Chủ nhật 06/07/2025 03:19
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Sử dụng chính sách tài khóa phù hợp để phục hồi kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập

15/08/2021 11:29
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra "mô hình phục hồi hình chữ K" tại phần lớn các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mô hình K phản ánh một số bộ phận của nền kinh tế đang tăng trưởng tích cực, trong khi những khu vực khác lại ngày càng gặp nh

Dự án Opportunity Insights thực hiện bởi Harvard University và Brown University nghiên cứu về sự thay đổi trong tỷ lệ có việc làm theo mức thu nhập tại Mỹ. Theo đó, những nhóm đối tượng có thu nhập thấp (dưới 27,000 USD/năm) thì tỷ lệ có việc làm vẫn ở mức đáng báo động, giảm 30% so với khi trước dịch. Trong khi đó các nhóm đối tượng có mức thu nhập cao (60,000 USD/ năm) lại đang “hồi phục” và tỷ lệ có việc làm đã quay lại bình thường.

Mô hình chữ K: Cần sự nâng đỡ từ chính sách tài khóa để giảm bất bình đẳng trong các nhóm ngành - Ảnh 1.

Theo Cục Thống kê Lao động của Mỹ, hơn 3 triệu vị trí công việc trong ngành dịch vụ và du lịch của Mỹ vẫn không có dấu hiệu “quay lại”, chiếm ⅓ tổng số vị trí việc làm bị mất do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo Betsey Stevenson, giáo sư ngành kinh tế và chính sách công của ĐH Michigan, các nhóm chịu ảnh hưởng mạnh nhất vẫn là những người lao động có thu nhập thấp vốn làm trong các lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

Ông Pēteris Strautiņš, nhà kinh tế của Ngân hàng Luminor (châu Âu) cho biết: ”Các nhóm ngành kinh tế nơi mức lương "hậu hĩnh" từng được trả trước cuộc suy thoái gây ra bởi Covid ‑ 19 (CNTT, tài chính, dịch vụ công) đã bị ảnh hưởng ít hơn so với các ngành được trả lương thấp hơn (giải trí, du lịch, ăn uống và các dịch vụ khác). Đó là tại sao có khả năng bất bình đẳng thu nhập sẽ gia tăng.”

Ông Peteris đã cảnh báo về rủi ro trong việc bất bình đẳng thu nhập giữa các quốc gia ngày càng tăng cao. Ông cũng nhấn mạnh việc công nghệ từ xa và thương mại điện tử sẽ thay đổi hoàn toàn vai trò và chức năng của các nhóm ngành CNTT, bất động sản, thương mại, vận tải, du lịch, sản xuất và các lĩnh vực khác.

Các quốc gia thích ứng nhanh nhất với những thay đổi này sẽ nhanh phục hồi nhất sau cuộc khủng hoảng Covid-19. Mặt khác, các quốc gia tụt hậu so với các quốc gia khác sẽ khó đạt được mức tăng trưởng trên thế giới sau Covid-19.

Mô hình chữ K: Cần sự nâng đỡ từ chính sách tài khóa để giảm bất bình đẳng trong các nhóm ngành - Ảnh 2.

Hơn nữa, do được tạo điều kiện bởi các chính sách tài chính và tiền tệ chưa từng có trước đây, sự bùng nổ gần đây của thị trường chứng khoán rất có thể sẽ làm gia tăng bất bình đẳng về phúc lợi. Sự bất bình đẳng ngày càng tăng về thu nhập và phúc lợi có thể buộc các chính phủ phải tăng thuế hoặc chi tiêu công (ví dụ, thực hiện thu nhập cơ bản chung), điều này có thể không ngừng mở rộng vai trò của các chính phủ trong kinh tế.

Theo bà Maria Demertzis, phó giám đốc Viện Chính sách Bruegel, sau những đợt giảm về thu nhập chung của tất cả các nhóm đối tượng, kinh tế thế giới đang chứng kiến hiện tượng nhóm người thu nhập cao thì lấy lại mức thu nhập nhanh. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng vốn có thu nhập thấp lại đang gồng mình xoay xở.

Nhằm giảm đi khoảng cách lớn của bất bình đẳng gây ra bởi mô hình K, theo bà Maria Demertzis, chính phủ các nước cần phải sử dụng chính sách tài khóa. Điều này giúp hỗ trợ các nhóm ngành hay đối tượng chịu ảnh hưởng trong chiều đi xuống của mô hình chữ K có cơ hội giảm thiểu “nỗi đau” từ dịch Covid-19.

Bà nhấn mạnh vai trò của sự hỗ trợ kịp thời bằng các chính sách tài khóa của nhiều chính phủ. Chính phủ Mỹ đã cung cấp các biện pháp hỗ trợ tài chính như: cung cấp vaccine, giúp đỡ những người thất nghiệp, hỗ trợ tiền mặt với nhóm đối tượng thu nhập thấp.

Theo bà Craig Alexander, kinh tế trưởng của Deloitte tại Toronto (Canada), cả chính sách tài chính và tiền tệ dự kiến vẫn sẽ được duy trì cho đến năm 2023. Tuy nhiên, lãi suất sẽ nằm dưới mức lãi suất cân bằng của nền kinh tế cho đến năm 2024, hoặc thậm chí năm 2025. Cả Ngân hàng Canada và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đều muốn đợi cho lỗ hổng sản lượng GDP thu hẹp hoàn toàn và tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức “tiền Covid-19” trước khi họ tăng lãi suất.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất, bao gồm cả chất bán dẫn và ô tô, đang phục hồi nhanh chóng và thậm chí trở nên quá nóng, khi cung không đáp ứng được cầu. Một ví dụ điển hình có thể kể đến là các doanh nghiệp lớn trong ngành chip đang ngày càng chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực kinh doanh chip ô tô.

Trái ngược với xu hướng hồi phục của ngành công nghiệp sản xuất thì trên thực tế, tình hình trong lĩnh vực như dịch vụ, hay vận tải ở Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Về chính sách tài khóa, vào tháng 7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Đến ngày 13/8, Chính phủ đã chính thức có Tờ trình số 289/TTr-CP trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến miễn, giảm 138.000 tỷ đồng thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ cho DN, người dân.

Về chính sách tiền tệ, nhằm thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, theo TS Lê Xuân Nghĩa, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ nên sử dụng chính sách tài khóa, thay vì chính sách tiền tệ, trong nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp.

TT

TAGS:

Tin bài khác
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.
Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả 2025: Áp lực lớn, khó cán mốc 7,6 tỷ USD

Dù được kỳ vọng là ngành hàng tăng trưởng nhanh nhờ lợi thế mùa vụ và các hiệp định thương mại tự do, xuất khẩu rau quả năm 2025 đang đối mặt với thách thức lớn, khi thị trường chủ lực giảm mạnh nhập khẩu. Mục tiêu đạt 7,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vì thế trở nên đầy áp lực.
Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là cú hích mạnh mẽ, tạo thuận lợi tối đa cho khởi nghiệp và thu hút đầu tư, minh bạch hóa thủ tục.
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Partnership Marketing “Marketing 0 đồng”, một ý tưởng nghe qua tưởng như phi thực tế – lại đang trở thành một lối đi hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7, doanh nghiệp không cần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chỉnh sửa địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi địa giới hành chính được cập nhật. Cơ quan thuế sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, đảm bảo quyền lợi và tránh xử phạt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.