Thứ sáu 27/12/2024 06:46
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thị trường

Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá với tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc

26/12/2024 11:47
Để khôi phục lại môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc.
Bài liên quan
Quyết định điều tra chống bán phá giá với tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc

Trên cơ sở xem xét kết luận của cơ quan điều tra, mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3453⁄QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức trong vòng 5 năm đối với một số sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

Sản phẩm tháp điện gió là một phần của các máy phát điện sử dụng sức gió, thường có kết cấu bằng thép theo dạng hình trụ. Tháp điện gió là phần nối giữa đế tháp và buồng chứa tuabin điện gió.

Sản phẩm này được dựng trên phần đế tháp để chống đỡ tua bin gió và cánh quạt, có tác dụng chịu lực trong quá trình vận hành của máy phát điện sử dụng sức gió. Giá trị của phần tháp điện gió thông thường chiếm khoảng từ 5% đến 7% tổng giá trị của một máy phát điện sử dụng sức gió hoàn chỉnh.

Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá với tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá với tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc

Theo kết luận của cơ quan điều tra (Cục Phòng vệ thương mại), công ty sản xuất tháp điện gió trong nước là thành viên của một trong những tập đoàn sản xuất tháp điện gió hàng đầu trên thế giới với tổng thị phần chiếm đến 15% tổng công suất điện gió sản xuất trên thế giới.

Công ty tại Việt Nam được xem là công ty có năng lực sản xuất và chất lượng tốt nhất trong hệ thống toàn cầu của tập đoàn. Sản phẩm của công ty sản xuất tại Việt Nam đã được xuất khẩu với khối lượng lớn sang nhiều thị trường như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Mặc dù ngành sản xuất trong nước có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhưng căn cứ trên các bằng chứng và dữ liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định sản phẩm tháp điện gió nhập khẩu từ một số doanh nghiệp Trung Quốc đã bán phá giá và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước tại thị trường Việt Nam.

Kết luận này thể hiện ở các yếu tố như sản lượng, thị phần, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận bán hàng, lao động của ngành sản xuất trong nước đều suy giảm xuống mức thấp nhất trong thời kỳ điều tra.

Vì vậy, để khôi phục lại môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc.

Quyết định của Bộ Công Thương cũng xác định một doanh nghiệp của Trung Quốc sẽ không bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá do không có hành vi bán phá giá trong thời kỳ điều tra. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Sản phẩm tháp điện gió nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định 3453/QĐ-BCT.

Trong thời gian tới, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục theo dõi, rà soát lại mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc khi có hồ sơ yêu cầu của các bên liên quan theo quy định pháp luật để đảm bảo biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đúng đối tượng, đúng mức độ và trong khoảng thời gian hợp lý.

Trước đó như DN&HN đã đưa tin, Bộ Công Thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2494/QĐ-BCT để điều tra việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm tháp điện gió nhập khẩu từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Sản phẩm này được phân loại dưới các mã HS: 7308.20.11 và 7308.20.19, và trong trường hợp nhập khẩu là một phần của tổ máy phát điện từ gió, thì được phân loại dưới các mã HS 8502.31.10 và 8502.31.20 (Mã số vụ việc: AD18).

Quyết định này được đưa ra sau khi các doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước, bao gồm Công ty TNHH CS WIND Việt Nam và Công ty TNHH Năng lượng xanh và Tái tạo Phương Nam, đã nộp Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp CBPG vào ngày 25/7/2022.

Theo quy định của pháp luật, sau khi tiến hành điều tra, Bộ Công Thương gửi các câu hỏi điều tra đến các bên liên quan để thu thập thông tin. Thông tin này sẽ được sử dụng để phân tích và đánh giá các nội dung cáo buộc, bao gồm hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc, thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất của Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại trong nước.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Tin bài khác
Sẽ rà soát biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với mía đường từ Myanmar

Sẽ rà soát biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với mía đường từ Myanmar

Trước đó, các biện pháp phòng vệ thương mại đã được áp dụng đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước tình trạng bán phá giá và trợ cấp không công bằng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập trung vào thế mạnh du lịch tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập trung vào thế mạnh du lịch tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Bà Rịa – Vũng Tàu quyết tâm phát triển sản phẩm OCOP theo chiều sâu, khai thác thế mạnh các địa phương đến với người tiêu dùng
Khai mạc Hội chợ đồ gỗ cuối năm 2024 tại Đồng Nai

