Thứ ba 03/12/2024 00:32
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Những startup kỳ lân của Indonesia thu hút các gã khổng lồ công nghệ Mỹ từ Google cho đến Facebook

07/12/2020 07:55
Nền kinh tế kỹ thuật số số 1 Đông Nam Á đã thu hút các nhà đầy tư công nghệ của Mỹ, sự chú ý mà họ muốn dành cho thị trường này chính là một tín hiệu tốt cho Indonesia.

Minh họa bởi Michael Tsang

Minh họa bởi Michael Tsang.

Năm 2020, đối với các công ty công nghệ lớn của Mỹ đã đánh giá Indonesia đang dần có vị trí và thu hút đối với cá nhà đầu tư.

Bất chấp sự gián đoạn do đại dịch coronavirus gây ra, những công ty như Facebook, Google và Microsoft đã cắt một loạt hợp đồng để đầu tư vào các kỳ lân của quần đảo Indonesia - các công ty tư nhân nước này được định giá hơn 1 tỷ USD. Các khoản đầu tư vào các công ty như Gojek, công ty công nghệ lớn nhất Indonesia, cũng như các nền tảng thương mại điện tử Tokopedia và Bukalapak trong năm nay dự kiến ​​đạt hàng trăm triệu đô la.

GAFAM (Tên gọi của 4 công ty Công nghệ lớn của Mỹ bao gồm: Google, Amazon, Faecbook, Apple) cũng đang đặt cược lớn vào Indonesia, các khoản đầu tư thừa nhận rằng Indonesia là một thị trường quá lớn mà khó có thể bỏ qua. Quốc gia Đông Nam Á này có tiềm năng lớn bởi Indonisa đông dân thứ 4 trên thế giới và chiếm 1/3 tổng sản lượng kinh tế của khu vực. Các cơ hội đầu tư thậm chí còn lớn hơn khi Trung Quốc - thị trường lớn nhất châu Á.

Cuộc đua của các khoản đầu tư

Tokopedia và Bukalapak đã trở thành những công ty nhận khoản đầu tư công nghệ mới nhất của Hoa Kỳ vào tháng 11. Hồi đầu tháng, Microsoft đã thông báo rằng họ đã thực hiện một "khoản đầu tư chiến lược" vào Bukalapak, với việc nhà cung cấp phần mềm của Mỹ tham gia vào vòng tài trợ 100 triệu đô la cùng với các quỹ tài sản GIC, PT Elang Mahkota Teknologi và tập đoàn truyền thông địa phương Emtek Group.

Microsoft và Bukalapak, một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của Indonesia, đã hình thành quan hệ đối tác chiến lược tại quốc gia này. (Ảnh chụp màn hình từ trang web của Microsoft Indonesia)
Microsoft đã tạo lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Bukalapak - một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của Indonesia (Ảnh chụp màn hình từ trang web của Microsoft Indonesia).

Tương tự như vậy, Google đã đầu tư vào Tokopedia, cùng với Temasek của Singapore, vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11, theo hồ sơ gửi chính quyền Indonesia cho biết. Cả hai nhà đầu tư được cho là đã "bơm" 350 triệu đô la vào nền tảng thương mại điện tử Tokopedia. Trước đó, các khoản đầu tư của Facebook và PayPal cùng đã "bơm" vào Gojek trong tháng Sáu.

Các khoản đầu tư là minh chứng cho thấy Indonesia đã tiến xa như thế nào về hệ sinh thái kỹ thuật số và tiềm năng tăng trưởng của nó. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế Internet của nước này đã tăng hơn 5 lần trong 5 năm, đạt giá trị 44 tỷ USD vào năm 2020, cho đến nay chính là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực. Theo báo cáo, thị trường Indonesia sẽ trị giá 124 tỷ USD vào năm 2025, tiếp tục củng cố thêm tiềm năng của quần đảo này trở thành nền kinh tế kỹ thuật số hàng đầu của khu vực.

Hanno Stegmann, đối tác và giám đốc tại BCG Digital, cho biết: "Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đã có danh tiếng như các kỳ lân của Indonesia là một cơ hội vô cùng tuyệt vời".

