Quảng Nam: Kỳ vọng tuyến đường kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển Hành lang Kinh tế Đông- Tây2 (EWEC2)

21:22 31/07/2022

Cửa khẩu Nam Giang Quảng Nam đã chính thức thành cửa khẩu quốc tế vào năm 2021. Được xem là con đường ngắn nhất kết nối Quảng Nam, miền Trung Việt Nam lên vùng cao nguyên Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan; trên hành trình xuyên Á theo Hành lang kinh tế Đông - Tây 2 (EWEC2) nối Quảng Nam - Đà Nẵng - (Việt Nam) - Sekong - Bolaven - Paksé (Lào) - Ubon Ratchathani - Bangkok (Thái Lan) đang từng ngày chờ khai phóng.

EWEC2 với sự kỳ vọng kết nối Quảng Nam - Đà Nẵng với Lào, Thái Lan

Với sự kỳ vọng của Chính phủ, Quảng Nam phải là địa phương phát triển mạnh của cả nước với tư cách là một tỉnh trong vùng trọng điểm khu vực miền Trung. Sự phát triển của Quảng Nam không chỉ thúc đẩy cho sự phát triển của miền Trung mà còn kết nối sang Lào, Thái Lan để tạo thành hành lang kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực. 

Cửa khẩu Nam Giang Quảng Nam đã chính thức thành cửa khẩu quốc tế vào năm 2021. Được xem là con đường ngắn nhất kết nối Quảng Nam, miền Trung Việt Nam lên vùng cao nguyên Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan;
Cửa khẩu Nam Giang Quảng Nam đã chính thức thành cửa khẩu quốc tế vào năm 2021. Được xem là con đường ngắn nhất kết nối Quảng Nam, miền Trung Việt Nam lên vùng cao nguyên Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.

Nếu so với các cửa khẩu Thái Lan, cự ly vận chuyển từ vùng Đông Bắc Thái Lan đến cảng Đà Nẵng chỉ mất khoảng 600km, gần hơn khi vận chuyển đến cảng Laem Chabanh (gần Bangkok) 300km và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đến các nước Bắc Á thông qua cảng biển miền Trung (Đà Nẵng, Kỳ Hà) sẽ gần hơn 1.200 hải lý thông qua cảng Bangkok (1.600/2.800 hải lý).

So với các cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) và Lao Bảo (Quảng Trị), cửa khẩu này vẫn chiếm thế thượng phong trong cuộc cạnh tranh thu hút hàng hóa. Chỉ cần 123km đường đến Lạ Màm (thủ phủ Sekong) thông thương, là hàng hóa từ Bangkok về Đà Nẵng chỉ khoảng 300km. Không chỉ vậy, nếu giao thương qua con đường EWEC2 này từ Bangkok về Đà Nẵng chỉ khoảng 1.100km, gần hơn 400km khi phải vận chuyển qua cửa khẩu Lao Bảo.

Để thực hiện nhiệm vụ này, trong 10 năm gần đây Quảng Nam đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông từ ven biển đến đường cao tốc để kết nối các địa phương trong khu vực, kết nối miền biển lên miền núi... 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư hai tuyến đường:
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa qua đã thống nhất chủ trương cho Thaco nghiên cứu đầu tư hai tuyến đường: "Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Chu Lai", được xem là con đường ngắn nhất kết nối thông thương hàng hóa Quảng Nam với Lào và Thái Lan.

Quảng Nam đã có 10 khu công nghiệp, trong đó 6 khu công nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả với gần 3.000ha đã được đầu tư, tỷ lệ lấp đầy 55%.

Quảng Nam cũng đang đề xuất Chính phủ bổ sung thêm quỹ đất để đầu tư các khu công nghiệp lên khoảng 8.000ha từ nay đến năm 2030, đây là tiềm lực để phát triển công nghiệp.

Bên cạnh đó, hệ thống logistics cũng rất thuận lợi khi gần Đà Nẵng nên có thể tận dụng kết cấu hạ tầng của TP.Đà Nẵng trong dịch vụ logistics về sân bay, cảng biển… Tuy vậy, Quảng Nam cũng có sân bay, cảng biển đang được quy hoạch thành những sân bay, cảng biển tầm cỡ khu vực miền Trung...

Quảng Nam có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để các doanh nghiệp đầu tư phát triển lâu dài. Từ những thành công tại Thái Lan, các doanh nghiệp Việt kiều có thể tham gia đóng góp năng lực, công sức trí tuệ, bản lĩnh kinh doanh của mình ở quê hương, và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm cho cộng đồng doanh nghiệp Quảng Nam, cho địa phương để kết nối, đầu tư ra nước ngoài, nhất là địa bàn Thái Lan.

Nâng cấp quốc lộ 14D để phát triển dịch vụ logistics

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển logistics dựa vào hệ thống cảng biển đã được quy hoạch, đầu tư bài bản và các khu công nghiệp, khu kinh tế đang phát triển mạnh. Khi hệ thống giao thông được đầu tư khớp nối đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho địa phương phát triển công nghiệp, du lịch và khai thác tối đa tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây. 

Quảng Nam cũng đang đề xuất Chính phủ bổ sung thêm quỹ đất để đầu tư các khu công nghiệp lên khoảng 8.000ha từ nay đến năm 2030, đây là tiềm lực để phát triển công nghiệp.
Quảng Nam cũng đang đề xuất Chính phủ bổ sung thêm quỹ đất để đầu tư các khu công nghiệp lên khoảng 8.000ha từ nay đến năm 2030, đây là tiềm lực để phát triển công nghiệp.

Theo ông Lê Trí Thanh, tỉnh Quảng Nam với tư cách là một tỉnh trong vùng trọng điểm khu vực miền Trung, về chương trình tổng thể phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang (giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030) gắn Hành lang kinh tế Đông - Tây 2 (EWEC 2) hiện tại tỉnh Quảng Nam đang điều chỉnh, định hướng quy hoạch phát triển khu kinh tế này thành khu kinh tế tổng hợp này.

Mới đây, trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Nam hôm 27-3, sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và Tập đoàn Trường Hải (THACO) báo cáo những khó khăn, vướng mắc về hạ tầng giao thông, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư hai tuyến đường: "Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Chu Lai" và "đường cao tốc kết nối Kon Tum với Quảng Nam". Khi đi vào hoạt động, hai tuyến đường này sẽ tạo thuận lợi cho vùng Tây Quảng Nam và Kon Tum cũng như các tỉnh Tây Nguyên phát triển kinh tế, thông thương hàng hóa với Lào, Campuchia và Thái Lan.  

Với sự kỳ vọng của Chính phủ, Quảng Nam phải là địa phương phát triển mạnh của cả nước với tư cách là một tỉnh trong vùng trọng điểm khu vực miền Trung.
Mới đây, trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính  kỳ vọng Quảng Nam phải là địa phương phát triển mạnh của cả nước với tư cách là một tỉnh trong vùng trọng điểm khu vực miền Trung.

Nhằm nâng cao năng lực cảng Chu Lai, tỉnh Quảng Nam và Thilogi đang tập trung nâng cấp tuyến luồng Kỳ Hà hiện hữu, đồng thời quy hoạch, hoàn thiện hồ sơ dự án xây dựng tuyến luồng Cửa Lở để đón tàu trọng tải lớn; đầu tư bến cảng mới 5 vạn tấn để gia tăng khả năng tiếp nhận tàu, lưu trữ, xếp dỡ hàng hóa. Mặt khác, với chiến lược logistics đa ngành, cung ứng dịch vụ cho nhiều lĩnh vực, Thilogi đang thu hút và tạo "chân hàng" lớn, là cơ sở đưa cảng Chu Lai thành cảng container lớn nhất miền Trung.

Chuyện kết nối giao thương, đầu tư giữa Lào, Thái với Quảng Nam sẽ được đưa vào chương trình nghị sự cấp cao thường niên giữa các tỉnh Nam Lào - Quảng Nam, theo các chương trình hợp tác phát triển theo tuyến EWEC 2 (2022 - 2025) trên các lĩnh vực thương mại, du lịch, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, giao thông kết nối và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư theo các thế mạnh của các địa phương.

Thaco đã sẵn sàng phát triển cảng Chu Lai thành cảng container lớn nhất miền Trung, cửa ngõ trung chuyển quốc tế kết nối Tây Nguyên, Lào, Thái Lan, nhất là nông sản, khoáng sản về cảng Chu Lai để xuất khẩu. Sinh lộ kết nối đầu tư, thương mại hấp dẫn trên hành trình xuyên Á sẽ thêm rộng cửa.

Mở ra chặng đường hợp tác mới theo tuyến EWEC 2 giai đoạn 2022 - 2025

Ông Phạm Quốc Hùng - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết: Sau diễn đàn kết nối Hiệp hội Doanh nghiệp Thái – Việt vào đầu tháng 7/2022 vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp Thái – Việt đã gửi thư mời đề nghị phía doanh nghiệp Quảng Nam sang Thái Lan để mở hội nghị kết nối, giao thương hàng hóa.

