Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trung Quốc
Trong hai thập kỷ qua, các quỹ mạo hiểm ngày càng tập trung vào các nền kinh tế mới nổi của châu Á. Trung Quốc nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và cải cách kinh tế lớn được thực hiện trong vài năm qua đã dẫn đầu đầu tư mạo hiểm. Làn sóng khởi động đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu khi các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học cung cấp công nghệ và vốn đầu tư cho các công ty khởi nghiệp mới. Làn sóng thứ hai đến từ các ngân hàng Trung Quốc. Nguồn hỗ trợ thứ ba là các khu công nghệ với các khu công nghiệp khoa học.
Tuy nhiên, lúc bấy giờ Chính phủ Trung Quốc không công nhận các công ty vốn mạo hiểm như một tổ chức hợp pháp. Cho đến đầu những năm 90, một số công ty đầu tư mạo hiểm nước ngoài như IDG Capital Partners gia nhập Trung Quốc làm thay đổi nhận thức về vốn mạo hiểm và trở thành một loại tài trợ của chính phủ.
Cho đến nay, phần lớn các khoản đầu tư mạo hiểm ở quốc gia này được thực hiện bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu. Một số quỹ mạo hiểm toàn cầu được thành lập trong liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc đã giúp giảm chi phí giao dịch trong nước.
Trước đây, nếu các quỹ đầu tư mạo hiểm tại đất nước này có xu hướng đầu tư và doanh nghiệp nhà nước thì bây giờ đã thay đổi chiến lược sang đầu tư vào các công ty tư nhân và khởi nghiệp. Đây là một trong những thay đổi quan trọng của các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Về mặt ngành nghề, với sự thay đổi nhanh chóng và gia tăng đột ngột nhu cầu toàn cầu về phần mềm và dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin, các ngành nghề này đã thu hút được vốn đầu tư từ các quỹ mạo hiểm có mặt tại đây.
Tại Trung Quốc, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong xã định môi trường đầu tư mạo hiểm. Trong số các áp đặt hạn chế đối với các quỹ mạo hiểm, nghiêm trọng nhất có lẽ là các quỹ mạo hiểm toàn cầu không được phép niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước tại đây. Tuy nhiên, bất chấp các hạn chế, đầu tư mạo hiểm vẫn phát triển không suy giảm. Những khoản đầu tư này mang lại cơ hội sinh lợi cao cho các quỹ mạo hiểm cũng như hỗ trợ số lượng lớn các doanh nghiệp mới ở Trung Quốc.
Nhật Bản
Là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, đầu tư mạo hiểm tại Nhật Bản phát triển mạnh. Các quỹ đầu tư mạo hiểm tại quốc gia Mặt Trời mọc được thành lập từ rất nhiều nguồn khác nhau như quỹ từ chính phủ, từ những tập đoàn lớn…
Khi xu hướng khởi nghiệp nổ ra, các doanh nghiệp tại Nhật Bản mở rộng vốn đầu tư mạo hiểm. Đầu tư vốn mạo hiểm của các tập đoàn lớn thông qua quỹ nội bộ và các kênh ngày càng tăng. Các khoản đầu tư tăng mạnh về số lượng trong năm 2011 và lên đến 68,1 tỷ yên (611 triệu đô la) trong năm ngoái. Tại đất nước này, các công ty truyền thông và internet là những nhà lãnh đạo đáng chú ý trong việc thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm. Dần dần, phạm vi này cũng được mở rộng bao gồm các nhà sản xuất ô tô và các doanh nghiệp trong lĩnh vực như bất động sản, tài chính. Liên minh Renault của Pháp và Nissan Motor của Nhật Bản cùng Mitsubishi Motors đã công bố quỹ đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực như xe tự lái và trí thông minh nhân tạo. Công ty bất động sản Mitsui Fudosan quản lý một quỹ trị giá 5 tỷ yên với công ty đầu tư mạo hiểm Tokyo Global Brain từ năm 2016.