Nó cho phép các công ty Hoa Kỳ "thiết lập một vị trí rõ ràng trong hệ sinh thái, và tất nhiên từ đó, mở rộng sự hiện diện kinh doanh một cách mạnh mẽ hơn trên cơ sở mối quan hệ," Stegmann nói thêm.

Một trường hợp điển hình là khoản đầu tư của Faceboo cùng với PayPal vào Gojek, khi công ty Indonesia công bố khoản tài trợ, họ cho biết trọng tâm là "hỗ trợ các khoản thanh toán và dịch vụ tài chính." Ứng dụng thanh toán của Gojek - GoPay là một trong những ví kỹ thuật số được sử dụng nhiều nhất của đất nước.

Nhưng việc Facebook đang thâm nhập thị trường của Indonesia cũng đi kèm với việc họ đang dần thúc đẩy tham vọng thanh toán của riêng mình thông qua công ty con WhatsApp, trong khi WhatsApp đã là một ứng dụng liên lạc phổ biến ở quần đảo. Tuy vậy, Gojek lại được đánh giá có nhiều chuyên môn về thanh toán hơn - và nó cũng hiểu rõ hơn về các bản sắc địa phương ở một quốc gia trải dài 5.000 km, với 1.700 hòn đảo.

Matt Idema, Giám đốc điều hành WhatsApp, cho biết khi Facebook công bố khoản đầu tư này: "Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ mục tiêu chung của Facebook và Gojek là trao quyền cho các doanh nghiệp và thúc đẩy lĩnh vực tài chính tại Indonesia. Cùng với Gojek, chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể đưa hàng triệu người tiếp cận được nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển của Indonesia."

Một khách hàng sử dụng điện thoại thông minh để quét mã Go Pay ở Jakarta. Ứng dụng thanh toán Gojek là một trong những ví kỹ thuật số được sử dụng nhiều nhất tại quốc gia này. (Ảnh của Kosaku Mimura)
Một khách hàng sử dụng điện thoại thông minh để quét mã Go Pay ở Jakarta. Ứng dụng thanh toán Gojek là một trong những ví điện tử được sử dụng nhiều nhất tại quốc gia này. (Ảnh của Kosaku Mimura).

Nâng tầm tên tuổi của thị trường Đông Nam Á

Việc tăng cường hợp tác với những gã khổng lồ công nghệ địa phương có thể giúp các công ty Công nghệ Mỹ tăng doanh thu của họ trong khu vực. Chẳng hạn, Facebook coi châu Á - Thái Bình Dương là nơi có tệp người dùng hàng tháng lớn nhất, chiếm khoảng 42% trong quý 3 năm 2020. Tuy nhiên, khu vực này lại chỉ chiếm 19% tổng doanh thu cùng kỳ. Tương tự như vậy, Google chỉ thu được 18% doanh thu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong 9 tháng đầy năm.

Jefrey Joe, đồng sáng lập và đối tác chung của quỹ đầu tư mạo hiểm địa phương Alpha JWC, ghi nhận Tập đoàn Sea của Singapore vì đã đưa tên tuổi của các startup Indonesia lên "bản đồ thế giới" cho các nhà đầu tư của Mỹ. Sea, được niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York và hiện là công ty niêm yết có giá trị nhất ở Đông Nam Á, "SEA đã cho các nhà đầu tư thấy được rằng các startup ở Đông Nam Á là những doanh nghiệp tốt, đang phát triển và có tiềm năng mạnh mẽ."

Chi nhánh thương mại điện tử của Sea, Shopee hiện là nền tảng mua sắm trực tuyến được truy cập nhiều nhất ở Indonesia và quần đảo này là thị trường lớn nhất cho chi nhánh ví điện tử SeaMoney. Giá cổ phiếu của nó đã tăng hơn bốn lần trong năm nay.

Sự quan tâm của các công ty công nghệ Mỹ cũng là một bước phát triển đáng hoan nghênh đối với các kỳ lân Indonesia.

Mặc dù hiện nay, với những khó khăn đặt ra cho nền kinh tế toàn cầu, khiến các công ty khởi nghiệp phải hướng tới sự tiết kiệm, nhưng sự cạnh tranh được cho là vẫn rất gay gắt, thúc đẩy các kỳ lân tìm kiếm đến những giải pháp tốt hơn. COVID-19 đã làm tăng nhu cầu vốn giữa các công ty đang đối mặt với sự gián đoạn hoặc muốn mở rộng trong một số lĩnh vực để nắm bắt hành vi thay đổi của người tiêu dùng.

Những khoản đầu tư từ các công ty công nghệ của Mỹ cũng cho phép các kỳ lân Indonesia nâng cao danh tiếng của mình, đó là nhân tố thiết yếu khi những startup này muốn niêm yết cổ phiếu bên ngoài Indonesia.

Số thương vụ đầu tư mạo hiểm vào Indonesia có sự tham gia trực tiếp của các nhà đầu tư Mỹ tăng vọt.

Theo CB Insights, Gojek được định giá 10 tỷ USD, Tokopedia là 7 tỷ USD và Bukalapak là 3,5 tỷ USD.

Jefrey Joe, nhà đồng sáng lập hãng đầu tư mạo hiểm địa phương Alpha JWC cho biết: “Không có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng viết những tấm séc đó, và những nhà đầu tư thông thường sẽ không cảm thấy thoải mái với việc định giá”.

Joe nói thêm, "điều đó đã mở ra cơ hội cho các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ sẵn sàng vung tiền để tham gia. Quan trọng nhất, các công ty lớn của Mỹ hiểu luật chơi. Họ hiểu những gì mà các kỳ lân này đang xây dựng bởi vì họ cũng đã trải qua quy trình đó."

Các bộ phận của GAFAM đã bắt đầu đầu tư vào Indonesia khoảng 5 năm trước. Năm 2016, Apple công bố khoản đầu tư 44 triệu USD để thành lập một trung tâm đào tạo cho các nhà phát triển ứng dụng ở ngoại ô Jakarta. Học viện được hoàn thành vào năm 2018, là học viện đầu tiên của công ty ở Đông Nam Á.

Nhưng khoản đầu tư này chỉ mang tính chất là một tấm vé của thị trường điện thoại thông minh vào Indonesia hơn là đặt cược trực tiếp vào nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia. Nó cho phép Apple tuân thủ yêu cầu của chính phủ rằng điện thoại bán ra trong nước phải có hàm lượng hoặc linh kiện sản xuất trong nước tối thiểu.

Lần đặt cược thực sự đầu tiên vào nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia và các công ty khởi nghiệp đang phát triển của nó là vào đầu năm 2018, khi Google đầu tư vào Gojek, công ty khởi nghiệp lớn nhất Indonesia, hiện nay gã khổng lồ có trụ sở tại Moutain View nắm giữ 7% cổ phần Gojek. Cuối năm đó, Microsoft cũng đầu tư vào Grab, đối thủ của Gojek có thị trường lớn nhất là ở Indonesia.

Nếu cả hai công ty Đông Nam Á quyết định hợp nhất - các cuộc đàm phán được cho là đang tiến triển - thì các công ty công nghệ Mỹ sẽ có quyền nắm giữ cổ phần của một tập đoàn công nghệ khổng lồ tại khu vực gồm 8 quốc gia tăng trưởng cao.

Các tài xế Gojek và Grab ở Indonesia vào tháng Hai. Hai công ty là đối thủ gay gắt trong nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. (Ảnh của Ken Kobayashi)
Các tài xế Gojek và Grab ở Indonesia vào tháng Hai. Hai công ty là đối thủ gay gắt trong nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. (Ảnh của Ken Kobayashi).

Chiến lược cho các khoản đầu tư

Các công ty công nghệ của Mỹ không chỉ đơn thuần đặt cược vào sự phát triển của dịch vụ gọi xe và các siêu ứng dụng khác. Stegmann của BCG Digital Ventures cho biết họ đang tin tưởng vào việc mở rộng các dịch vụ đám mây ở Indonesia như là "một trong những động lực chiến lược quan trọng" cho các khoản đầu tư của họ. Dịch vụ đám mây là một chiến lược tạo ra doanh thu lớn cho các công ty công nghệ Hoa Kỳ.

Các công ty Trung Quốc cũng "thèm muốn" phân khúc này. Alibaba Group Holding có hai trung tâm dữ liệu ở Indonesia và họ có kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu thứ ba vào năm sau.

Cả Gojek và Tokopedia hiện đang sử dụng Google Cloud, trong khi Bukalapak chuyển từ Google sang Azure của Microsoft sau khoản đầu tư của Microsoft.

Nhân viên Tokopedia tại trụ sở của họ ở Indonesia vào năm 2019 (Ảnh của Kosaku Mimura) .

Amazon, trước đó cũng đã đàm phán với Gojek để đầu tư vào công ty, cũng có kế hoạch xây dựng các trung tâm dữ liệu ở quần đảo này.

Tập đoàn tư vấn Boston cho biết trong một báo cáo năm ngoái rằng Indonesia là "một trong những thị trường đám mây phát triển nhanh nhất trong khu vực APAC, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến ​​là 25% trong 5 năm tới, từ 0,2 tỷ USD vào năm 2018 đến 0,8 tỷ đô la vào năm 2023. Việc sử dụng dữ liệu đang bùng nổ nhờ sự phát triển của thương mại điện tử và các dịch vụ giao hàng thực phẩm trong bối cảnh đại dịch coronavirus.

Indonesia là nền kinh tế Internet lớn nhất khu vực, lớn hơn gấp đôi so với Thái Lan, nhưng tỷ lệ sử dụng Internet thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN-5.

Tuy nhiên, điều đó có thể sớm thay đổi sau khi hoàn thành dự án Vành đai Palapa trị giá 1,5 tỷ USD của chính phủ nước này.

Những công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Facebook đổ tiền vào các kỳ lân Indonesia.

Các kỳ lân cũng đang mở rộng thị trường ra các vùng nông thôn, tạo ra nhiều dữ liệu hơn. Chẳng hạn, Bukalapak đẩy mạnh số hóa những cửa hàng bán lẻ truyền thống.

Giám đốc điều hành của công ty Kaimuddin cho biết việc số hoá đang giúp các tập đoàn lớn len lỏi tới những nơi xa xôi

Indonesia cũng là nước được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, với việc các nhà đầu tư mệt mỏi với những rủi ro từ bất cứ điều gì liên quan đến Bắc Kinh. Do đó, đầu tư vào châu Á có nhiều khả năng hướng đến Ấn Độ và Indonesia, những thị trường lớn nhất tiếp theo.

Indonesia là lợi thế từ chính sách đối ngoại phi liên kết - khiến nước này trở thành một trong những nền kinh tế trung lập hơn so với Ấn Độ.

Dữ liệu từ Preqin cho thấy số lượng các thương vụ đầu tư mạo hiểm ở Indonesia với sự tham gia trực tiếp từ các nhà đầu tư có trụ sở tại Mỹ đã tăng gần gấp đôi trong năm 2019 so với năm 2016, trong khi giá trị thương vụ trong cùng kỳ tăng hơn gấp đôi. Năm 2020 cũng có thể chứng kiến ​​số lượng giao dịch vượt qua con số của năm 2019.

Ngay cả khi tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden quyết định đưa ra một giọng điệu hòa giải hơn với Trung Quốc, "cách các nhà đầu tư nghĩ về các khoản đầu tư ở châu Á chắc chắn đã thay đổi", Joe của Alpha JWC nhận định.

Họ nghĩ nhiều hơn tới đa dạng hóa và rủi ro của việc tập trung vào một nơi", ông cho biết thêm

Đó là lý do tại sao một số nhà đầu tư lớn hơn nghĩ rằng ... đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào Indonesia vì quy mô đã phù hợp với nguồn lực mà họ muốn triển khai, sự chú ý mà họ muốn dành cho thị trường này chính là một tín hiệu tốt cho Indonesia.