“Sắp tới Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam sẽ chọn một số doanh nghiệp có thế mạnh để sang tìm kiếm cơ hội kết nối thị trường Thái Lan và tham dự diễn đàn này. Một bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác trao đổi thương mại, đầu tư du lịch đã được ký với Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan. Doanh nghiệp Thái Lan mong muốn hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, những sản phẩm, kết nối giao thương hàng hóa Quảng Nam sang thị trường Thái. Qua đó tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp Quảng Nam và hai nước Lào, Thái Lan sẽ có thêm nhiều cơ hội khi “hành lang” kinh tế tiếp tục được mở ra với nhiều tín hiệu khởi sắc, trước hết từ thị trường du lịch, thương mại, kể cả cơ chế chính sách thu hút đầu tư...Những doanh nghiệp chọn lựa phải có thương hiệu, giá trị có thể kết nối được với thị trường Thái Lan thông qua hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn...”, ông Hùng nhấn mạnh. 

Ông Phạm Quốc Hùng - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp Quảng Nam cho biết; “Sắp tới Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Nam sẽ chọn một số doanh nghiệp có thế mạnh để sang tìm kiếm cơ hội kết nối thị trường Thái Lan và tham dự diễn đàn này. Một bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác trao đổi thương mại, đầu tư du lịch đã được ký với Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan. Doanh nghiệp Thái Lan mong muốn hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, những sản phẩm, kết nối giao thương hàng hóa Quảng Nam sang thị trường Thái.
Ông Phạm Quốc Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết: “Sắp tới Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Nam sẽ chọn một số doanh nghiệp có thế mạnh để sang tìm kiếm cơ hội kết nối thị trường Thái Lan, qua đó giúp cho các doanh nghiệp kết nối giao thương hàng hóa Quảng Nam sang thị trường Thái.

Ông Hồ Văn Lâm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái - Việt- người có chuỗi siêu thị lớn tại Udonthani Thái Lan nói sẵn sàng mở thương vụ, đón hàng Quảng Nam nhập vào bán tại các siêu thị ở Thái Lan.

Tuy nhiên, chúng tôi rất băn khoăn là làm sao hàng hóa địa phương có đủ tiêu chuẩn, chất lượng để vào thị trường này? Đó là một thị trường nhiều năm gia nhập nền kinh tế thị trường nên tiêu chuẩn của họ tiệm cận tiêu chuẩn châu Âu.

Hàng hóa Thái đến thị trường Việt nhiều chứ Quảng Nam sẽ không dễ dàng đưa hàng hóa của mình sang Thái Lan bởi những hàng rào kỹ thuật khó khăn. Những doanh nghiệp Quảng Nam tiếp cận được thị trường này cũng là một vấn đề.

Kỳ vọng kim ngạch xuất nhập khẩu 1 tỷ USD qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang 

Theo ông Lê Vũ Thương - Trưởng ban Ban Quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp Quảng Nam; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang đạt hơn 62 triệu USD, tăng 217% so với năm 2020.

Sáu tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 19,6 triệu USD (xuất khẩu đạt hơn 10,5 triệu USD, nhập khẩu đạt hơn 9 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng thi công, sửa chữa công trình thủy điện bên Lào; nhập khẩu máy móc, thiết bị tái nhập phục vụ thi công công trình, gỗ, nông sản, tinh bột sắn...

Thống kê và dự báo từ 4 doanh nghiệp đang triển khai các dự án có quy mô lớn, có nhu cầu vận chuyển hàng hóa thông quan qua cửa khẩu này thì nếu quốc lộ 14D được nâng cấp, sửa chữa, kể từ năm 2023, mỗi ngày sẽ có từ 20 đến 30 xe vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp từ Nam Lào về Quảng Nam với khoảng 600 - 900 tấn/ngày. Sẽ có khoảng từ 10 đến 20 chuyến xe vận chuyển nông sản, quặng than, sắt, đá, boxit, nhôm... từ 6/20 tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan với khoảng 300 tấn/ngày.

Theo khảo sát, của Ban Quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp Quảng Nam, qua các số liệu phân tích, tuyến đường bộ EWEC2 có nguồn hàng rất lớn và doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển thông quan Cửa khẩu quốc tế Nam Giang ngày càng gia tăng, dễ dàng kết nối cảng biển Quảng Nam thông qua các dự án mở rộng đường, nạo vét, nâng cao năng lực cảng... dự báo giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 1,16 tỷ USD.

Trọng Tâm