Bên cạnh quỹ do các tập đoàn lớn lập nên, Chính phủ Nhật Bản cũng quan tâm đặc biệt tới vấn đề này. Vốn đầu tư mạo hiểm của chính phủ được chính phủ tài trợ, vốn đầu tư cổ phần hoặc vốn chủ sở hữu trong các công ty mới nhằm khuyến khích các bên trung gian đầu tư. Có ba quỹ mạo hiểm chính phủ do Chính phủ Nhật Bản thành lập: Quỹ tài trợ của trường đại học, tài trợ cho bốn trường đại học nghiên cứu chính là Đại học Tokyo, Đại học Kyoto, Đại học Osaka và Đại học Tohoku ; INC (tập đoàn Đổi mới có tài trợ từ chính phủ và các tập đoàn tư nhân) có tổng vốn hóa 300 tỷ yên; tài trợ các dự án đầu tư quỹ của Tổ chức Doanh nghiệp vừa và nhỏ và đổi mới khu vực, kinh phí đầu tư vào các công ty mới thành lập thông qua các quỹ mạo hiểm tư nhân và chính sách đầu tưu mạo hiểm địa phương.
Canada
Đầu tư mạo hiểm tại Canada giống như Nhật Bản. Quốc gia này có nhiều loại quỹ khác nhau. Có thể kể đến các quỹ đầu tư độc lập tư nhân chuyên nghiệp quản lý vốn từ các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và các cá nhân có giá trị ròng cao. Còn có các quỹ liên doanh do chính phủ tài trợ, chẳng hạn như các ngân hàng do ngân hàng phát triển kinh doanh Canada (BDC), tổ chức tài chính thuộc sở hữu chính phủ. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiên của các quỹ liên doanh do công ty tài trợ đầu tư vốn thay mặt cho các tập đoàn thực hiện mục tiêu chiến lược và tiếp cận đổi mới. Trọng tâm của các quỹ mạo hiểm là các công ty sáng tạo trọng công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học đời sống hoặc các lĩnh vực công nghệ sạch đang ở giai đoạn đầu hoặc tăng trưởng. Các quỹ cũng có mặt trong các lĩnh vực khác như kinh doanh nông nghiệp và ở các gia đoạn khác như đang tăng trưởng và giai đoạn cuối.
Ngoài ra, như đã công bố trong ngân sách 2017, chính phủ Canada, thông qua BDC sẽ cung cấp 400 triệu đô la để tăng vốn đầu tư mạo hiểm ở giai đoạn cuối dựa trên sáng kiến xúc tiến đầu tư mạo hiểm (VCCI) . Theo VCCI, chính phủ đang đầu tư vào năm quỹ sẽ đầu tư mạo hiểm trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào các công ty khởi nghiệp Canada cũng như đầu tư trực tiếp vào các công ty non trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. 05 nhà quản lý quỹ để nhận các khoản đầu tư theo VCCI bao gồm: công ty nghiên cứu và đầu tư Hamilton Lane, quỹ cổ phần tư nhân HarbourVest, Công ty đầu tư mạo hiểm Kensington Capital Partners, Công ty cổ phần tư nhân Northwest Capital Partners và Công ty chuyên đầu tư quỹ Teralys Capital. Sáng kiến này sẽ tăng cường đầu tư kinh doanh tại Canada, cải thiện hệ sinh thái vốn mạo hiểm trên toàn quốc và thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước.
New Zealand
Quỹ đầu tư mạo hiểm New Zealand (NZVIF) đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm và các đối nhóm nhà đầu tư thiên thần để thúc đẩy đầu tư vào các công ty trẻ New Zealand có tiềm năng tăng trưởng cao. NZVIF được thành lập giúp xây dựng một thị trường vốn mạo hiển sôi động tại đất nước này. Quỹ này chịu trách nhiệm hai chương trình: chương trình vốn đầu tư mạo hiểm (VC) là quỹ lớn quản lý các quỹ nhỏ đầu tư 160 triệu đô la; quỹ đồng đầu tư khởi nghiệp (SCIF). Thông qua chương trình này, NZVIF đặt mục tiêu đầu tư lên tới 40 triệu đô là trong vòng 5-6 năm tới đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thu hút được vốn đầu tư mạo hiểm.
Bên cạnh đó, NZVIF có khả năng trở thành quỹ đầu tư mạo hiểm lớn hơn nữa do chính phủ tài trợ để đầu tư trực tiếp hoặc các nhà đầu tư doanh nghiệp thành lập quỹ. Tuy nhiên, quỹ đầu tư mạo hiểm tại đây chưa vững vàng như ở Mỹ hay Isreal, vẫn còn thiếu các đội ngũ quản lý đầu tư vốn mạo hiểm trong phạm vi đầu tư từ 10-20 triệu đô la. Tuy nhiên, đầu tư mạo hiểm vẫn luôn có được sự ủng hộ của chính phủ và thu hút sự quan tâm ngày càng tăng từ khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Trên thưc tế, chính phủ không chỉ trợ cấp đầu tư khu vực tư nhân mà còn thúc đẩy sử dụng các nhóm nghiên cứu trường đại học và chuyên gia. Giai đoạn tiếp theo của đầu tư mạo hiểm được hỗ trợ trong giai đoạn đầu phát triển hoặc trong các lĩnh vực mới nhận tài trợ của chính phủ sau khi đã xem xét chiến lược, chuyên môn của các nhóm đầu tư mạo hiểm tư nhân.
Hơn thế, New Zealand cũng đã thảo luận về việc các quỹ kết hợp vốn đầu tư mạo hiểm để tăng trưởng, đầu tư ra ngoài, thị trường trong nước và hỗ trợ các chương trình đầu tư tiếp theo. Ví dụ như quỹ hưu bổng New Zealand gần đây đã đầu tư vào ba quỹ cũng như đầu tư trực tiếp vào đầu tư mạo hiểm quốc tế và trong nước.
Quỹ đầu tư mạo hiểm New Zealand đang trên đà lớn mạnh và cùng với đó là sự xuất hiện của các quỹ khác sẽ cùng nhau hỗ trợ mang tới một sân chơi đầu tư mạo hiểm năng động và vững chắc cho đất nước.
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, những thành phần đứng sau các quỹ đầu tư mạo hiểm bao gồm doanh nhân, chuyên gia tài chính và các quỹ này được công nhận bởi Ủy ban chứng khoán và giao dịch Ấn Độ (SEBI). Có hai loại trong đầu tư mạo hiểm: đối tác chung (GP) và đối tác hạn chế (LP) . Các LP đầu tư vào quỹ đầu tư mạo hiểm và GP quản lý quỹ. Quỹ đầu tư mạo hiểm được điều chỉnh bởi một hợp đồng giữa GP và LP được gọi là hiệp định đối tác hạn chế (LPA). Các giai đoạn của các quỹ đầu tư mạo hiểm đi từ tìm kiếm doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng cao, sát nhập rồi mua lại. Các quỹ đầu tư theo từng giai đoạn tài chính khác nhau. Cụ thể là tài trợ giai đoạn đầu khi công ty đang sản xuất và cần thêm tiền để bán sản phẩm ;tài trợ mở rộng cho vốn lưu động và mở rộng kinh doanh; tài trợ mua lại tài chính để có được một công ty khác nhằm tăng trưởng hơn nữa và tài trợ xoay vòng.
Tại quốc gia này, các quỹ đầu tư mạo hiểm (VCF) có thể được phân loại thành các nhóm sau:
Nhóm do các tổ chức tài chính phát triển được kiểm soát bởi chính phủ trung ương ví dụ như Quỹ liên doanh ICICI, Công ty TNHH đầu tư mạo hiểm SIBDBI. Nhóm do các tổ chức tài chính phát triển được kiểm soát bởi chính phủ bang như Công ty TNHH tài chính liên doanh Gujarat, quỹ đầu tư mạo hiểm Punjab Infotech…
Ngoài ra còn có quỹ từ tập đoàn đầu tư quốc tế Walden, quỹ đầu tư và tăng trưởng Ấn Độ… Tất cả các quỹ đầu tư mạo hiểm này được quản lý bởi ủy ban chứng khoán và giao dịch Ấn Độ(SEBI) và cơ quan này cũng là nơi đăng ký và điều chỉnh của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước.
Cùng với đó, Chính phủ Ấn Độ cũng có sự quan tâm nhất định khi quyết định thực hiện chính sách tài trợ giá trị cho VCF ở tất cả các dự án cơ sở hạ tầng bắt đầu từ tháng 4. Bộ Tài chính có ghi trong một lưu ý gửi tới tất các bộ và các phòng ban “Chính phủ đã quyết định VCF là một phần không thể tách rời trong bản kế hoạch phân phối tài nguyên dự án (DRP) tất cả các dự án của chính quyền trung ương”. Có thể thấy, cũng như bao quốc gia khác, đầu tư mạo hiểm tại Ấn Độ vẫn đang là xu thế và việc nhận được sự quan tâm từ chính phủ là cơ sở để ngày càng có nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm ra đời, phát triển hệ sinh thái đầu tư của đất nước
Lê Thu