Sẽ bỏ quy định lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước phải là công chức
- Chính sách
- 09:59 14/02/2019
Sẽ không quy định là công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước.
Theo Bộ Nội vụ, nếu tính chi phí đào tạo trung bình 5 triệu đồng/người/năm thì mỗi năm ngân sách sẽ phải bỏ ra khoảng 290 tỷ đồng cho công tác đào tạo đối với những đối tượng này.
Đây là một trong những điểm mới tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ - Công chức và Luật Viên chức đang được Bộ Nội vụ lấy kiến.
Theo đó, Bộ Nội vụ cho biết, mặc dù Luật Viên chức và các Nghị định đã quy định tương đối chi tiết nhưng trên thực tế số lượng đơn vị sự nghiệp công lập rất lớn, đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động và cách thức tổ chức quản lý nên còn cách hiểu khác nhau về "bộ máy lãnh đạo, quản lý" dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn.
"Thực tế hiện nay, do đơn vị sự nghiệp không được thực hiện chức năng quản lý nhà nước và không thực hiện hoạt động công vụ, trừ một số đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước nên công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý lý đơn vị sự nghiệp công lập không được hưởng phụ cấp công vụ và hầu hết các đơn vị sự nghiệp cũng không được giao biên chế công chức", Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Mặt khác, trong số công chức thuộc bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và thực hiện hoạt động nghề nghiệp thì rất ít trường hợp chuyển sang giữ ngạch công chức. Điều này dẫn đến những vướng mắc, không thống nhất trong việc thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng cơ chế quản lý đối với những người này.
Một số đối tượng như Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những người giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp theo quy định của Luật cũng áp dụng các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá, thôi việc, kỷ luật tương tự như đối với công chức.
Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động của doanh nghiệp khác với cơ quan hành chính nên trong quá trình thực hiện các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá, thôi việc, kỷ luật đối với viên chức lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp còn những vướng mắc, chưa phù hợp; chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong thời kỳ mới.
Điều này cũng dẫn đến những bất cập trong thực tế triển khai thực hiện do bản chất thực hiện công vụ khác với hoạt động kinh doanh nên không thể áp dụng chế độ đối với những đối tượng này như với đội ngũ công chức.
Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đề xuất sẽ không quy định là công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước.
Đồng thời, bỏ quy định áp dụng Luật cán bộ công chức đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Đánh giá tác động của đề xuất này, Bộ Nội vụ cho rằng, về mặt kinh tế sẽ có tác động tích cực đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, việc không quy định công chức là những người đang làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập và không áp dụng pháp luật về cán bộ công chức đối với những người giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp sẽ bảo đảm những người này hoạt động đúng vị trí, chức năng, đúng bản chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp.
Điều này sẽ giúp cho các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Quy định cũng sẽ tạo sự công bằng về quyền lợi, trách nhiệm giữa đội ngũ cùng công tác trong một đơn vị, đề cao trách nhiệm, chủ động của doanh nghiệp nhà nước cũng như đơn vị sự công lập.
Mặt khác, việc không quy định đội ngũ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là cán bộ, công chức sẽ giúp ngân sách nhà nước tiết kiệm được hàng trăm tỉ đồng mỗi năm (chi phí đào tạo, báo cáo đánh giá…), chưa kể những chi phí vô hình (thời gian vật chất cho các cuộc hội họp, kiểm điểm, đánh giá với tư cách là công chức, những phát sinh khi phải hỏi ý kiến cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề có liên quan).
Theo đó, nếu tính chi phí đào tạo trung bình 5 triệu đồng/người/năm thì mỗi năm ngân sách sẽ phải bỏ ra khoảng 290 tỷ đồng cho công tác đào tạo đối với những đối tượng này.
Việc bỏ quy định áp dụng Luật cán bộ công chức đối với những người giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp cũng góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí vật chất, phòng chống tham ô, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thay đổi cơ cấu tổ chức và sẽ tinh giảm đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước. Theo đó, dự kiến giảm khoảng 58 vạn công chức thuộc khối đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với người dân và doanh nghiệp, cơ bản đề xuất này không có tác động trực tiếp nhưng sẽ được lợi từ việc giảm các chi phí của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh) do tiết kiệm được từ các hoạt động hội họp, đánh giá, xin ý kiến… của các cơ quan này.
Về tác động tiêu cực, Bộ Nội vụ đánh giá là không rõ ràng, tuy nhiên cần có sự chuẩn bị để đề xuất phương thức quản lý đối với những người này bảo đảm hoạt động đúng tính chất, theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự quản lý của nhà nước, đặc biệt là bảo đảm cơ chế lãnh đạo của Đảng.
Tác động đối với hệ thống pháp luật, về tổ chức bộ máy, Bộ Nội cho rằng đề xuất chính sách không liên quan đến thay đổi tổ chức bộ máy nhà nước hiện hành. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm tính khả thi khi các nội dung chính sách này được quy phạm hóa.
Chính sách sẽ tác động tích cực đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trực tiếp các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do không còn thực hiện quản lý trực tiếp (về chế độ, chính sách, công tác điều động, luân chuyển, đánh giá, đánh giá xếp loại, kỷ luật…) đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước.
Việc không quy định công chức là những người đang làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập và không áp dụng pháp luật về cán bộ công chức đối với những người giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp còn góp phần bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả của nền hành chính, phòng, chống tham nhũng, sách nhiễu. Qua đó, gián tiếp bảo đảm các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Bộ Nội vụ cũng khẳng định, đề xuất mà cơ quan này đưa ra không trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nếu được thông qua, dự kiến dự thảo sẽ có hiệu lực từ 1/1/2020.
Duyên Duyên
Tin liên quan
#lãnh đạo

