Thứ bảy 12/07/2025 18:33
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Startup Na Uy hô biến rác thải nhựa thành nhà ở

05/01/2021 14:38
Dùng một vấn đề lớn của thế giới để giải quyết một vấn đề khác là triết lý đằng sau sứ mệnh của một startup ở Na Uy nhằm xây dựng nhà giá rẻ từ 100% nhựa tái chế.

Trong nhiều thập kỉ qua, các công ty sản xuất trên toàn thế giới đã lạm dụng bao bì dùng một lần để đóng gói các sản phẩm của họ. Điều này thật dễ hiểu khi bao bì sử dụng một lần rất linh hoạt, đa năng, tiện lợi và có giá thành rẻ. Kể từ những năm 1950, hơn 9 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất, chỉ 9% trong số đó được tái chế. Trên thế giới, mỗi phút trôi qua lại có một triệu chai nhựa được mua và hai triệu túi nhựa được sử dụng. Theo Liên minh ô nhiễm nhựa, vào năm 2050, các đại dương trên thế giới sẽ chứa nhiều nhựa hơn các loài sinh vật biển. Hơn nữa, nhựa là một sản phẩm dầu mỏ, và việc sản xuất chúng làm tăng thêm tác động tiêu cực đối với khí hậu – hậu quả từ việc sử dụng hàng loạt nhiên liệu hóa thạch.

Trong bối cảnh những lo ngại về ô nhiễm và sự nóng lên toàn cầu ngày càng leo ​​thang, các vấn đề nhân đạo khác, đặc biệt là tình trạng vô gia cư trở thành vấn đề cấp bách không kém. Theo Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc, 1,6 tỷ người trên thế giới sống trong tình trạng thiếu nhà ở và dữ liệu hiện có cho thấy hơn 100 triệu người không có nhà ở. Thách thức đi kèm với xây dựng truyền thống là nó không hiệu quả về mặt kinh tế và cũng không bền vững. Với một tỷ người đang sống trong các khu ổ chuột, nhu cầu cấp thiết về nhà ở giá rẻ là không thể phủ nhận

Riêng ở khu vực cận Sahara châu Phi, nhu cầu về nhà ở giá rẻ trước mắt là 160 triệu căn và dự kiến ​​sẽ tăng lên 350 triệu căn vào năm 2050. Hơn nữa, COVID-19 chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề nhà ở. Do đó, vào Ngày Môi trường Thế giới đầu tháng này, UN-Habitat đã khởi động quan hệ đối tác với công ty khởi nghiệp Othalo của Na Uy để chống lại cả hai vấn đề – ô nhiễm nhựa và vô gia cư cùng một lúc.

Mẫu nhà tái chế từ công ty công nghệ ở Na Uy. Ảnh: Othalo
Mẫu nhà tái chế từ công ty công nghệ ở Na Uy. Ảnh: Othalo.

Sứ mệnh của startup Othalo ở Na Uy

Dùng một vấn đề lớn của thế giới để giải quyết một vấn đề khác là triết lý đằng sau sứ mệnh của một startup ở Na Uy nhằm xây dựng nhà giá rẻ từ 100% nhựa tái chế.

Othalo, một công ty khởi nghiệp người Na Uy, đã hình dung ra một tương lai có thể xây dựng cách giải quyết cả hai vấn đề này. Othalo chính thức thành lập vào năm 2019, được biết đến với công nghệ được cấp bằng sáng chế để sản xuất hàng loạt các hệ thống tòa nhà từ chất thải nhựa tái chế. Các tòa nhà này có thể là nhà ở, nơi trú ẩn cho người tị nạn, các đơn vị lưu trữ di động được kiểm soát nhiệt độ cho thực phẩm hoặc thuốc, cũng có thể là trường học hay bệnh viện. Hơn nữa, tất cả các ngôi nhà kiểu này đều có giá cả phải chăng, bền vững, thân thiện với môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn sống hiện đại – và tất nhiên chúng đều được làm bằng nhựa tái chế. Một ngôi nhà 60 m2 có thể nâng lên tám tấn nhựa. Với lượng rác thải nhựa hiện đang gây ô nhiễm hành tinh người ta ước tính có thể xây dựng thành một tỷ căn nhà tái chế.

Mô hình nhà tái chế
Nhà tái chế. Ảnh: Othalo.

Hơn nữa, theo một video báo chí của Othalo, các hệ thống tòa nhà chế tạo này được thiết kế linh hoạt và có thể đáp ứng được rất nhiều nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Các nhà thiết kế của Othalo đã tạo ra một loạt các mô-đun có thể được khóa lại với nhau, cho phép nhiều tòa nhà được làm từ các thành phần cốt lõi.

Người sáng lập Othalo, Frank Cato Lahti, đã phát triển công nghệ này từ năm 2016 với sự hợp tác của SINTEF và Đại học ở Tromso. Giờ đây, anh cũng đã hợp tác với kiến ​​trúc sư Julien De Smedt và Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu Silje Vallestad. Kiến trúc sư De Smedt cho rằng việc xây dựng một mô hình kiến trúc mới nào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của người nơi đây. Chính vì vậy, mô hình này chính là cầu nối giữa kiến trúc với văn hóa và làng nghề địa phương. Khi dự án tiếp tục được triển khai với sự hợp tác của UN-Habitat, việc công ty tuân thủ các mục tiêu đã nêu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Những ngôi nhà bền vững

UN-Habitat cho biết ước tính khoảng 60% người sống ở các khu vực đô thị của châu Phi đang ở trong các khu định cư không chính thức. Đồng thời, từ năm 1990 đến năm 2017, các quốc gia châu Phi đã nhập khẩu khoảng 230 tấn nhựa. Cơ quan này cho biết thêm: “Hầu hết được đưa vào các bãi rác, tạo ra một thách thức lớn về môi trường”.

Phó giám đốc điều hành UN-Habitat, Victor Kisob, cho biết mục đích của mối quan hệ hợp tác với Othalo là “thúc đẩy nhà ở đầy đủ, bền vững và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người”.

Quy trình của Othalo bao gồm việc cắt nhỏ chất thải nhựa và trộn chúng với các yếu tố khác, bao gồm cả vật liệu không cháy. Các thành phần được sử dụng có thể xây dựng nhà cao đến đến bốn tầng, và một ngôi nhà rộng 60 m2 sử dụng 8 tấn nhựa tái chế. Một nhà máy với một dây chuyền sản xuất có thể sản xuất 2.800 đơn vị nhà/năm.

Mẫu nhà tái chế từ công ty công nghệ ở Na Uy. Ảnh: Othalo
Cấu tạo bên trong của nhà tái chế từ công ty công nghệ ở Na Uy. Ảnh: Othalo.

Sau các thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm, nhà máy của Othalo ở Estonia đã bắt đầu sản xuất các bộ phận để xây dựng ba nhà thử nghiệm cho thủ đô Nairobi của Kenya, Yaoundé, thủ đô của Cameroon và Dakar, thủ đô của Senegal.

TH

Tin bài khác
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025” để tìm ra những hạt nhân đổi mới trong hệ sinh thái nông nghiệp tương lai.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

Việc ThinkZone trực tiếp quản lý BK Fund cho thấy cam kết lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của các cựu sinh viên Bách Khoa trong việc hỗ trợ, ươm tạo startup công nghệ đột phá.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.
Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Dù nhiều nghị quyết hỗ trợ đã ban hành, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Nên cần một cổng thông tin chung để kết nối chính sách ưu đãi hiệu quả hơn.