Bảo Trinh (Theo Nikkei Asia)

Tin bài khác
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024)

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024)

Chiều 27/11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024).
TECHFEST Việt Nam 2024: Hội thảo Khai thác nguồn lực từ chuyển đổi kép cho khởi nghiệp sáng tạo

TECHFEST Việt Nam 2024: Hội thảo Khai thác nguồn lực từ chuyển đổi kép cho khởi nghiệp sáng tạo

Ngày 26/11, tại Hải Phòng, trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024 đã diễn ra Hội thảo “Khai thác nguồn lực từ Chuyển đổi kép (Chuyển đổi số - Chuyển đổi xanh) cho khởi nghiệp sáng tạo”.
TECHFEST Việt Nam sẽ tổ chức tại Hải Phòng với chủ đề "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

TECHFEST Việt Nam sẽ tổ chức tại Hải Phòng với chủ đề "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng vừa thông tin về sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 (TECHFEST) tại Hải Phòng.
OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI được cho là đã đàm phán về sản phẩm tìm kiếm với các nhà phát triển trang web và ứng dụng như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline.
Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa?

Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa?

Thực trạng các startup Việt Nam bỏ qua thị trường nội địa là một trong những vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II diễn ra thành công tốt đẹp, mở ra một không gian đối thoại hiệu quả về các mô hình kinh tế xanh, bền vững và khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời khẳng định vai trò của Đồng Tháp trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh khu vực.
CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

Dat Bike đã tăng vốn điều lệ hơn 17 tỷ đồng lên hơn 258 tỷ đồng. Công ty hiện do DAT BIKE PTE. LTD, một pháp nhân đăng ký tại Singapore, sở hữu hoàn toàn.
Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long 2024 thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long 2024 thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Ngày 15/11, Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long lần II chính thức khai mạc tại tỉnh Đồng Tháp, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

Cổ phiếu nền tảng học trực tuyến Chegg đã lao dốc 99% so với đỉnh cao năm 2021, khiến công ty mất 14,5 tỷ USD giá trị do người dùng chuyển sang sử dụng ChatGPT.
Jeff Bezos, OpenAI và các nhà đầu tư hàng đầu rót vốn vào startup Physical Intelligence

Jeff Bezos, OpenAI và các nhà đầu tư hàng đầu rót vốn vào startup Physical Intelligence

Ngoài Jeff Bezos, OpenAI, trên website chính thức, Physical Intelligence cũng liệt kê thêm các nhà đầu tư khác như Khosla Ventures và Sequoia Capital.
Tư duy phản biện - kĩ năng mềm tạo dựng thành công trong khởi nghiệp

Tư duy phản biện - kĩ năng mềm tạo dựng thành công trong khởi nghiệp

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, tư duy phản biện trở thành một kỹ năng mềm quan trọng đối với các bạn trẻ khởi nghiệp.
Startup Coolmate huy động thành công 6 triệu USD cho vòng gọi vốn Series B

Startup Coolmate huy động thành công 6 triệu USD cho vòng gọi vốn Series B

Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy Startup Coolmate mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh tại Đông Nam Á trong 2 năm tới.
10 dự án khởi nghiệp sáng tạo đoạt giải Cuộc thi Techfest Nghệ An Open 2024

10 dự án khởi nghiệp sáng tạo đoạt giải Cuộc thi Techfest Nghệ An Open 2024

10 dự án khởi nghiệp sáng tạo đoạt giải Cuộc thi Tìm kiếm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nghệ An mở rộng năm 2024 (Techfest Nghệ An Open 2024)…
Hành trình khởi nghiệp của nữ tỷ phú tự thân Falguni Nayar

Hành trình khởi nghiệp của nữ tỷ phú tự thân Falguni Nayar

Câu chuyện khởi nghiệp của nữ tỷ phú Falguni Nayar cho thấy, thành công không chỉ đòi hỏi tính kiên trì, mà còn cần chiến lược đúng đắn và niềm tin vào bản thân.
Đại học Gia Định cùng doanh nghiệp giúp sinh viên hiện thực hóa "giấc mơ khởi nghiệp"

Đại học Gia Định cùng doanh nghiệp giúp sinh viên hiện thực hóa "giấc mơ khởi nghiệp"

Sinh viên được trang bị những kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp, kết nối với các chuyên gia, nhà đầu tư và doanh nghiệp, mở ra con đường hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh của mình.