Khai mạc Hội chợ đồ gỗ cuối năm 2024 tại Đồng Nai

Hội chợ đồ gỗ cuối năm 2024 là một sân chơi chuyên nghiệp, nơi các nhà sản xuất, nhà phân phối và đối tác quốc tế cùng gặp gỡ, kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Doanh số bán hàng tháng 11 của Ford Việt Nam cao nhất lịch sử

Doanh số bán hàng tháng 11 của Ford Việt Nam cao nhất lịch sử

Tháng 11 vừa qua là tháng bán lẻ kỉ lục của Ford với tổng cộng 5.593 xe, phá kỉ lục của tháng 10 liền trước và của tất cả các tháng trong lịch sử bán hàng của Ford tại Việt Nam.
Bà Rịa- Vũng Tàu: Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế

Bà Rịa- Vũng Tàu: Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế

Với chủ đề Vì biển đảo xanh, Ngày hội sống xanh tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững biển đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024 được diễn ra vào ngày 17/12 tại huyện Côn Đảo.
Thị trường ô tô nội địa đã tiêu thụ 470 nghìn xe trong năm 2024

Thị trường ô tô nội địa đã tiêu thụ 470 nghìn xe trong năm 2024

Nếu doanh số tháng 12 đạt tương đương tháng 11, dự báo tổng tiêu thụ ô tô toàn thị trường trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 470.000 xe, ghi dấu sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường ô tô Việt Nam.
Phú Thọ: Tăng cường các hoạt động phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng

Phú Thọ: Tăng cường các hoạt động phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Văn bản số 5299/UBND-CNXD (ngày 4/12/2024), khởi động một loạt các biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam tăng cường nhiều biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp lễ, tết

Quảng Nam tăng cường nhiều biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp lễ, tết

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch 2025, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2025.
Tổng cục Hải quan: Buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp

Tổng cục Hải quan: Buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp

Theo báo cáo từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 11 năm 2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, giảm về số vụ nhưng tăng về trị giá hàng hóa so với cùng kỳ năm 2023.
Hàng hóa Việt Nam trước sự thay đổi xu hướng tiêu dùng do thương mại điện tử

Hàng hóa Việt Nam trước sự thay đổi xu hướng tiêu dùng do thương mại điện tử

Để không bị tụt lại phía sau, các doanh nghiệp cần chủ động đón đầu các xu hướng tiêu dùng, tận dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Giải pháp, chiến lược cho ngành khách sạn phát triển bền vững

Giải pháp, chiến lược cho ngành khách sạn phát triển bền vững

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, nhấn mạnh rằng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, hội thảo “Giải pháp và chiến lược cho ngành khách sạn” là cái nhìn toàn cảnh về thị trường, từ số liệu thống kê đến kế hoạch quảng bá.
Sự khác biệt giữa hàng Việt và "đội quân livestream" quốc tế nằm ở đâu?

Sự khác biệt giữa hàng Việt và "đội quân livestream" quốc tế nằm ở đâu?

Để cạnh tranh với "đội quân livestream" quốc tế, sự khác biệt của hàng Việt chính là câu chuyện chất lượng và khả năng kiểm soát tốt quy trình từ sản xuất đến giao nhận.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đối thoại với nông dân tìm hướng phát triển du lịch nông nghiệp

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đối thoại với nông dân tìm hướng phát triển du lịch nông nghiệp

Sáng 27-11, Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân thành phố với chủ đề “Vai trò của nông dân trong phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn”.
Bộ LĐTB&XH dự báo 3 nhóm ngành tuyển dụng lao động lớn dịp cuối năm

Bộ LĐTB&XH dự báo 3 nhóm ngành tuyển dụng lao động lớn dịp cuối năm

Bộ LĐTB&XH dự báo những ngành được dự đoán sẽ đóng vai trò chủ lực trong tuyển dụng lao động, tạo thêm cơ hội việc làm, nhờ sức cầu tăng cao vào dịp cuối năm.
Tác động từ nhập khẩu công nghiệp điện tử đối với công nghiệp nội địa

Tác động từ nhập khẩu công nghiệp điện tử đối với công nghiệp nội địa

Trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu ngành công nghệ điện tử đạt 88,25 tỷ USD, chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Nhập khẩu công nghệ điện tử có tác động đáng kể đến sự phát triển của công nghệ nội địa.