1. Cách mạng hoá chuỗi cung ứng truyền thống
Trong ngành may mặc truyền thống, việc sản xuất dựa vào tiền đặt cọc khiến các thương hiệu nhỏ khó linh hoạt theo nhu cầu thị trường. Nhận ra vướng mắc này, nhất là trong đại dịch COVID-19, khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, Shein đã áp dụng mô hình sản xuất linh hoạt theo lô nhỏ, nhằm giúp các nhà máy dễ dàng thích nghi với đơn hàng nhỏ, duy trì hoạt động và phản ứng nhanh với biến động thị trường.
2. Chiến lược ưu đãi
Bằng hình thức "Khuyến mãi và trợ cấp", Shein đã hỗ trợ cho các nhà bán hàng bằng cách cung cấp phiếu giảm giá và trợ cấp, giúp họ giảm bớt gánh nặng tài chính và dễ dàng nhận các đơn hàng nhỏ hơn. Bên cạnh đó, chiến lược "Đào tạo chuyên sâu" của Shein đảm bảo cho việc thương hiệu này cung cấp đào tạo có hệ thống cho các nhà phân phối, giúp họ nắm vững và áp dụng quy trình sản xuất hiệu quả cho các lô hàng nhỏ, từ đó nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh.
3. Mô hình "đơn hàng nhỏ, trả hàng nhanh"
Chiến lược kinh doanh của Shein là bắt đầu bằng cách đặt các đơn hàng nhỏ để giảm thiểu nguy cơ sản xuất dư thừa và tồn kho. Phương pháp này cho phép công ty thử nghiệm thiết kế mới và đánh giá sự quan tâm của khách hàng mà không cần đầu tư lớn.
Các sản phẩm nhận được phản hồi tích cực sẽ được tăng cường sản xuất. Mô hình dựa trên dữ liệu này đảm bảo rằng, chỉ những mặt hàng thành công mới được sản xuất với số lượng lớn, từ đó điều chỉnh sản lượng phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm lãng phí.
4. Chiến dịch marketing
Shein áp dụng chiến lược marketing đa kênh để giảm chi phí và mở rộng phạm vi tiếp cận:
- Digital marketing: Sử dụng nhiều kênh quảng cáo khác nhau để tiếp cận thị trường rộng mà không phụ thuộc vào nền tảng cụ thể.
- Influencers marketing: Hợp tác với KOLs (người có tầm ảnh hưởng) để tận dụng hình ảnh của họ, tạo sự chú ý và thu hút đối tượng mục tiêu.
- Affiliate marketing: Tối ưu hóa chiến dịch bằng cách cho phép các đối tác quảng bá sản phẩm và kiếm hoa hồng, mở rộng phạm vi tiếp cận với chi phí thấp.
Hà Chi