Nông nghiệp Thanh Hóa xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hiệu quả
- Kinh doanh
- 12:41 08/04/2021
DNHN - Thanh Hóa là địa phương hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi về địa hình và khí hậu với diện tích tự nhiên lớn, nguồn lao động dồi dào, cùng những chính sách phát triển khuyến khích thu hút doanh nghiệp vào đầu tư để phát triển các lĩnh vực sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Những điều kiện ấy đã trở thành lợi thế của tỉnh Thanh Hóa cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và hiện đại.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích 10.790 ha (trồng trọt 3.840 ha, chăn nuôi 550 ha, thủy sản 300 ha, lâm nghiệp 6.100 ha). Từ đó, đã hình thành được 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, xã. Trong đó, nhiều mô hình vùng sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế vượt trội, như: Vùng sản xuất giống lúa thuần, lúa lai F1, sản xuất rau an toàn tập trung tại các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương; vùng sản xuất các loại cây rau màu, như: ngô ngọt, bí, đậu tương rau, cải chân vịt, hành lá tại các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa; vùng chăn nuôi bò sữa tập trung tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Như Thanh; vùng chăn nuôi bò thịt tại các huyện miền núi, trung du... Đồng thời, hình thành các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, ngao... áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP. Những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp trên đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất nhỏ lẻ từ 1,5 đến 2 lần trở lên.
Cánh đồng chuyên canh cây rau màu đã trở thành “điểm nhấn” góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa). Đến nay, trên địa bàn xã đã hình thành được vùng chuyên canh cây rau màu với diện tích hơn 40 ha, sản xuất luân canh 4 vụ/năm. Thông tin của UBND xã cho biết, các loại rau màu sản xuất trên vùng chuyên canh, năng suất bình quân hằng năm đều tăng từ 15 đến 22% so với sản xuất đại trà. Qua đánh giá thực tế, cùng một loại giống, được áp dụng phương pháp “4 cùng” nên quá trình tổ chức sản xuất thuận lợi, giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Chủ trương xây dựng vùng chuyên canh rau màu nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân từ những ngày đầu triển khai. Từ đó, nông dân tham gia vào vùng sản xuất đều nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học và các quy trình sản xuất mới vào sản xuất. Đơn cử như việc sản xuất cây đậu leo, trước kia người dân chỉ đơn thuần là cắm giàn để cây leo, nhưng khi hình thành vùng chuyên canh, được tập huấn kỹ thuật, bà con đã định hình việc cắm giàn sao cho đúng quy chuẩn để cây vừa sinh trưởng, phát triển tốt, vừa tạo được mỹ quan, thuận lợi trong việc thu hoạch và tận dụng được hệ thống giàn để sản xuất những vụ tiếp theo. Ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, cho biết: Trên vùng chuyên canh sản xuất rau màu, bà con trong xã chủ yếu trồng các loại mướp, đậu leo và rau màu theo thời vụ. Gần đây, kỹ thuật sản xuất của người dân được nâng lên, bà con bắt đầu sản xuất rau màu trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Doanh thu bình quân của vùng sản xuất chuyên canh đạt từ 220 triệu đồng/ha/năm trở lên, đối với rau màu trái vụ doanh thu có thể đạt tới 450 triệu đồng/ha/năm.

Tại huyện Hà Trung, sau khi có Nghị quyết 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, huyện đã xây dựng kế hoạch và đẩy nhanh việc thực hiện tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất quy mô lớn. Thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Hà Trung, tính đến tháng 3-2021, trên địa bàn đã tích tụ được hơn 280,8 ha đất sản xuất nông nghiệp. Từ diện tích tích tụ được, huyện Hà Trung đã hình thành được một số vùng chuyên canh sản xuất lúa thương phẩm, rau an toàn, rau màu xuất khẩu... mang lại giá trị kinh tế cao. Tiêu biểu, như: Vùng sản xuất lúa nếp hạt cau theo tiêu chuẩn VietGAP, diện tích hơn 315 ha, tại các xã Hà Lĩnh, Hà Long; vùng cây ăn quả tại các xã miền núi của huyện; vùng chuyên canh sản xuất mía, diện tích hơn 300 ha tại các xã Hà Long, Hà Giang, Hà Tiến...; vùng sản xuất rau màu hàng hóa khoảng 60 ha tại xã Hà Lĩnh và vùng nuôi trồng thủy sản tại các xã Hà Đông, Hà Ngọc và thị trấn Hà Trung. Thông qua các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế tăng lên từ 1,5 lần trở lên so với sản xuất truyền thống. Đồng thời, tư duy sản xuất của người dân cũng thay đổi và từng bước tiếp cận với sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi liên kết.
Thực tế sản xuất ở nhiều địa phương cho thấy, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích của các cấp, các ngành, địa phương thì tư duy dám nghĩ, dám làm, tiên phong đi đầu trong ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất của người dân chính là vấn đề mấu chốt. Do đó, để phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung mang tính bền vững, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh cần dựa vào đặc thù, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, nhu cầu thị hiếu của thị trường để định hướng việc hình thành những vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp phù hợp. Đồng thời, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách cho vùng sản xuất tập trung, nhất là chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Ngoài ra, các địa phương và người sản xuất cần chú trọng nâng cao chất lượng, hướng tới phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm từ những vùng chuyên canh.
Lê Mai
Tin liên quan
Đọc thêm Kinh doanh
Vĩnh Hoàn - VHC tiếp tục hạ kế hoạch lợi nhuận năm 2021
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Mã chứng khoán VHC/HOSE) công bố tài liệu Đại hội cổ đông năm 2020, đại hội dự kiến tổ chức ngày 29/4 tại Đồng Tháp.
Hết tháng 3/2021, tổng tài sản doanh nghiệp bảo hiểm gần 600.818 tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 3/2021, thị trường bảo hiểm có 70 doanh nghiệp và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoạt động.
Tháng 3/2021, ngân sách chi 37.322 tỷ đồng trả nợ của Chính phủ
Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 3/2021 đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ 28,5 triệu USD. Trả nợ của Chính phủ trong tháng 3 khoảng 37.322 tỷ đồng.
Habeco dự kiến lãi giảm hơn 370 tỷ đồng
Các thương hiệu bia thuộc Habeco đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với hàng loạt sản phẩm cùng phân khúc của các đối thủ, đơn cử như Heineken Việt Nam, Sabeco và Carlsberg.
Ngành Công nghiệp điện tử: Vẫn còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI
Xuất khẩu các sản phẩm điện tử phần lớn là thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó điện thoại và linh kiện chiếm 99,1%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98%.
3 tháng đầu năm, Hà Tĩnh hút 18 dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước
Năm 2021, công tác thu hút đầu tư tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh.
Xuất khẩu sang thị trường EU quý I/2021, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020
Tổng cục Thống kê cho biết (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), qua 3 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I năm 2021 có dấu hiệu phục hồi
DNHH - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2021 tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,4%) cho thấy cầu tiêu dùng của người dân đã tăng trở lại.
Phân bón Bình Điền - BFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2021 giảm 17,1%
Năm 2021, Phân bón Bình Điền dự kiến kế hoạch tổng doanh thu là 5.690 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 166 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và giảm 17,1% so với thực hiện trong năm 2020.
Hà Tĩnh xem xét tái cơ cấu dự án Bò Bình Hà
Công ty Chăn nuôi Bình Hà xin UBND tỉnh Hà Tĩnh điều chỉnh quy mô dự án sau nhiều vấn đề pháp lý liên quan.