Thứ sáu 22/11/2024 15:34
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Những phát ngôn ấn tượng tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV

12/10/2020 00:00
Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là không nhân nhượng; đuổi việc cán bộ nhũng nhiễu khó khăn quá.. là những phát ngôn ấn tượng tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua.

Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tình hình Biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Theo Thủ tướng, Đảng và Nhà nước đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Chiều 23/10, thảo luận tại hội trường Quốc hội về Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn số liệu điều tra cho thấy về mặt kinh tế, người Việt mong muốn có thu nhập, có việc làm, có nhà. Nhưng về gia đình thì 95,4% mong muốn có gia đình hoà thuận, 73% mong muốn con cháu ngoan, tiến bộ. “Nếu chúng ta làm việc mỗi ngày 9-10 giờ quanh năm thì không có gia đình hạnh phúc đâu. Trên thế giới từ bỏ điều này 133 năm nay rồi” - ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Tại phiên chất vấn chiều 7/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thừa nhận rất ít nơi xây dựng được tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức, hơn nữa, vẫn còn có sự nể nang, cảm tính. Ông nói: “Đánh giá cán bộ gì mà đến mức không tìm ra được người để tinh giản biên chế? Trong khi đó dư luận xã hội cho rằng chỉ có 30% cán bộ làm được việc mà tại sao không tìm ra người để tinh giản".

Tại phiên chất vấn sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, riêng 2 tháng vừa qua, Bộ đã xử lý mạnh tay, trong đó gỡ 207 trang mạo danh. Có trang là website thì ngăn chặn, còn trang trên nền tảng mạng xã hội thì phối hợp ngăn chặn. Đáng chú ý, trong số đó có 46 trang liên quan đến tên của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ làm việc với các lãnh đạo, thành viên Chính phủ, Quốc hội, lãnh đạo các địa phương, bộ ngành về vấn đề này.

“Hầu hết các Bộ, ngay Bộ tôi (Bộ LĐTB &XH), có đến 90% Thứ trưởng trước khi về hưu đều đề nghị cho thành lập Hội và đều xung phong làm Chủ tịch Hội với tinh thần “tự nguyện, tự quản, tự cung, tự cấp”- Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nói và cho rằng, không có Hội nào tự quản, tự chủ hết mà Hội nào cũng bám vào trụ sở, có Hội trụ sở chính, có Hội trụ sở phụ. Có Hội khi bị yêu cầu trả lại trụ sở thì tìm mọi cách để tác động lấy diện tích còn rộng hơn, chưa kể phương tiện đi lại đủ các loại.

Tại phiên thảo luận ở tổ chiều 22/10, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề cập việc Chính phủ cần có cơ quan nghiên cứu về quy luật của tham nhũng để phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Bà đặt câu hỏi: "Qua các vụ AVG, Thủ Thiêm, tập đoàn thua lỗ... rút ra cái gì để phòng ngừa? Chúng ta mãi đi chống mà thiếu nghiên cứu quy luật trong khi tham nhũng có quy luật. Đằng sau các sai phạm có yếu tố vụ lợi, tham nhũng, chỉ có điều ta không chứng minh được thôi".

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 22/10, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, đề xuất tăng lương năm 2020 của Chính phủ là rất phù hợp. Trong cải cách tiền lương phải tính toán 2 phương án, một là có lợi cho người lao động để thúc đẩy phát triển kinh tế, hai là không có lợi cho người lao động mà đầu tư vào xây dựng cơ bản. Tuy nhiên việc không đầu tư cho người lao động tác động tiêu cực nhiều hơn so với việc thâm hụt nguồn đầu tư phát triển. Theo đó, trong giai đoạn hiện nay, đầu tư cho người lao động thông qua việc cải thiện tiền lương chính là đầu tư cho phát triển.

Thảo luận về việc nâng tuổi nghỉ hưu trong dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào chiều 23/10, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, có những người làm năng suất không cao, "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về", chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng không muốn nghỉ hưu, chờ cho đến đúng tuổi mới nghỉ.

Đề cập tới tình hình Biển Đông cũng như vấn đề bảo vệ chủ quyền tại phiên thảo luận sáng 30/10, Trung tướng Trần Việt Khoa – Giám đốc Học viện Quốc phòng cho biết, đất nước ta từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, thấy được sự tàn khốc của nó và sự mất mát của mỗi gia đình, dòng họ. Việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Chúng ta luôn phải cảnh giác, tỉnh táo và sẵn sàng các phương án cao nhất với các tình huống có thể xảy ra để bảo vệ chủ quyền.

Quan tâm đến giải ngân chậm trong đầu tư công tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội chiều 30/10, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Bạc Liêu) cho rằng, công tác đầu tư, lập dự án còn nhiều bất cập. "Các nước phát triển chuẩn bị đầu tư 2 đến 3 năm để làm trong 1 năm, nhưng ở Việt Nam chỉ chuẩn bị 1 tháng hay vài tháng để làm trong cả một giai đoạn. Quản trị thì yếu kém, cán bộ tham mưu thiếu chuyên môn, yếu nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo của người đứng đầu có hạn chế, lại trong bối cảnh "lò lúc nào cũng nóng", do đó không dám quyết, dám làm, sợ chịu trách nhiệm".

Thảo luận tại hội trường về công tác phòng, chống tham nhũng vào sáng 4/11, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nhắc lại thương vụ Mobifone mua AVG, trong đó 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn nhận hối lộ lên đến hàng triệu USD. "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp Việt Nam, các bị cáo trong một vụ án thừa nhận hành vi nhận hối lộ với số tiền lớn đến như vậy”- đại biểu nói.

Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ về tình trạng cán bộ công chức, viên chức nhũng nhiễu gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) cho biết, ông đã phản ánh vấn đề này tại kỳ họp cuối năm 2016 và có lúc "đã đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành đuổi việc những người này nhưng thấy “khó khăn quá”, quy trình nhiêu khê, dài dòng”.

Thảo luận về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vào chiều 12/11, đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) dẫn thực tế cho thấy không ít đại biểu chuyên trách ở thời điểm sắp nghỉ hưu nhưng trình độ, năng lực, tư duy và bản lĩnh nghị trường của họ thì khó có đại biểu trẻ nào có được.“Sau 5 năm chắt lọc tinh hoa, kiến thức kinh nghiệm Quốc hội, cuối cùng họ cũng phải lui về vì quy định cứng nhắc thì liệu đây có phải là sự lãng phí nguồn lực” – đại biểu Phạm Trọng Nhân nói và đặt câu hỏi dự luật lần này giải quyết thực tiễn ra sao để giữ được những tinh hoa làm trụ cột thực sự của Quốc hội.

Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) cho rằng, bản chất của việc tiếp thu chỉnh lý Luật là việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tiếp thu trong thời gian vừa qua có đến 80% các bộ, ngành không muốn tiếp thu. Ông cũng chia sẻ điều đáng buồn là đã có lãnh đạo Bộ gây sức ép với đại biểu Quốc hội khi đại biểu phát biểu trái với quan điểm của Bộ, ngành mình.

Phát biểu tại hội trường chiều 31/10, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đề cập đến thái độ thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm đang khá phổ biến ở Việt Nam. Để chống lại, đại biểu đề nghị “khi xây dựng các bộ luật, Quốc hội cần xem xét có thêm các quy định để hạn chế và ngăn chặn sự thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm... Sắp đến Đại hội Đảng các cấp, xin đừng để cho những người thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm với nhân dân và doanh nghiệp giữ bất cứ một trọng trách nào trong bộ máy công quyền"./.

Nhóm PV

Tin bài khác
Phú Thọ: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Phú Thọ: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Ngày 21/11, Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 đã diễn ra tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của các sản phẩm địa phương.
Khánh thành 2 cầu dân sinh ở Vĩnh Long và Bến Tre trị giá trên 3,5 tỷ đồng

Khánh thành 2 cầu dân sinh ở Vĩnh Long và Bến Tre trị giá trên 3,5 tỷ đồng

Ngày 21/11, CLB Bất động sản TP.HCM (HREC) phối hợp cùng địa phương tổ chức khánh thành cầu Côn Tiên ở Vĩnh Long và cầu Năm Khai ở Bến Tre trị giá trên 3,5 tỷ đồng.
Thời tiết hôm nay 22/11: Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, Trung Bộ mưa lớn đến thứ Bảy

Thời tiết hôm nay 22/11: Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, Trung Bộ mưa lớn đến thứ Bảy

