Thứ ba 01/07/2025 11:43
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nhân toàn cầu

Ông Donald Trump trao đổi gì với ông Tim Cook sau khi Mỹ - Trung hoãn áp thuế ?

Ngay sau khi Mỹ - Trung tạm dừng áp thuế, Tổng thống Donald Trump tiết lộ đã gọi cho Tim Cook và nhận được cam kết sẽ đầu tư 500 tỷ USD của CEO Apple.
Ông Donald Trump gọi cho Tim Cook sau khi Mỹ - Trung hoãn áp thuế
Ông Donald Trump gọi cho Tim Cook sau khi Mỹ - Trung hoãn áp thuế

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đồng ý tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã có cuộc trao đổi với Giám đốc điều hành Apple, ông Tim Cook, về kế hoạch đầu tư lớn tại Hoa Kỳ.

Phát biểu từ Phòng Bầu Dục vào sáng thứ Hai, ông Trump tiết lộ: “Tôi đã nói chuyện với Tim Cook và ông ấy sẽ cân bằng lại các con số. 500 tỷ USD là cam kết và Apple sẽ xây rất nhiều nhà máy tại Mỹ. Chúng tôi rất mong chờ điều đó", ông Trump nói tại Phòng Bầu dục.

Thông tin này lập tức tạo hiệu ứng tích cực trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của Apple tăng vọt 6% trong phiên giao dịch, vượt mức tăng 4% của chỉ số Nasdaq, khi giới đầu tư đánh giá cao triển vọng Apple có thể được hưởng lợi từ bước hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trước đó vào tháng 2, Apple từng tuyên bố sẽ đầu tư 500 tỷ USD để mở rộng các hoạt động tại Mỹ, bao gồm việc lắp ráp các máy chủ trí tuệ nhân tạo tại thành phố Houston, bang Texas.

Việc giảm bớt căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới Apple - tập đoàn phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất tại Trung Quốc và coi đây là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba trên toàn cầu.

Tuy nhiên, hiệu quả tức thì từ thông báo hoãn thuế vẫn còn chưa rõ ràng. Dù một số sản phẩm chủ lực của Apple như iPhone và MacBook đã được miễn trừ khỏi mức thuế cao nhất (lên tới 145%) vào tháng 4 vừa qua, song các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn đang chịu mức thuế 30%. Ngoài ra, Apple cũng đối mặt với mức thuế 10% tại một số địa điểm sản xuất thứ cấp như Ấn Độ và Việt Nam - những nơi mà hãng đang sử dụng để đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump lâu nay đã gây áp lực để Apple đưa toàn bộ hoạt động sản xuất thiết bị, đặc biệt là iPhone, về nước. Nguyên nhân chính được chỉ ra là chi phí nhân công và vận hành tại Mỹ sẽ tăng chóng mặt, phá vỡ hoàn toàn mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả về chi phí mà Apple đã dày công xây dựng tại các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Chính nhờ tận dụng chi phí nhân công thấp tại các khu vực này, Apple mới có thể tối đa hóa lợi nhuận từ iPhone.

Bên cạnh chi phí tài chính, yếu tố nhân lực cũng là một thách thức không nhỏ. Việc tìm kiếm và duy trì một lực lượng lao động lớn tại Mỹ, sẵn sàng thực hiện công việc lắp ráp có tính lặp đi lặp lại, đơn điệu trong nhiều giờ liên tục với mức lương 'đủ sống' theo tiêu chuẩn Mỹ là cực kỳ khó khăn. Điều này có thể dẫn đến sụt giảm sản lượng đáng kể.

Nếu Apple buộc phải sản xuất iPhone tại Mỹ, việc phải trả lương cao hơn cho công nhân chắc chắn sẽ làm tăng chi phí hoạt động chung, buộc hãng phải tăng giá bán iPhone, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và túi tiền người tiêu dùng. Trong khi đó, việc sản xuất một số sản phẩm khác có sản lượng thấp hơn tại Mỹ là khả thi, nhưng không thể áp dụng cho quy mô khổng lồ của iPhone.

Để thấy rõ sự khác biệt về quy mô và chi phí nhân công, báo cáo gần đây cho biết Foxconn - đối tác lắp ráp chính của Apple - đã phải tuyển dụng thêm tới 50.000 công nhân và đưa ra mức thưởng gia nhập 1.050 USD/người chỉ để chuẩn bị cho đợt sản xuất iPhone 16. Tại Mỹ, khoản tiền thưởng này được xem là 'muối bỏ bể'.

Trong một cuộc họp với nhà đầu tư đầu tháng này, CEO Tim Cook cũng cho biết Apple đang chủ động chuyển hướng một phần sản xuất các sản phẩm dành cho thị trường Mỹ sang Việt Nam và Ấn Độ, như một phần trong chiến lược đối phó với thuế quan. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng tình hình vẫn “rất khó dự đoán”.

Apple hiện từ chối đưa ra bình luận về các phát biểu của Tổng thống Donald Trump cũng như các kế hoạch đầu tư cụ thể trong tương lai.

Tin bài khác
CEO Nvidia: Robot là cơ hội tăng trưởng lớn thứ hai sau AI

CEO Nvidia: Robot là cơ hội tăng trưởng lớn thứ hai sau AI

CEO Jensen Huang cho biết sau trí tuệ nhân tạo, robot sẽ là thị trường tiềm năng nhất của Nvidia, với ô tô tự lái là ứng dụng thương mại đầu tiên quy mô lớn.
Ông Masayoshi Son và kế hoạch xây trung tâm AI trị giá 1.000 tỷ USD tại Mỹ

Ông Masayoshi Son và kế hoạch xây trung tâm AI trị giá 1.000 tỷ USD tại Mỹ

Dự án có tên “Project Crystal Land”, được ông Son hình dung như một “Shenzhen mới” tại Mỹ - một trung tâm sản xuất công nghệ cao với tham vọng đưa ngành công nghiệp tiên tiến trở lại nước này.
UBS: Mỗi ngày có hơn 1.000 triệu phú mới tại Mỹ

UBS: Mỗi ngày có hơn 1.000 triệu phú mới tại Mỹ

Theo báo cáo từ UBS, đà tăng trưởng tài sản tại Mỹ chủ yếu đến từ đồng USD ổn định và sự khởi sắc mạnh mẽ của thị trường tài chính.
Ông Kim Hyung-tae: Từ họa sĩ game đến CEO lọt top giàu nhất Hàn Quốc

Ông Kim Hyung-tae: Từ họa sĩ game đến CEO lọt top giàu nhất Hàn Quốc

Ít ai ngờ rằng ông Kim Hyung-tae từng là một họa sĩ thiết kế game tại NCSoft lại có ngày trở thành người dẫn dắt một đế chế game làm mưa làm gió toàn cầu.
CEO Mark Zuckerberg vung hàng tỷ USD để chiêu mộ nhân tài AI

CEO Mark Zuckerberg vung hàng tỷ USD để chiêu mộ nhân tài AI

Khác với kiểu chiêu mộ qua trung gian, tỷ phú Mark Zuckerberg chọn cách đích thân tuyển người. Ông trực tiếp nhắn tin qua WhatsApp, gửi email cho các nhà nghiên cứu AI ở Google, DeepMind hay OpenAI.
Ông Jensen Huang và CEO Anthropic tranh cãi nảy lửa về rủi ro AI

Ông Jensen Huang và CEO Anthropic tranh cãi nảy lửa về rủi ro AI

CEO Amodei lo ngại rằng AI có thể gây ảnh hưởng đến lực lượng lao động nếu không được kiểm soát tốt, trong khi đó, ông Jensen Huang tin AI sẽ chuyển đổi chứ không triệt tiêu việc làm.
Gia tộc họ Bối và bí quyết giữ vững sự giàu có suốt hàng trăm năm

Gia tộc họ Bối và bí quyết giữ vững sự giàu có suốt hàng trăm năm

Gia tộc họ Bối là minh chứng sống động cho việc có thể phá vỡ định luật 'giàu không quá 3 đời' bằng nền tảng đạo đức, giáo dục bài bản và tư duy quản trị tiến bộ.
Meta chi 14 tỷ USD chiêu mộ nhân tài công nghệ cho cuộc đua AI

Meta chi 14 tỷ USD chiêu mộ nhân tài công nghệ cho cuộc đua AI

Theo thỏa thuận, ông Alexandr Wang sẽ rời vị trí CEO và gia nhập Meta để dẫn dắt phòng thí nghiệm siêu trí tuệ nhân tạo (AGI/ASI), một dự án mới được tỷ phú Mark Zuckerberg trực tiếp điều hành.
CEO Mark Zuckerberg tham vọng xây dựng "siêu trí tuệ" vượt cả con người

CEO Mark Zuckerberg tham vọng xây dựng "siêu trí tuệ" vượt cả con người

CEO Mark Zuckerberg lên kế hoạch dẫn dắt Meta phát triển siêu AI vượt trí tuệ con người, chiêu mộ chuyên gia từ Google, OpenAI và đặt cược lớn vào chiến lược mã nguồn mở.
Giới siêu giàu đang dịch chuyển tài sản đi đâu?

Giới siêu giàu đang dịch chuyển tài sản đi đâu?

Giới siêu giàu đang tái phân bổ tài sản ra khỏi các trung tâm truyền thống. Khi đó, Việt Nam có thể trở thành điểm đến mới nhờ chất lượng sống và cơ hội đầu tư.
CEO Kelly Ortberg và hành trình đưa Boeing thoát khỏi khủng hoảng

CEO Kelly Ortberg và hành trình đưa Boeing thoát khỏi khủng hoảng

10 tháng sau khi trở lại, CEO Kelly Ortberg đã ổn định sản xuất 737 Max và cải thiện tài chính Boeing, nhưng hành trình khôi phục niềm tin và văn hóa doanh nghiệp vẫn còn nhiều thử thách.
Chan dung Eric Tse - Người thừa kế thầm lặng của đế chế Sino Biopharmaceutical

Chan dung Eric Tse - Người thừa kế thầm lặng của đế chế Sino Biopharmaceutical

Năm 2019, khi mới 24 tuổi, anh Eric Tse bất ngờ được cha trao tặng 21,45% cổ phần tập đoàn, tương đương 3,8 tỷ USD thời điểm đó. Thông tin này khiến giới truyền thông gọi anh là "tỷ phú sau một đêm".
Khẩu chiến với ông Donald Trump, Elon Musk thổi bay tương lai Tesla, SpaceX và Starlink?

Khẩu chiến với ông Donald Trump, Elon Musk thổi bay tương lai Tesla, SpaceX và Starlink?

Quan hệ giữa tỷ phú Elon Musk và Tổng thống Donald Trump từng được xem là một liên minh quyền lực: một người là ông trùm công nghệ đại diện cho tương lai, người kia là tổng thống mang tư duy “nước Mỹ lên trên hết”.
Ông Elon Musk mất gần 100 tỷ USD sau mâu thuẫn chính trị với ông Donald Trump

Ông Elon Musk mất gần 100 tỷ USD sau mâu thuẫn chính trị với ông Donald Trump

Tài sản ông Elon Musk sụt giảm sau khi ông chỉ trích kịch liệt dự luật chi tiêu mới của Đảng Cộng hòa, trong đó loại bỏ hàng loạt ưu đãi thuế cho xe điện và năng lượng sạch, những mảng kinh doanh then chốt của Tesla.
Bất chấp bất ổn kinh tế, số lượng triệu phú toàn cầu tăng mạnh

Bất chấp bất ổn kinh tế, số lượng triệu phú toàn cầu tăng mạnh

Tổng tài sản của các triệu phú được định nghĩa là sở hữu tài sản có thể đầu tư vượt quá 1 triệu USD (không tính nơi cư trú chính) đạt 90.500 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2023.