Cựu phó chủ tịch Qualcomm đầu quân cho Microsoft
Yang Hou, cựu phó chủ tịch cấp cao của Qualcomm sẽ thay thế vị trí chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Alain Crozier tại Microsoft khu vực Trung Quốc đại lục.

Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam "xuyên khủng hoảng" như nào?
Là chủ đề tọa đàm của các diễn giả nổi tiếng là những chuyên gia đầu ngành như: ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch HĐQT Alpha Books, Viện trưởng Viện Lãnh đạo ABG; bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao; ông Tô Chính Nghĩa – Nguyên Giám đốc Điều hành miền Bắc & miền Trung Samsung Việt Nam, GĐ toàn quốc B2B & Project LG Electronics Việt Nam, Cố vấn quỹ Dragon Capital (Anh Quốc); bà Bùi Kim Thùy – Đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ ASEAN (USABC), ông Phạm Trí Nguyễn – Thành viên HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông …cùng đông đảo lãnh đạo các doanh nghiệp, doanh nhân đa lĩnh vực, Chủ tịch tập đoàn, Founder/ Co-Founder và đại diện của các doanh nghiệp trên toàn quốc.

Lãnh đạo kiểu Jeff Bezos hay Elon Musk?
Jeff Bezos và Elon Musk cùng đứng đầu trong danh sách các nhà lãnh đạo sáng tạo nhất. Tuy nhiên, cách thức họ dẫn dắt, quản trị công ty rất trái ngược, đâu mới là phương thức đúng đắn?

Thách thức của người lãnh đạo trong thời kỳ chuyển đổi
Khi thế giới xung quanh thay đổi nhanh chóng bởi sự tác động của công nghệ và số hóa, bắt buộc người lãnh đạo phải chọn “đột phá” hay “bị phá vỡ”.

Những nhà lãnh đạo được trả lương cao nhất thế giới
Bảng xếp hạng mới được công bố gần đây đã tiết lộ mức thu nhập của 20 nhà lãnh đạo được trả lương cao nhất thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin không nằm trong danh sách này.

3 nguyên tắc mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng không thể bỏ qua
Có lẽ 95% thành công của nhà lãnh đạo nằm ở khả năng chọn đúng người làm việc cho bạn ngay từ đầu. Chọn đúng người là xuất phát điểm của sự xuất sắc trong quản lý.
Đọc thêm Chính sách
Quảng Trị: Bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt Cục thuế
Ngày 01/03/2021 đồng chí Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng - Tổng Cục thuế bổ nhiệm lãnh đạo Cục thuế tỉnh Quảng Trị.
Hưng Yên: Công nhân 180 doanh nghiệp được xét nghiệm covid
Ngày 2/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên và một số cơ sở sản xuất kinh doanh, các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Google, Facebook, YouTube, Netflix sẽ đăng ký nộp thuế trực tuyến tại Việt Nam
Google, Facebook, YouTube, Netflix dù không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam nhưng hoạt động qua phương thức thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ phải đăng ký thuế, khai thuế và nộp các nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
Bộ Nội vụ ban hành kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025
Bộ Nội vụ vừa ban hành Quyết định số 151/QĐ-BNV phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ Nội vụ.
Hải quan Quảng Ninh nâng cao kiến thức xử lý nghiệp vụ
Nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ Hải quan Quảng Ninh có đợt tập huấn nâng cao trình độ, năng lực và khả năng xử lý tình huống trong công tác kiểm tra sau thông quan cho cán bộ công chức, đảm bảo việc thực hiện thống nhất các quy định.
Ngành Nông Lâm Thủy sản kim nghạch xuất nhập khẩu tăng vượt mức chỉ tiêu
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt gần 11 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 6,17 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu ước khoảng 4,8 tỷ USD, tăng 13,6%; xuất siêu khoảng 1,37 triệu USD.
Phạt đến 80 triệu đồng khi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Ngày 01/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2021/NĐ-CP về việc quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi.
9 nhóm nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030
Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019, theo đó, Chương trình tập trung vào 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu.
Hình thành mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng mở
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thông qua đề nghị quản lý hải quan hàng xuất, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
Chính phủ vừa thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử.