Sẽ xử lý nghiêm tổ chức tín dụng cố tình vi phạm cạnh tranh không lành mạnh
- 19
- Pháp luật doanh nghiệp
- 09:05 12/09/2019
Các tổ chức tín dụng phải rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định nội bộ, bao gồm cả quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản 7031/NHNN-TTGSNN gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam về việc cảnh báo cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay
Để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay, về lãi suất huy động bằng ngoại tệ, về sử dụng phương án không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay; kiểm soát chặt chẽ khoản vay.
Đặc biệt, các tổ chức tín dụng phải kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và giải ngân vốn vay đối với các khoản vay đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm. Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng cố tình vi phạm.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường tự kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ liên quan đến hoạt động huy động vốn và cho vay, đặc biệt là các khoản cho vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm; chủ động xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố những trường hợp vi phạm; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng để có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn hoạt động.
Qua thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước nhận thấy có hiện tượng một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng vay vốn có đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm nhưng không có phương án sử dụng vốn vay theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Ngân hàng Nhà nước khẳng định, việc này vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay.
D.Bùi
Bài liên quan
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
- Tháo gỡ vướng mắc về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
- Phó Thống đốc NHNN: Tiền ảo, các loại giống tiền ảo không hợp pháp tại Việt Nam
- Các hãng hàng không châu Á chờ đợi sự phục hồi của lượng khách Trung Quốc
- Đạo luật CHIPS khiến các nhà sản xuất phải đối mặt với sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc
- Bộ Y tế sẽ thu hồi, tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
- Talkshow: Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam (Phần 2)
- Thủ tướng cảnh báo về sức ép lạm phát lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro
#tổ chức tín dụng

Lấy ý kiến sửa đổi quy định cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, việc sửa đổi Thông tư 39 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong quá trình hoạt động.

Khuyến khích mua bán, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng
Với các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài (liên doanh, 100% vốn nước ngoài), tiếp tục tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia hỗ trợ và xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước.

Các tổ chức tín dụng đã rót 700.000 tỷ đồng vốn ra nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm
Ước tính từ đầu năm đến ngày 25/4/2022, hệ thống tổ chức tín dụng đã "bơm" ra nền kinh tế hơn 700.000 tỷ đồng tín dụng.

Đề xuất quy định mới về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD) thay thế Thông tư số 18/2015/TT-NHNN.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24/5/2022.

Không thể ưu đãi theo cách 'cho không'
Các tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp, không thể bỏ vốn ra ưu đãi theo cách “cho không” lãi suất 0% cho 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong khi họ đang phải chịu rất nhiều chi phí liên quan đến đồng vốn đó.
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Hà Tĩnh: Vi phạm khai thác khoáng sản, 4 doanh nghiệp bị xử phạt
Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh vừa xử phạt 4 doanh nghiệp với số tiền 282 triệu đồng do có các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản
Nghệ An: Thu hồi 41,53ha thuộc giai đoạn 2 Dự án trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân do chậm tiến độ
UBND tỉnh Nghệ An vừa đồng ý chủ trương thu hồi diện tích 41,53ha thuộc giai đoạn 2 Dự án trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân tại phường Nghi Hương, TX. Cửa Lò vì chậm tiến độ…
Dự án Nhà ở xã hội Thuận Thành Royal: Vì sao UBND huyện yêu cầu Công an vào cuộc?
UBND huyện Thuận Thành- Bắc Ninh đã có văn bản gửi Công an huyện chủ trì phối hợp với Phòng Kinh tế & hạ tầng và các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, rà soát, yêu cầu chủ đầu tư dừng mọi hoạt động đầu tư xây dựng (nếu có). Đồng thời xác minh, ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu cơ, thổi giá, lừa đảo, rửa tiền, có hành vi trục lợi liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản tại dự án Nhà ở xã hội Thuận Thành (Thuận Thành Royal).
Nguyên Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long bị khai trừ khỏi Đảng
Ông Phạm Hồng Hà đã có những vi phạm, khuyết điểm: Trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; làm trái quy định của Nhà nước về đấu thầu, quản lý đầu tư; bản thân và một số cán bộ, nhân viên thuộc quyền bị xử lý hình sự.
Sau loạt sai phạm của Đất Phương Nam, dự án Ascent Lakeside "về tay" Tiến Phát Sanyo Homes
UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định xử phạt số 1676 đối với Công ty Đất Phương Nam do loạt sai phạm khi xây dựng dự án cao ốc thương mại, dịch vụ và căn hộ Lakeside Tower (tên khác Ascent Lakeside). Hiện dự án này lại được Công ty CP Tiến Phát Sanyo Homes tiếp tục thực hiện.
Hà Tĩnh: Xử lý 34 vụ gian lận sử dụng điện với tổng số tiền 345,707 triệu đồng
Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã phát hiện và phối hợp xử lý 34 vụ gian lận sử dụng điện, sản lượng điện năng truy thu 106.594 kWh, tương ứng số tiền 345,707 triệu đồng…
Chủ đầu tư dự án Du lịch sinh thái Song Phương bị "bêu tên" vì nợ thuế
Công ty CP Thương mại và dịch vụ Phương Viên - chủ đầu tư dự án Điểm dịch vụ du lịch sinh thái Song Phương (huyện Hoài Đức) đang nợ thuế hàng chục tỷ đồng.
Bộ Công an: Đưa 7 dự án của FLC tại Thanh Hóa vào "tầm ngắm"
Việc cung cấp hồ sơ các dự án trên để phục vụ việc điều tra vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan...
Hà Nội: Công ty CP Việt- Mông lấp ao gây úng ngập vườn của dân
Khu vườn vườn chè, cây ăn quả rộng hơn 8.000 m2 của hộ bà Nguyễn Thị Linh đang đứng trước nguy cơ bị chết do ngập úng. Hiện tại, hơn trăm cây chè, hàng chục cây bưởi đã bị chết rụi. Công ty CP Việt – Mông, doanh nghiệp gây ra hậu quả trên đã hứa sẽ thông cống, khơi dòng chảy, khắc phục ngay tình trạng ngập úng. Nhưng đã nhiều tháng qua đi, Công ty CP Việt Mông vẫn chưa thực hiện…, liệu hàng trăm cây ăn quả, hàng nghìn cây chè của hộ bà Linh có sống được qua mùa mưa năm nay?
Vụ việc tranh chấp đất ở xã Liên Trung, Đan Phượng, Hà Nội: Trả lời của UBND huyện có thỏa đáng?
Liên quan đến việc bà Nguyễn Thị Thúy, hộ kinh doanh cá thể đại diện một số hộ dân ở ngõ 38 đường Nhà Thờ, cụm 2 xã Liên Trung, Đan Phượng có đơn khiếu nại việc hộ ông Nguyễn Trọng Sâm lấn chiếm đất công, gây cản trở đường đi ngõ xóm, ngày 5/7/2022, UBND huyện Đan Phượng đã có văn bản số 1139/UBND-TTr trả lời.