Thứ ba 08/04/2025 16:25
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Phép thử với ngành hàng đồ uống

12/10/2020 00:00
Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP được xem như “phép thử” tác động không nhỏ đến sức tiêu thụ bia trong bối cảnh ngành hàng đồ uống đang đối mặt những thách thức mới trong năm 2020.

Trên website chính thức của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) mới đây có dẫn lại bài viết “Thấy gì sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực?”, trong đó có nhận định nhà hàng kinh doanh ăn uống bị ảnh hưởng, doanh thu giảm.

Thị trường bia gặp khó

Bên cạnh đó, bài viết còn cho rằng: Với những quy định khắt khe của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia cũng như Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngành sản xuất, kinh doanh rượu, bia sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một loạt các phản ánh khác từ giới truyền thông về những ngày đầu thực hiện Nghị định 100/2019 với những chế tài mạnh (nhiều quy định xử phạt mới, mức phạt tăng cao) mang tính răn đe người uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông ở các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội cũng cho thấy lượng khách giảm mạnh ở các nhà hàng, quán bia.

Điều đó kéo theo lượng bia tiêu thụ bị sụt giảm ngay từ những ngày đầu của năm 2020. Và trong báo cáo cập nhật ngành bia của Chứng khoán SSI đã chỉ rõ do ảnh hưởng của Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020), tăng trưởng sản lượng bia trong năm nay sẽ không đạt được mức 2 con số, tốc độ tăng trưởng sẽ ổn định ở mức 6 - 7%.

SSI lưu ý việc này sẽ tác động đến sản lượng tiêu thụ của toàn ngành, các thương hiệu nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, trong khi các thương hiệu hàng đầu thị trường hay những thương hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng chịu ảnh hưởng ít hơn.

Với những phản ánh như vậy, nhìn từ tác động của chính sách nhằm đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người dân, trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, một chuyên gia kinh tế cho rằng ngành hàng đồ uống có cồn đang đối mặt thách thức lớn trong năm 2020, khó có mức tăng trưởng mạnh như kỳ vọng.

Tuy nhiên, những dự báo về con số tiêu thụ bia trong thời gian tới cũng chỉ để tham khảo trước “phép thử” của Nghị định 100/2019. Chẳng hạn, tại Tp.HCM, theo dự kiến tiêu thụ khoảng 45 triệu lít bia và 50 triệu lít nước giải khát trong tháng Tết Nguyên đán, tăng khoảng 30% so với tháng thường.

Hoặc như Euromonitor từng dự báo lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam sẽ tăng trưởng 5%/ năm cho đến năm 2022. Sản lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam sẽ đạt 4,9 tỷ lít trong năm 2021, tương đương với tăng trưởng bình quân hàng năm là 5,5%. Sản lượng bia tiêu chuẩn và cao cấp sẽ tăng bình quân hàng năm lần lượt là 5,5% và 7%.

Liệu dự báo này có hợp lý nếu như từ khâu chính sách sẽ buộc người tiêu dùng Việt phải có những thay đổi so với cách thức tiêu thụ bia trước đây, dù mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 1 triệu người đạt độ tuổi hợp pháp để uống đồ uống có cồn (18 tuổi)?

Phep-thu-voi-nganh-hang-do-uon-6105-6426
Ngành công nghiệp đồ uống đối mặt nhiều thách thức mới trong năm 2020

Còn nhiều biến động

Vị chuyên gia này cho biết trước đây từng có những dự báo năm 2020, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao về tiêu dùng đồ uống, thứ 3 trong nhóm các nước châu Á được khảo sát.

Việc có trên 4 tỷ lít bia tiêu thụ mỗi năm ở Việt Nam là một trong những cơ sở chính cho dự báo trên. Đặc biệt là khi trên thị trường đồ uống thì đồ uống có cồn (gồm bia, rượu vang, rượu mạnh) là ngành hàng lớn nhất, chiếm tới hơn 70% tổng giá trị bán lẻ đồ uống.

Thế nhưng, một khi có những tác động mạnh từ khâu chính sách thì tốc độ tăng trưởng của ngành hàng đồ uống nói chung và lĩnh vực bia, rượu nói riêng sẽ khó có thể “xuôi chèo mát mái” như dự đoán trước đây.

Thực tế, bên cạnh Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019, bia còn là đối tượng chính chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, có thể tăng hơn nữa từ mức hiện tại là 65%. Đây cũng là thách thức lớn với các doanh nghiệp (DN) sản xuất bia trong nước khi phải chịu áp lực cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

Chưa kể, người tiêu dùng Việt đang chuyển sang tiêu thụ đồ uống có giá trị cao hơn, tạo ra những khoảng trống để thâm nhập vào các phân khúc đồ uống cao cấp.

Mặc dù các DN trong và ngoài nước đã cố gắng hành động để đáp ứng với sự thay đổi này, các công ty nước ngoài hiện vẫn đang gặp khó khăn do việc sử dụng các thương hiệu quốc tế của người tiêu dùng Việt Nam.

Và một thực tế là thời gian qua có nhiều DN sản xuất bia trong nước lẫn nước ngoài đã phải “tháo chạy” khỏi thị trường vì đối mặt những vấn đề khó khăn trong cạnh tranh.

