Cụ thể, 13 dự án được hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ mới bao gồm: Ứng dụng công nghệ thông minh xây dựng mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học tại huyện Yên Lập do HTX nông nghiệp tổng hợp Yên Lập chủ trì thực hiện; Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Mường Kịt” cho sản phẩm cam, quýt xã Kiệt Sơn, huyện Tân Sơn do HTX cây ăn quả và dược liệu Mường Kịt chủ trì thực hiện; hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì, hệ thống tưới, phân bón, giống... cho các HTX bưởi Nguyên Dưỡng Hùng Xuyên; HTX dịch vụ sản xuất Nông nghiệp xã Tây Cốc; HTX dịch vụ Nông nghiệp xã Cự Thắng; HTX Nông nghiệp điện năng Thạch Sơn; Xây dựng mô hình HTX ứng dụng khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị tại HTX gà nhiều cựa Tân Sơn; tư vấn, hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP cho 443ha lúa của ba HTX (HTX DVNN - ĐN Vĩnh Lại; HTX DV NN Cao Xá; HTX DV NN tổng hợp xã Hùng Việt; HTX NN xã Hùng Việt); đồng thời triển khai hỗ trợ xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị của ba HTX cung cấp nguyên liệu đầu vào gạo đủ tiêu chuẩn an toàn cho HTX Mì gạo Hùng Lô...
Bên cạnh đó, Liên minh HTX tỉnh còn phối hợp tổ chức tập huấn cho trên 2.000 lượt học viên là đối tượng cán bộ quản lý, thành viên, người lao động trong HTX về quản trị HTX, nghiệp vụ kế toán, hạch toán và kê khai thuế điện tử; kỹ năng điện tử, tuyên truyền, quảng bá xúc tiến thương mại, ứng dụng chuyển đổi số; kỹ năng kinh doanh, mở rộng thị trường trong nước và áp dụng hệ sinh thái quản lý mã số, mã vạch, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm HTX, xây dựng sản phẩm OCOP cho các HTX, ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap...
Nhờ đó, nhiều HTX đã bắt nhịp xu thế hội nhập và phát triển, chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
P.V