Bài liên quan |
Truy xuất nguồn gốc - xu hướng bắt buộc của thị trường nhập khẩu |
Sơn La: 72 doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ truy xuất nguồn gốc |
Vụ Khoa học và Công nghệ đang đề xuất xây dựng Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, với kế hoạch hoàn thành vào tháng 12/2025. Đề xuất này nhằm nâng cao tính minh bạch, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường.
Theo đó, 8 nhóm sản phẩm bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc bao gồm: bia; rượu, cồn và đồ uống có cồn; nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; bột, tinh bột; bánh, mứt, kẹo; cùng các dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh. Việc xác định các nhóm sản phẩm này dựa trên Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong kiểm soát chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
![]() |
Sắp đưa 8 nhóm sản phẩm vào diện bắt buộc phải truy xuất nguồn gốc |
Nhằm hỗ trợ triển khai hiệu quả, Vụ Khoa học và Công nghệ đã hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để xây dựng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc tại địa chỉ https://votas.vn/. Hệ thống này bảo đảm khả năng kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia, đồng thời tích hợp dữ liệu và ứng dụng cập nhật thông tin sản phẩm một cách toàn diện.
Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đã tiến hành khảo sát nhu cầu quản lý và triển khai truy xuất nguồn gốc trong ngành Công Thương. Kết quả khảo sát là nền tảng để xác định phương hướng kỹ thuật, đồng thời xây dựng thiết kế chi tiết cho hệ thống cổng thông tin điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và từng bước hình thành cơ sở dữ liệu đồng bộ.
Ngoài ra, Cục Xúc tiến thương mại cũng đang triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc phục vụ xúc tiến thương mại tại https://itrace247.com/. Đây là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao uy tín sản phẩm, đáp ứng yêu cầu minh bạch từ thị trường trong nước và quốc tế.
Việc thúc đẩy hệ thống truy xuất nguồn gốc không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp, hợp tác xã gia tăng khả năng cạnh tranh, tạo niềm tin trên thị trường và thuận lợi hơn trong hoạt động xuất khẩu.