó, ngày 24 tháng 4, Tổng thống Biden đã ký một đạo luật yêu cầu ByteDance phải bán TikTok tại Mỹ, nếu không ứng dụng này sẽ bị cấm hoàn toàn tại xứ cờ hoa. Nhiều chuyên gia phân tích đã coi động thái này như một kết quả tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung được khơi mào từ năm 2018, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Donald Trump.

Với sự vươn lên nhanh chóng và trở thành nền tảng giải trí hàng đầu tại Hoa Kỳ, các nhà lập pháp nước này bày tỏ lo ngại sâu sắc đối với TikTok và khả năng bị các đối thủ nước ngoài sử dụng để theo dõi người Mỹ, cũng như thao túng dư luận thông qua các thuật toán của ứng dụng. Mặc dù chính phủ Mỹ vẫn chưa cung cấp được bằng chứng công khai, cùng với việc viện dẫn Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ trong đơn kiện của mình, TikTok vẫn đang gặp những bất lợi vô cùng khó khăn. Ông Gus Hurwitz, thành viên cấp cao tại Trường Luật Carey, ĐH Pennsylvania, cho biết: “Một khi các vấn đề an ninh quốc gia xuất hiện, mọi thứ sẽ rất khó đoán”.

Tuy nhiên, sau khi ông Trump tái đắc cử vào tháng 11, TikTok có lẽ có thể tìm được một lối thoát tại thị trường Mỹ.

Jensen Huang – Tỷ phú hưởng lợi nhất từ sự bùng nổ của AI

Câu chuyện của tỷ phú 2024: Từ thương trường đến chính trường
Jensen Huang – Tỷ phú hưởng lợi nhất từ sự bùng nổ của AI.

Jensen Huang có lẽ là cái tên nổi bật nhất trong số các tỷ phú công nghệ trong năm 2024, khi thương hiệu Nvidia do ông chèo lái đã chính thức trở thành công ty đại chúng có giá trị lớn nhất thế giới và đạt 3,43 nghìn tỷ USD, vượt qua gã khổng lồ Apple vào ngày 5 tháng 11.

Đáng chú ý, cổ phiếu của Nvidia trong năm nay gần như đã tăng gấp ba lần, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của hãng từ các bộ xử lý đồ họa (GPU), và vị thế vững chắc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Thương hiệu này hiện đang chiếm lĩnh thị trường GPU, khi những thiết kế chip của hãng không chỉ hữu dụng trong đồ họa mà còn lý tưởng cho quá trình xử lý song song cần thiết trong AI.

Trái ngược với các doanh nghiệp công nghệ khác trong cơn sốt AI, khi mà đa số đang phải chịu những khoản lỗ khổng lồ do chi phí đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng, Nvidia của Jensen Huang lại nhận được lợi ích tài chính trực tiếp và ngay lập tức, bởi đây là đơn vị cung cấp sức mạnh tính toán hàng đầu trong ngành chip xử lý tiên tiến hiện nay. Theo Morgan Stanley, chi tiêu vốn tại Microsoft, Meta, Amazon và Google sẽ vượt quá 200 tỷ USD trong năm nay và vượt 300 tỷ USD vào năm tới vì không ai muốn là người tụt hậu trong cuộc đua AI.

Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, bong bóng AI có thể sẽ đạt điểm tới hạn và vỡ bất kỳ lúc nào trong tương lai, nhu cầu chip Nvidia vẫn rất lớn, ít nhất là trong vòng 1 năm tới.

Gautam Adani – Tỷ phú châu Á bị cáo buộc tội hình sự tại Mỹ

Câu chuyện của tỷ phú 2024: Từ thương trường đến chính trường
Gautam Adani – Tỷ phú châu Á bị cáo buộc tội hình sự tại Mỹ.

Sở hữu khối tài sản ước tính lên tới 69,8 tỷ USD, tỷ phú Gautam Adani được Bloomberg xếp hạng giàu thứ 2 ở châu Á. Là một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng, ông cùng với công ty của mình đang trên đà “trở thành đơn vị dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vào năm 2030”.

Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 11, tỷ phú Gautam Adani và tập đoàn Adani Group phải đối mặt với cáo buộc hối lộ hàng trăm triệu USD để giành các hợp đồng năng lượng tại Ấn Độ, theo Bộ Tư pháp Mỹ và SEC. Vụ việc liên quan đến thỏa thuận cung cấp 8 gigawatt điện mặt trời, được cho là một phần trong dự án 12 gigawatt lớn nhất lịch sử.

Khi các công ty điện lực địa phương từ chối mua điện, Adani bị cáo buộc đã hối lộ để thúc đẩy các hợp đồng. Cáo buộc dựa trên bản cáo trạng dài 54 trang và tin nhắn WhatsApp, giữa các lãnh đạo Adani và Azure Power Global. Theo đó, các khoản hối lộ được cho là đã giúp Adani huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ, dù các tài liệu phát hành trái phiếu khẳng định không có hối lộ. Ủy ban chứng khoán và giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã bắt đầu điều tra vào năm 2022, sau khi gửi yêu cầu thông tin tới Azure. Tháng 3 năm 2023, FBI đã thu giữ thiết bị của Sagar Adani, cháu trai tỷ phú Gautam Adani.

Sau khi cáo trạng được công bố, Adani Group đã mất 27 tỷ USD giá trị thị trường, và Adani Green Energy phải hủy đợt phát hành trái phiếu trị giá tới 600 triệu USD. Mặc dù không có hoạt động kinh doanh lớn trực tiếp tại Hoa Kỳ, nhưng các công ty trong tập đoàn đã huy động vốn từ thị trường tài chính Mỹ, điều đã đặt tập đoàn của tỷ phú Ấn Độ trong tầm ngắm của SEC và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Những động thái mới đây cho thấy sức ảnh hưởng sâu rộng và sự bảo vệ tối đa đối với nhà đầu tư Mỹ của nền kinh tế số một thế giới.

Tin bài khác
CEO Nvidia: Robot là cơ hội tăng trưởng lớn thứ hai sau AI

CEO Nvidia: Robot là cơ hội tăng trưởng lớn thứ hai sau AI

CEO Jensen Huang cho biết sau trí tuệ nhân tạo, robot sẽ là thị trường tiềm năng nhất của Nvidia, với ô tô tự lái là ứng dụng thương mại đầu tiên quy mô lớn.
Ông Masayoshi Son và kế hoạch xây trung tâm AI trị giá 1.000 tỷ USD tại Mỹ

Ông Masayoshi Son và kế hoạch xây trung tâm AI trị giá 1.000 tỷ USD tại Mỹ

Dự án có tên “Project Crystal Land”, được ông Son hình dung như một “Shenzhen mới” tại Mỹ - một trung tâm sản xuất công nghệ cao với tham vọng đưa ngành công nghiệp tiên tiến trở lại nước này.
UBS: Mỗi ngày có hơn 1.000 triệu phú mới tại Mỹ

UBS: Mỗi ngày có hơn 1.000 triệu phú mới tại Mỹ

Theo báo cáo từ UBS, đà tăng trưởng tài sản tại Mỹ chủ yếu đến từ đồng USD ổn định và sự khởi sắc mạnh mẽ của thị trường tài chính.
Ông Kim Hyung-tae: Từ họa sĩ game đến CEO lọt top giàu nhất Hàn Quốc

Ông Kim Hyung-tae: Từ họa sĩ game đến CEO lọt top giàu nhất Hàn Quốc

Ít ai ngờ rằng ông Kim Hyung-tae từng là một họa sĩ thiết kế game tại NCSoft lại có ngày trở thành người dẫn dắt một đế chế game làm mưa làm gió toàn cầu.
CEO Mark Zuckerberg vung hàng tỷ USD để chiêu mộ nhân tài AI

CEO Mark Zuckerberg vung hàng tỷ USD để chiêu mộ nhân tài AI

Khác với kiểu chiêu mộ qua trung gian, tỷ phú Mark Zuckerberg chọn cách đích thân tuyển người. Ông trực tiếp nhắn tin qua WhatsApp, gửi email cho các nhà nghiên cứu AI ở Google, DeepMind hay OpenAI.
Ông Jensen Huang và CEO Anthropic tranh cãi nảy lửa về rủi ro AI

Ông Jensen Huang và CEO Anthropic tranh cãi nảy lửa về rủi ro AI

CEO Amodei lo ngại rằng AI có thể gây ảnh hưởng đến lực lượng lao động nếu không được kiểm soát tốt, trong khi đó, ông Jensen Huang tin AI sẽ chuyển đổi chứ không triệt tiêu việc làm.
Gia tộc họ Bối và bí quyết giữ vững sự giàu có suốt hàng trăm năm

Gia tộc họ Bối và bí quyết giữ vững sự giàu có suốt hàng trăm năm

Gia tộc họ Bối là minh chứng sống động cho việc có thể phá vỡ định luật 'giàu không quá 3 đời' bằng nền tảng đạo đức, giáo dục bài bản và tư duy quản trị tiến bộ.
Meta chi 14 tỷ USD chiêu mộ nhân tài công nghệ cho cuộc đua AI

Meta chi 14 tỷ USD chiêu mộ nhân tài công nghệ cho cuộc đua AI

Theo thỏa thuận, ông Alexandr Wang sẽ rời vị trí CEO và gia nhập Meta để dẫn dắt phòng thí nghiệm siêu trí tuệ nhân tạo (AGI/ASI), một dự án mới được tỷ phú Mark Zuckerberg trực tiếp điều hành.
CEO Mark Zuckerberg tham vọng xây dựng "siêu trí tuệ" vượt cả con người

CEO Mark Zuckerberg tham vọng xây dựng "siêu trí tuệ" vượt cả con người

CEO Mark Zuckerberg lên kế hoạch dẫn dắt Meta phát triển siêu AI vượt trí tuệ con người, chiêu mộ chuyên gia từ Google, OpenAI và đặt cược lớn vào chiến lược mã nguồn mở.
Giới siêu giàu đang dịch chuyển tài sản đi đâu?

Giới siêu giàu đang dịch chuyển tài sản đi đâu?

Giới siêu giàu đang tái phân bổ tài sản ra khỏi các trung tâm truyền thống. Khi đó, Việt Nam có thể trở thành điểm đến mới nhờ chất lượng sống và cơ hội đầu tư.
CEO Kelly Ortberg và hành trình đưa Boeing thoát khỏi khủng hoảng

CEO Kelly Ortberg và hành trình đưa Boeing thoát khỏi khủng hoảng

10 tháng sau khi trở lại, CEO Kelly Ortberg đã ổn định sản xuất 737 Max và cải thiện tài chính Boeing, nhưng hành trình khôi phục niềm tin và văn hóa doanh nghiệp vẫn còn nhiều thử thách.
Chan dung Eric Tse - Người thừa kế thầm lặng của đế chế Sino Biopharmaceutical

Chan dung Eric Tse - Người thừa kế thầm lặng của đế chế Sino Biopharmaceutical

Năm 2019, khi mới 24 tuổi, anh Eric Tse bất ngờ được cha trao tặng 21,45% cổ phần tập đoàn, tương đương 3,8 tỷ USD thời điểm đó. Thông tin này khiến giới truyền thông gọi anh là "tỷ phú sau một đêm".
Khẩu chiến với ông Donald Trump, Elon Musk thổi bay tương lai Tesla, SpaceX và Starlink?

Khẩu chiến với ông Donald Trump, Elon Musk thổi bay tương lai Tesla, SpaceX và Starlink?

Quan hệ giữa tỷ phú Elon Musk và Tổng thống Donald Trump từng được xem là một liên minh quyền lực: một người là ông trùm công nghệ đại diện cho tương lai, người kia là tổng thống mang tư duy “nước Mỹ lên trên hết”.
Ông Elon Musk mất gần 100 tỷ USD sau mâu thuẫn chính trị với ông Donald Trump

Ông Elon Musk mất gần 100 tỷ USD sau mâu thuẫn chính trị với ông Donald Trump

Tài sản ông Elon Musk sụt giảm sau khi ông chỉ trích kịch liệt dự luật chi tiêu mới của Đảng Cộng hòa, trong đó loại bỏ hàng loạt ưu đãi thuế cho xe điện và năng lượng sạch, những mảng kinh doanh then chốt của Tesla.
Bất chấp bất ổn kinh tế, số lượng triệu phú toàn cầu tăng mạnh

Bất chấp bất ổn kinh tế, số lượng triệu phú toàn cầu tăng mạnh

Tổng tài sản của các triệu phú được định nghĩa là sở hữu tài sản có thể đầu tư vượt quá 1 triệu USD (không tính nơi cư trú chính) đạt 90.500 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2023.