Không chỉ ở lĩnh vực bia rượu, ngành đồ uống ở Việt Nam nói chung được cho là đang có rất nhiều biến động. Do đó, việc cập nhật tình hình và các xu hướng liên quan đến sự phát triển của ngành hàng này là rất quan trọng đối với các DN và chính người tiêu dùng.

Khảo sát các DN trong ngành đồ uống từ một công ty nghiên cứu thị trường cho thấy đa số các DN nội trong ngành sẽ phải đối mặt với 5 thách thức mới trong năm 2020. Đó là: Chất lượng nguồn nhân lực, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu đầu vào, quy mô nhỏ, thương hiệu yếu và mẫu mã đơn giản.

Trước những thách thức lớn như vậy, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như thu hút nhiều khách hàng, rõ ràng các DN đồ uống cần có sự chuẩn bị, thay đổi chiến lược kinh doanh trong thời gian tới.

Thế Vinh

Tin bài khác
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa nộp thuế thay cho hộ kinh doanh?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa nộp thuế thay cho hộ kinh doanh?

Sàn Sàn Thương mại điện tử (TMĐT) chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay các hộ kinh doanh, dù quy định mới đã có hiệu lực từ 1/4. Điều này khiến thu thuế từ lĩnh vực này chưa đồng đều với sự phát triển.
Tác động thuế quan của Mỹ đến các ngành từ góc nhìn Cục Thuế

Tác động thuế quan của Mỹ đến các ngành từ góc nhìn Cục Thuế

Ngành dệt may – một trong những ngành sử dụng nhiều lao động nhất được Cục Thuế dự báo chịu thiệt hại nặng bởi chính sách thuế quan, nhất là tại các địa phương như Nam Định, Hưng Yên, Bình Dương và Đồng Nai.
Giải pháp chiến lược đặc biệt để tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Giải pháp chiến lược đặc biệt để tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Cùng với tiến trình Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân nước ta đã không ngừng phát triển và có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, hơn lúc nào hết, cần được khơi dậy, cởi bỏ các rào cản để phát triển mạnh mẽ, hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước...
“Khơi thông” động lực khoa học công nghệ và kinh tế số giúp Việt Nam phát triển bền vững

“Khơi thông” động lực khoa học công nghệ và kinh tế số giúp Việt Nam phát triển bền vững

Việc thúc đẩy khoa học công nghệ và phát triển kinh tế số hiện nay đang đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu.
27 địa phương "ì ạch", Thủ tướng Chính phủ thúc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

27 địa phương "ì ạch", Thủ tướng Chính phủ thúc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần hành động quyết liệt, chủ động tháo gỡ vướng mắc trong quy trình thủ tục đầu tư, đấu thầu, giải phóng mặt bằng và phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công được giao.
Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 lên 7,7%

Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 lên 7,7%

Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 lên mức 7,7%, nhích nhẹ so với quý IV/2024 (7,6%).
Chỉ thị số 10/CT-TTg: Động lực mới cho khối DN nhỏ và vừa

Chỉ thị số 10/CT-TTg: Động lực mới cho khối DN nhỏ và vừa

Cùng với việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chỉ thị số 10/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/3/2025 được đánh giá là bước đi kịp thời trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn đang "loay hoay" với nhiều thách thức về vốn, thị trường và năng lực cạnh tranh.
Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Chiều 4/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã họp với các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao để bàn về các giải pháp xử lý vấn đề thuế quan với Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương ra kế hoạch ứng phó với biến động thương mại toàn cầu

Bộ Công Thương ra kế hoạch ứng phó với biến động thương mại toàn cầu

Kế hoạch phát triển của ngành Công Thương năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức.
Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ để tìm tiếng nói chung về thuế quan

Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ để tìm tiếng nói chung về thuế quan

Việt Nam đang khẩn trương chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với Mỹ sau khi nước này áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam – một động thái được đánh giá là nghiêm trọng và gây lo ngại trong bối cảnh hai nước vốn có mối quan hệ kinh tế mang tính bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp.
Ô tô sản xuất trông nước được gia hạn nộp thuế đến cuối năm 2025

Ô tô sản xuất trông nước được gia hạn nộp thuế đến cuối năm 2025

Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác đến 20-11-2025, giúp hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Kinh tế tư nhân - Động lực phát triển kinh tế và những đổi mới cần thiết

Kinh tế tư nhân - Động lực phát triển kinh tế và những đổi mới cần thiết

Nhìn lại quá trình phát triển của kinh tế tư nhân tại Việt Nam, từ chỗ không được thừa nhận trong nền kinh tế, đến năm 1986 được chính thức ghi nhận, và nay được định hướng là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Bên cạnh yếu tố tích cực từ tăng trưởng kinh tế, kết quả thu ngân sách Nhà nước còn được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ vào việc triển khai đồng bộ các giải pháp của cơ quan thuế.
Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Ngay sau khi Mỹ ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp trước mắt với thuế quan của Mỹ, trong đó mục tiêu quan trọng là hướng đến cân bằng thương mại theo hướng phát triển bền vững.