
Quảng Bình: Họp ban chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
Vừa qua, ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) chủ trì cuộc họp với thành viên Ban Chỉ đạo và các sở, ngành, địa phương liên quan nhằm triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Theo dự thảo Kế hoạch, các nội dung sẽ được tỉnh triển khai thực hiện, gồm: Giảm mức bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ người sử dụng lao động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để duy trì việc làm cho người lao động; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động ngừng việc; người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế; viên chức hoạt động nghệ thuật, người lao động là hướng dẫn viên du lịch; hộ kinh doanh; người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

Các đại biểu góp ý vào dự thảo Kế hoạch.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung góp ý vào dự thảo Kế hoạch để việc hỗ trợ được kịp thời, đảm bảo nguyên tắc và đúng đối tượng...
Phát biểu tại cuộc họp, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và cộng đồng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ của Chính phủ; việc triển khai hỗ trợ phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; đồng thời phát huy tính chủ động, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch tỉnh cũng đề nghị Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò giám sát trong việc hỗ trợ, chi trả cho người dân...
Trọng Lãnh
- Đến năm 2030, Quảng Bình phấn đấu thực hiện tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản ước đạt 140-150 triệu USD
- Quảng Bình: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao trợ lý cao cấp của ủy ban chuẩn chi, Thượng viện Hoa Kỳ
- Quảng Bình: Thông tin về các hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cùng chuyên mục


Lượng khách tại sân bay Tân Sơn Nhất trong dịp hè dự kiến tăng mạnh

Cần giải pháp mạnh xử lý doanh nghiệp nợ đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức "Tuần lễ NASA" 2023 tại Đông Nam Á

Hải sản xuất khẩu sang thị trường EU giảm mạnh do "thẻ vàng" IUU

Phú Thọ: Phong trào đồng hành với thanh niên khởi nghiệp ở Tân Sơn
-
Xử lý DNNN kém hiệu quả cần rành mạch hóa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thị trường
-
Triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024