
Phú Thọ ban hành văn bản về việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công
Mới đây, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Văn bản số 999/UBND-KTTH về việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.

Để triển khai, thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn thi hành Luật; đồng thời thực hiện ý kiến của Bộ Tài chính tại Văn bản số 2617/BTC-QLCS ngày 21/3/2022 về việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; các Nghị định của Chính phủ số: 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019, 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021, 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh có liên quan đến các đơn vị, bộ phận, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý để thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, cá nhân liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định tại nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 và Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 của Chính phủ; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Giao Sở Tài chính theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị, tổ chức, cá nhân; định kỳ tổng hợp kết quả, kịp thời báo cáo và đề xuất những tồn tại phát sinh, vướng mắc (nếu có), bảo đảm nâng cao hiệu quả, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công và hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh quản lý, sử dụng tài sản công.
PV
Cùng chuyên mục


Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tặng máy tính góp phần giúp quận Kiến An đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Lễ hội pháo hoa quốc tế - cú hích để phát triển du lịch Đà Nẵng

Thị trường khách quốc tế đến Việt Nam thay đổi so với trước dịch

Thái Bình khảo sát bộ chỉ số DDCI năm 2023 trên quy mô 3.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Du lịch Hà Nội đang tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 tháng đầu năm
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững