Thứ năm 03/07/2025 21:40
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Niềm tin của doanh nghiệp chính là điểm sáng năm 2021!

01/02/2022 11:37
Đó là nhận định của Tiến sĩ Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) trong buổi trò chuyện với PV Doanh nghiệp & Hội nhập về những cơ hội mới, thách thức mới đang chờ doanh nghiệp Việt

PV: Ông đánh giá thế nào về sức chống chọi của doanh nghiệp Việt Nam trong đợt dịch COVID vừa qua?

Tiến sĩ Tô Hoài Nam: Đại dịch COVID trong hai năm 2020 – 2021 tác động rất bất lợi đến kinh tế Việt Nam. Với tư các là doanh nghiệp, người lính ở chiến trường, cộng đồng doanh nghiệp là nòng cốt để phát triển kinh tế. Tiếp cận ở góc độ này thì doanh nghiệp đương nhiên phải chịu tác động bất lợi nhất. Rất nhiều chuyên gia, cơ quan thông tin, nhà nghiên cứu khoa học đã phân tích sâu sắc về điều này.

Chúng ta biết, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ với năng lực vốn hạn hẹp thì chỉ cần không có nguồn thu, không có doanh thu, không bán được hàng sẽ tác động trực tiếp tới sự tồn tại của doanh nghiệp, về mặt lý thuyết là như vậy. Thế nhưng, tiếp cận ở thực tế thì thấy tỉ lệ doanh nghiệp Việt Nam dù gặp muôn vàn khó khăn, số lượng doanh nghiệp phải giải thể, phải dừng kinh doanh rất lớn so với trước khi có dịch nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp trụ vững. Điều này thể hiện sức sống, sự dẻo dai và tính thích ứng, không khó để quan sát được.

Ví dụ như thời gian qua, nhiều doanh nghiệp có thể phải dừng kinh doanh nhưng sau khi thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” thì họ hoạt động trở lại, khả năng phục hồi rất nhanh.

Trong mọi hoàn cảnh, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đảm nhiệm tốt nhiệm vụ tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Đây không chỉ có ý nghĩa phát triển kinh tế mà còn đóng góp vào việc giữ vững an sinh xã hội. Qua đó cho thấy, khi môi trường kinh doanh thuận lợi gồm thể chế và các yếu tố khác sẽ là bệ đỡ cho sự phục hồi rất nhanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Tiến sĩ Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Tiến sĩ Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

PV: Ông đánh giá thế nào về hiệu quả cơ chế hỗ trợ của Chính phủ? Thực tế tác động của chính sách tới doanh nghiệp có được như kì vọng hay không?

Tiến sĩ Tô Hoài Nam: Về mặt chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, để nói hiệu quả hay không rất khó. Bởi vì đánh giá sự phù hợp của chính sách đòi hỏi phải rất nghiêm túc từ hình thức văn bản, nội dung cho tới tác động thực tế, không thể nhìn hiện tượng nói ngay được. Cần phải có thời gian nhất định, ít nhất là đến hết quý I/2022 để chính sách “ngấm vào đời sống doanh nghiệp”.

Nhưng có thể thấy được mấy đặc điểm như thế này: Trong giai đoạn vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng hấp thụ các chính sách tương đối tốt. Thông qua các gói hỗ trợ về thuế, về giãn thuế, hỗ trợ doanh nghiệp trả lương,.. đều tiếp cận tương đối tốt; cả những chính sách về lưu thông hàng hóa, giảm đi nhiều loại “giấy tờ”, đấy cũng hiểu là một dạng hỗ trợ, có thể thấy đại bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa đều hấp thụ và thích ứng khá tốt.

Trong một thời gian tương đối ngắn, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, văn bản quy phạm pháp luật theo hình thức rút gọn để kịp thời phục vụ cho công tác phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực phòng chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội; phục hồi sản xuất kinh doanh để tiếp tục phát triển kinh tế.

Đơn cử như chính sách hỗ trợ “tiền” trực tiếp với quy mô lớn, lịch sử Việt Nam chưa bao giờ thực hiện. Bên cạnh đó còn nhiều văn bản có tính đột phá, rất cần thiết trong tình trạng khẩn cấp do diễn biến phức tạp của đại dịch đã góp phần tạo nên hành lang pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới.

PV: Trong đợt dịch COVID vừa qua, có ý kiến cho rằng cộng đồng doanh nghiệp không nên nhìn đó là bức tranh toàn màu xám mà phải tìm được điểm sáng trong bức tranh đó. Theo ông, đâu là điểm sáng của năm 2021?

Tiến sĩ Tô Hoài Nam: Tôi nghĩ, ý kiến cho rằng doanh nghiệp nhìn năm 2021 với toàn màu xám là đặt vấn đề hơi quá. Đúng là 2021 môi trường kinh doanh bất lợi, cộng đồng doanh nghiệp có khó khăn nhưng vẫn thấy cơ hội ở phía trước. Bởi nếu không nhìn thấy cơ hội thì doanh nghiệp không kinh doanh nữa. Họ vẫn đứng vững được tức là họ vẫn nhìn thấy cơ hội.

Năm 2021, hình hình tăng trưởng của Việt Nam đạt 2,58% (tăng trưởng dương). Lao động mất việc làm nhiều nhưng vẫn có thể cải thiện được trong thời gian tới. Điều đó cho thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa việc làm- doanh thu và tinh thần kinh doanh.

Nhìn trong bối cảnh đầy khó khăn thì thấy rằng doanh nghiệp có niềm tin vào kinh doanh, chính là điểm sáng. Đó không phải chỉ là niềm tin theo kiểu duy lí trí, bản thân doanh nghiệp cũng nhìn thấy khả năng phòng chống dịch. Dù bao nhiêu khó khăn, có nhiều chuyện “dở khóc dở cười”, nào là ba loại “giấy tờ”,… cách bức người làm kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn tin vào điều đó nên không bỏ cuộc.

Để có được môi trường kinh doanh “tương đối” như hiện nay, không chỉ có niềm tin của doanh nghiệp là đủ mà đòi hỏi phải có sự tương tác giữa các chủ thể trong xã hội, bao gồm Chính phủ, người dân và cộng đồng kinh doanh. Mối quan hệ này đã giữ được khá ổn định kinh tế vĩ mô, ghìm được phần nào lạm phát, từ đó tạo nên cơ hội cho cộng đồng kinh doanh phục hồi.

Tiến sĩ Tô Hoài Nam
Tiến sĩ Tô Hoài Nam cho biết, Hiệp hội DNNVV mong muốn năm 2022 sẽ hỗ trợ tích cực hơn cho sự phục hồi, phát triển của các doanh nghiệp.

PV: Vậy kế hoạch hành động của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 như thế nào để chung sức cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua đại dịch?

Tiến sĩ Tô Hoài Nam: Đồng hành cùng doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ của Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Hiệp hội là đứa con tinh thần của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, được sinh ra bằng ý chí của cộng đồng doanh nghiệp nên không thể nào xa dời hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên đó là ý trí, có làm được hay không thì đòi hỏi nhiều thứ, không kể ra hết được. Nhưng với trách nhiệm trong Ban lãnh đạo của cơ quan Trung ương Hội, buộc lòng chúng tôi phải xác định xem nên chọn cái gì trước, không ai có thể làm một lúc tất cả mọi thứ được.

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một cơ quan có quyền kiến nghị và chủ động đề xuất chính sách. Hiệp hội còn có tư cách là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tham gia Quốc hội và nhiều Hội đồng của Chính phủ. Do đó, năm 2022, trước hết Hiệp hội sẽ chủ động làm chính sách - tham gia xây dựng chính sách. Từ lúc phát hiện vấn đề về thực tế, ý tưởng chính sách, tham gia xây dựng chính sách.

Hiệp hội sẽ “thúc giục” chính quyền, các Bộ ngành, địa phương hợp tác với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương để thực hiện nhiệm vụ thực thi chính sách. Thực tế, mối quan hệ giữa đại diện hơn 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa với cơ quan Nhà nước tuy ngày càng tốt nhưng chưa đúng vị thế, còn quá nhiều khoảng trống để có thể bổ trợ cho nhau. Trung ương Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn chủ động, nhưng như vậy thôi chưa đủ, còn do nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ ngành, địa phương. Vì nếu một bên chủ động, một bên lại chưa đánh giá hết vai trò của sự hợp tác này thì rất khó.

Tôi đã tranh luận rất nhiều với các đồng chí có trọng trách tại Bộ ngành, địa phương, nhiều đồng chí nói rằng Hiệp hội là thành viên quan trọng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng nhiều lúc xây dựng chính sách, phản ánh chính sách không được mạnh mẽ, tính chủ động và phối hợp còn hình thức, chưa có chiều sâu. Bởi nhiều cơ quan gửi văn bản xin ý kiến nhưng Hiệp hội trả lời qua loa.

Tôi khẳng định không có chuyện như vậy. Tôi cũng chưa thấy cơ quan nào giải thích cơ chế tiếp thu khi chúng tôi trả lời. Ví dụ như việc xây dựng chính sách, phải có cơ chế để các bên tranh luận với nhau về những quan điểm bất đồng. Nếu chỉ tổ chức hội thảo rồi mời Hiệp hội và các doanh nghiệp hội viên đến dự, đọc dự thảo, cho hội viên phát biểu, Hiệp hội tổng hợp lại nhưng không có cơ chế tiếp thu, giải thích thì không phối hợp được.

Hơn nữa xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động khoa học pháp lý. Đã là khoa học thì phải đề cao sự tranh luận, thậm chí tranh cãi. Nội dung này trong khung pháp lý đã có, cơ chế phải mở ra để tổ chức thực hiện.

Với những kế hoạch hoạt động trên, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam mong muốn năm 2022 sẽ hỗ trợ tích cực hơn cho sự phục hồi, phát triển của các doanh nghiệp.

PV: Trân trọng cám ơn Tiến sĩ!

"Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta vẫn đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức phía trước, tôi xin gửi tới các DN Việt Nam nói chung, hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng lời chúc một năm 2022 bình an và không ngừng lớn mạnh!" - Tiến sĩ Tô Hoài Nam.

Linh An - An Thảo (thực hiện)

Tin bài khác
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc điều chỉnh "Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Một trong những điểm nổi bật nhất trong quyết định này là việc đưa sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch tổng thể, giữ lại sân bay Vũng Tàu hiện hữu và dành quỹ đất đảo Gò Găng để phát triển đô thị, dịch vụ.
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.
Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam phục hồi mạnh, Bình Dương nổi lên nhờ hạ tầng, quy hoạch, sức cầu mạnh và đề án sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, tạo đà mặt bằng giá mới.