Thời tiết hôm nay 22/11, Bắc Bộ trời hanh khô; Trung Bộ mưa to, cảnh bão lũ lên ở Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi; Tây Nguyên và Nam Bộ đang vào mùa khô, hôm nay trời nắng.
Thời tiết ngày mai 22/11: Hà Nội sáng sớm trời lạnh, miền Trung có mưa lớn

Thời tiết ngày mai 22/11: Hà Nội sáng sớm trời lạnh, miền Trung có mưa lớn

Thời tiết ngày mai 22/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc sáng sớm trời lạnh, trưa chiều trời nắng. Ở miền Trung, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
Việt Nam trước cơ hội phát triển năng lượng tái tạo

Việt Nam trước cơ hội phát triển năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, việc có cơ chế mua bán điện trực tiếp cũng góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp phát triển năng lượng sạch.
Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP, hướng đi bền vững cho nền kinh tế ở Hạ Hòa

Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP, hướng đi bền vững cho nền kinh tế ở Hạ Hòa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đang trở thành một hướng đi quan trọng cho nhiều địa phương, trong đó có huyện Hạ Hòa.
Bình Thuận triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025

Bình Thuận triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025

Thực hiện Nghị quyết số 1253/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Bình Thuận đang tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trong giai đoạn 2023-2025.
Thời tiết hôm nay 21/11: Hà Nội đêm lạnh, ngày nắng, Trung Bộ đêm nay nhiều nơi có mưa lớn

Thời tiết hôm nay 21/11: Hà Nội đêm lạnh, ngày nắng, Trung Bộ đêm nay nhiều nơi có mưa lớn

Thời tiết hôm nay 21/11, Bắc Bộ trưa và chiều trời nắng khô, Trung Bộ đêm nay nhiều nơi có mưa lớn, Tây Nguyên hôm nay nắng đẹp, Nam Bộ trưa nay trời nắng mạnh.
Chương trình đi bộ “Đồng hành vì người nghèo” sắp diễn ra tại Cần Thơ

Chương trình đi bộ “Đồng hành vì người nghèo” sắp diễn ra tại Cần Thơ

Chương trình sẽ diễn ra vào sáng ngày 07 tháng 12 năm 2024, từ 6h00 đến 9h00 tại Công viên Lưu Hữu Phước, với khoảng 3.000 người tham gia từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Thời tiết ngày mai 21/11: Hà Nội lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày mai 21/11: Hà Nội lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày mai 21/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo Hà Nội tiếp tục lạnh về đêm và sáng, nắng hanh về trưa và chiều do bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và vùng áp thấp trên biển.
Xuân xuôi miền duyên hải, rạo rực thăm đất Khánh Hòa

Xuân xuôi miền duyên hải, rạo rực thăm đất Khánh Hòa

Khi những cánh én nhỏ chao lượn đón tia nắng ấm mùa xuân đầu tiên, lộc chồi hớn hở cựa mình, trăm hoa nô nức muốn bung, biển Nha Trang hiền hòa dâng sóng mời gọi những thủy thủ ra khơi, ta biết, đất trời đã vào Xuân...
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung 2024: Doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 240 gian hàng

Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung 2024: Doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 240 gian hàng

Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 01- 06/12/2024 tại TP. Lạng Sơn, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với trên 240 gian hàng.
Kế hoạc tổ chức các hoạt động "mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025" tại Cà Mau

Kế hoạc tổ chức các hoạt động "mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025" tại Cà Mau

Một chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao sẽ diễn ra trên khắp các địa phương của tỉnh Cà Mau như: Hội báo Xuân, các hội thi bánh dân gian, chợ hoa, không gian ẩm thực ngày Tết và các hoạt động vui chơi giải trí khác...
Ban chỉ đạo liên ngành Lạng Sơn tăng cường giám sát trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Ban chỉ đạo liên ngành Lạng Sơn tăng cường giám sát trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra, giám sát Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2024 đối với Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP các huyện, thành phố: Văn Quan, Bình Gia, Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP. Lạng Sơn.
TP.HCM đề xuất xóa nợ cho người nghèo: Tin mừng cho hàng nghìn gia đình

TP.HCM đề xuất xóa nợ cho người nghèo: Tin mừng cho hàng nghìn gia đình

TP.HCM đang đề xuất xóa nợ quá hạn cho người nghèo, hộ dân bị thu hồi đất, là cơ hội khởi đầu mới cho những hoàn cảnh khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính.