Thứ hai 25/11/2024 09:31
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

PVR Hà Nội tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến về báo cáo tài chính

15/03/2021 10:54
Nguyên nhân khiến đơn vị kiểm toán từ chối cho ý kiến liên quan đến báo cáo tài chính của năm 2019 và hàng loạt những vấn đề tồn tại nhiều năm nay tại doanh nghiệp này.

Mới đây, đơn vị kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến cho báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty CP Đầu tư PVR Hà Nội (UPCoM: PVR). Đây là năm thứ 4 liên tiếp báo cáo tài chính của PVR Hà Nội không được kiểm toán đưa ra ý kiến.

Được biết, nguyên nhân khiến đơn vị kiểm toán từ chối cho ý kiến liên quan đến báo cáo tài chính của năm 2019. PVR Hà Nội chưa khắc phục được các vấn đề tồn tại từ năm 2019 nên vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến báo cáo tài chính năm 2020. Ngoài ra, một số nội dung có số liệu thay đổi luỹ kế và phát sinh mới đến thời điểm cuối năm 2020.

Cụ thể, giá trị chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang của dự án khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên luỹ kế gần 25 tỷ. Kiểm toán chưa thu thập được đầy đủ hồ sơ, bằng chứng về hiệu quả đầu tư, định hướng triển khai cụ thể của công ty để đánh giá khả năng xảy ra tổn thất đối với chi phí đầu tư của dự án này, cũng như đánh giá việc có cần thiết phải điều chỉnh chi phí lãi vay của PVR đã vốn hoá vào dự án hay không.

PVR Hà Nội tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến về báo cáo tài chính
PVR Hà Nội tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến về báo cáo tài chính.

Đối với dự án CT10 - 11 Văn Phú, giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng thêm 152 tỷ đồng, luỹ kế bước sang đầu năm 2021 là 692 tỷ. Chi phí bán hàng đang theo dõi trên khoản mục chi phí trả trước là hơn 7,3 tỷ.

PVR chưa thể đánh giá một cách chính xác hiệu quả đầu tư của dự án này do các thông số tính toán theo thị trường tại thời điểm hiện tại chưa đầy đủ và có thể còn biến động. Theo đó, PVR chưa thể xác định hiệu quả và giá trị thu hồi đối với chi phí dở dang của dự án này.

Năm 2020, PVR kinh doanh dưới giá vốn khiến lợi nhuận sau thuế tiếp tục ghi âm 2,8 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế đến cuối năm lên con số 75 tỷ đồng. Tổng tài sản hiện đã giảm 42 tỷ đồng xuống mức 1.000 tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho "ngốn" hết 692 tỷ, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 227 tỷ...

Trước đó kiểm toán đã xác định năm 2019, PVR Hà Nội chưa kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đầy đủ đối với khoản tiền nhận đặt cọc với khách hàng cho dự án Văn Phú theo quy định.

PVR Hà Nội chưa thực hiện xem xét trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào Công ty CP Đầu tư Phát triển Bình An số tiền hơn 205 tỷ đồng. Bên cạnh đó, kiểm toán viên không thể đưa ra được tính đúng đắn của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại Bình An ngày 30/6/2011 giữa Công ty CP Khách sạn và Du lịch Đại Dương (OCH) và PVR Hà Nội, cũng như không thể xác định được các cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông của Bình An đã góp đủ vốn hay chưa.

PVR Hà Nội cũng chưa thu thập được biên bản đối chiếu xác nhận các khoản đầu tư tài chính vào Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam và Công ty CP Khách sạn Dầu khí Lam Kinh tại thời điểm cuối năm 2019 lần lượt là 21 tỷ và 5 tỷ đồng.

Tới cuối năm 2019, PVR chưa đánh giá hiệu quả và giá trị thu hồi đối với dự án CT10 - 11 Văn Phú đang thi công dở do chậm tiến độ.

Chưa kể tới các khoản đầu tư tài chính, công nợ phải thu và phải trả của PVR tại thời điểm cuối năm 2019 chưa được đối chiếu, xác nhận đầy đủ. Các số dư cụ thể như đầu tư tài chính là gần 254 tỷ, nợ phải thu hơn 36 tỷ, nợ phải trả 493 tỷ.

Kiểm toán viên cũng không thu thập được đầy đủ bằng chứng về việc liệu có cần thiết phải trích lập dự phòng đối với các khoản công nợ phải thu khó đòi hay không.

Dù để tồn tại hàng loạt vấn đề kể trên nhưng lãnh đạo PVR cho biết sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường, không có ý định ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô.

Linh Anh

Tin bài khác
OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI được cho là đã đàm phán về sản phẩm tìm kiếm với các nhà phát triển trang web và ứng dụng như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline.
Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trượng nội địa?

Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trượng nội địa?

Thực trạng các startup Việt Nam bỏ qua thị trường nội địa là một trong những vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
VN-Index hồi phục, nhà đầu tư cần điều tiết vốn hợp lý

VN-Index hồi phục, nhà đầu tư cần điều tiết vốn hợp lý

VN-Index tiếp tục hồi phục, nhưng thanh khoản giảm. Nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục, giảm tỷ trọng cổ phiếu yếu và chuẩn bị tiền mặt để ứng phó với rủi ro.
Nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu bất động sản dẫn dắt thị trường chứng khoán ngày 20/11, với sự hồi phục tích cực tại vùng 1200. Tuy nhiên, thanh khoản chưa đủ mạnh xác nhận đáy.
Thị trường chứng khoán điều chỉnh, cơ hội cơ cấu danh mục

Thị trường chứng khoán điều chỉnh, cơ hội cơ cấu danh mục

Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh, khối ngoại bán ròng. Nhóm midcap ổn định, tín hiệu đáy kỹ thuật rõ ràng. Cơ hội cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý.
Thị trường chứng khoán tìm đáy tại ngưỡng 1.200 đểm?

Thị trường chứng khoán tìm đáy tại ngưỡng 1.200 đểm?

Thị trường chứng khoán chứng kiến nhịp hồi phục đáng chú ý tại vùng 1.200 điểm, tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư, tuy nhiên, thanh khoản bắt đáy vẫn yếu.
VN-Index đối mặt áp lực lớn, rủi ro giảm giá tăng cao

VN-Index đối mặt áp lực lớn, rủi ro giảm giá tăng cao

VN -Index đang chịu áp lực lớn khi DXY tăng và rủi ro từ mô hình vai đầu vai. Ngưỡng 1200 điểm đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, nhà đầu tư cần thận trọng.
CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

Dat Bike đã tăng vốn điều lệ hơn 17 tỷ đồng lên hơn 258 tỷ đồng. Công ty hiện do DAT BIKE PTE. LTD, một pháp nhân đăng ký tại Singapore, sở hữu hoàn toàn.
Nhà đầu tư chứng khoán cần kiên nhẫn trong giai đoạn này

Nhà đầu tư chứng khoán cần kiên nhẫn trong giai đoạn này

Thị trường chứng khoán ngày 14/11 rung lắc mạnh, nhưng những cú giảm mạnh có thể là cơ hội đầu tư tốt trong cuối 2024. Nhà đầu tư cần kiên nhẫn trong giai đoạn này.
Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm tài chính đã rơi vào vùng quá bán

Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm tài chính đã rơi vào vùng quá bán

Thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh, VnIndex tạo phân kỳ dương. Dòng tiền lớn đã vào cuộc, tạo cơ hội mua an toàn trước khi thị trường phục hồi.
Mã DBC chuẩn bị cho một cú vượt đỉnh sắp tới

Mã DBC chuẩn bị cho một cú vượt đỉnh sắp tới

Cổ phiếu DBC đang cho tín hiệu chuẩn bị vượt đỉnh, giữ vững sắc xanh giữa thị trường điều chỉnh.
Thị trường M&A – Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường M&A – Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường M&A tại Việt Nam đang sôi động, dù doanh nghiệp thận trọng. Tuy nhiên, M&A vẫn là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tái cấu trúc và tìm cơ hội hợp tác.
Cơ hội mua gom mã DBC, BVB trên thị trường chứng khoán hôm nay

Cơ hội mua gom mã DBC, BVB trên thị trường chứng khoán hôm nay

Thị trường chứng khoán hôm nay, sẽ mở ra cơ hội mua gom các mã: DBC và BVB, đặc biệt là với xu hướng hồi phục mạnh mẽ, phù hợp cho các nhà đầu tư trung hạn.
ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

Cổ phiếu nền tảng học trực tuyến Chegg đã lao dốc 99% so với đỉnh cao năm 2021, khiến công ty mất 14,5 tỷ USD giá trị do người dùng chuyển sang sử dụng ChatGPT.
S&P 500 lập đỉnh, VN-Index đi ngang, cơ hội đầu tư ở nhóm ngân hàng

S&P 500 lập đỉnh, VN-Index đi ngang, cơ hội đầu tư ở nhóm ngân hàng

S&P 500 lập đỉnh mới sau bầu cử Mỹ, trong khi VN-Index vẫn đi ngang. Nhóm ngân hàng và BĐS KCN tạo cơ hội, nhưng cần thận trọng với cổ phiếu breakout.