Nhìn lại một năm giông bão trong ngành trò chơi điện tử tại Trung Quốc

10:32 20/11/2021

Người chơi trên thị trường game Trung Quốc đã trải qua một năm đầy biến động khi các nhà chức trách coi trò chơi internet là "thuốc phiện tinh thần". Kể từ khi Bắc Kinh đưa ra một loạt các hạn chế bổ sung về thời lượng cho phép trẻ em chơi game, hàng loạt cổ phiếu của các công ty lớn như Tencent Holdings và NetEase đồng loạt xuống dốc.

Trẻ em Trung Quốc bị hạn chế thời lượng chơi trò chơi điện tử
Trẻ em Trung Quốc bị hạn chế thời lượng chơi trò chơi điện tử. (Ảnh: internet)

Sau nhiều lần đấu tranh, Tencent cuối cùng đã đi đến giai đoạn cuối để phát hành tựa game Liên Minh Huyền Thoại được mong chờ bấy lâu nay, tuy nhiên, không may mắn là giấy phép trò chơi mới đã bị đóng băng kể từ tháng 7 vừa qua. Thế nhưng, bất chấp cuộc đàn áp của Bắc Kinh, trò chơi điện tử đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền kinh tế Trung Quốc và ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nhiều nhà phân tích cho rằng động thái của nhà nước nhằm đáp lại phản ứng của các bậc phụ huynh đồng thời cảnh giác hơn đến sự bùng nổ của loại hình này.

Tại sao Trung Quốc đàn áp trò chơi điện tử?

Sự ác cảm của chính phủ Trung Quốc đối với trò chơi điện tử bắt nguồn từ thuật ngữ được truyền thông nhà nước sử dụng vào tháng 8: Thuốc phiện tinh thần. Thuật ngữ này có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc được sử dụng trong bối cảnh chống lại các sản phẩm văn hóa du nhập từ nước ngoài. Năm 1961, Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhân dân đã đăng một bài báo coi sách và phim của Mỹ là thuốc phiện tinh thần, gọi đó là “sự đầu độc ý thức hệ” còn tệ hơn cả ma túy theo nghĩa đen.

Mối quan tâm về trò chơi điện tử bắt đầu có từ đầu những năm 2000. Marcella Szablewicz, một nhà nghiên cứu về văn hóa trò chơi điện tử Trung Quốc, cho biết trong cuốn "Bản đồ văn hóa trò chơi kỹ thuật số ở Trung Quốc", lo lắng về tác động của trò chơi trực tuyến đi đôi với nỗi sợ nghiện internet. Vào năm 2002, đất nước tỉ dân đã trải qua thảm án hai em nhỏ 13 và 14 tuổi đã phóng hỏa một quán cà phê internet ở Bắc Kinh sau khi bị từ chối sử dụng dịch vụ. Sự vụ khiến 25 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương nặng.

Từ đây, công chúng ngày càng phẫn nộ và lo con em mình nghiện internet và trò chơi điện tử. Trong nhiều năm, các quán cà phê internet trở nên phổ biến với người dân Trung Quốc muốn trải nghiệm nhiều hình thức giải trí hơn mà không phải mua thêm máy tính. Thế nhưng năm 2007, chính phủ đã thông qua Luật Bảo vệ Trẻ vị thành niên và cấm các quán cà phê internet phục vụ người dưới 18 tuổi. Trong nhiều năm, các quán cà phê internet phổ biến với những người ở Trung Quốc muốn truy cập nhiều trò chơi PC khác nhau mà không phải trả thêm phí ngoài thời gian sử dụng máy tính. Nhưng vào năm 2007, chính phủ đã thông qua Luật Bảo vệ Trẻ vị thành niên, cấm các quán cà phê Internet phục vụ người dưới 18 tuổi.

Cho đến ngày nay, chính phủ Trung Quốc thường xuyên lên tiếng báo động trước những xu hướng "lệch chuẩn" mà nhà nước đưa ra. Bắc Kinh mong muốn trẻ em trên khắp đất nước dành nhiều thời gian hơn cho thể thao và học tập. Mặt khác, trò chơi điện tử dần dần được công nhận kể từ đầu những năm 2000 thông qua các hình thức biểu đạt, nghệ thuật mới và gần đây nhất là trong giới doanh nghiệp.

Trung Quốc hạn chế trò chơi điện tử như thế nào?

Chính phủ Trung Quốc đã áp đặt nhiều hạn chế đối với ngành công nghiệp này trong nhiều năm, và đây được coi là một trong những cơ chế khắc nghiệt nhất trên thế giới. Theo các chỉ thị mới nhất được công bố vào cuối tháng 8, người dưới 18 tuổi chỉ được chơi từ khoảng 8 giờ tối đến 9 giờ tối các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật và lễ theo quy định. Thay đổi này được cập nhật từ quy tắc năm 2019 giới hạn trẻ vị thành niên chơi game trong 90 giờ mỗi ngày và ba giờ vào các ngày lễ. Trước đây Bắc Kinh đã tìm cách hạn chế trò chơi điện tử nhưng lệnh cấm thực thi lỏng lẻo và tồn tại "vùng xám" cho game online nở rộ trong thời gian trở lại đây. 

Một hạn chế khác vẫn có hiệu lực đầy đủ đến tận bây giờ là về nội dung. Chính quyền đặt ra các quy tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt trên tất cả các phương tiện truyền thông. Những yếu tố bị cấm triệt để trong trò chơi điện tử là máu, bóng ma, bộ xương, phân thân,... "Gã khổng lồ" Tencent Holdings thậm chí không thể kiếm tiền từ trò chơi PUBG Mobile ở Trung Quốc. Sau đó hãng đã đổi tên thành Peacekeeper Elite thể hiện tinh thần yêu nước, mô tả một cuộc tập trận quân sự và người thua sẽ thoát khỏi game thay vì cố gắng trụ lại trên chiến trường như bao trò khác. Bên cạnh đó, quá trình phê duyệt chậm lại cũng như tạm dừng triển khai các trò chơi mới. Lượng đơn xin cấp phép trò chơi khổng lồ đã bị đóng băng suốt 9 tháng vào năm 2018 và một lần nữa ngừng phê duyệt trong năm nay.

Cuộc đàn áp có ảnh hưởng đến văn hóa trò chơi điện tử không?

Bất chấp cuộc đàn áp, các nhà chức trách Trung Quốc truyền đi tín hiệu rằng chính phủ vẫn nhận thấy tiềm năng của phương tiện này trong quảng bá văn hóa Trung Hoa và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. 

Những nỗ lực ban đầu trong sản xuất nội dung được triển khai với các tựa game làm nổi bật lòng yêu nước, quảng bá lịch sử Đảng Cộng sản. Các trò chơi dựa trên tác phẩm văn học lừng danh như Tây Du Ký hay Tam Quốc Diễn Nghĩa được đón nhận trên diện rộng. Trung Quốc hiện là thị trường trò chơi điện tử lớn nhất thế giới với doanh thu đạt 278,7 tỷ nhân dân tệ (43 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2020.

Tăng trưởng công nghiệp ở Trung Quốc phần lớn được hỗ trợ bởi sự gia tăng của điện thoại thông minh và trò chơi di động. Các công ty như Tencent và NetEase đã trở thành những nhà phát triển trò chơi di động tốt nhất trên thế giới, tạo ra nhiều trò chơi ăn khách dựa trên tài sản trí tuệ của nước ngoài. Harry Potter: Magic Awakened của NetEase gần đây đã trở thành một cú hit lớn, thu về 22,7 triệu đô la Mỹ trong tuần đầu tiên ra mắt vào tháng 9, giúp cổ phiếu của nhà phát triển Trung Quốc tăng vọt trong suốt tháng 10. Các nhà phát triển từ đó tìm các mở rộng quy mô bằng cách mua cổ phần của nhiều đơn vị khác. Tencent rất tích cực giành lấy cổ phần từ những công ty khởi nghiệp nhỏ nhất cho đến "gã khổng lồ" chơi game Activision Blizzard. Hiện hãng chiếm 49% cổ phần trong nhà phát triển Epic Games và mua lại nhà phát triển Liên minh huyền thoại Riot Games, giúp Tencent trở thành công ty trò chơi điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu.

Liệu cuộc đàn áp có ảnh hưởng đến tham vọng thể thao điện tử của Trung Quốc?

Với sự xuất hiện của một loạt các giới hạn thời gian mới cho trẻ vị thành niên trong năm nay, một số người theo dõi ngành bắt đầu băn khoăn về tác động lâu dài mà chính sách mang đến cho ngành công nghiệp thể thao điện tử đang phát triển của Trung Quốc. Thể thao điện tử đã trở thành một điểm tự hào quốc gia ở Trung Quốc, nhiều đội thi tham dự đã chứng tỏ năng lực đáng gườm đồng thời gặt hái được thành tích cao trên trường đua quốc tế. 

Hiện các nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa đưa ra kết quả công khai và kế hoạch giải quyết vấn đề này như thế nào, nhưng giới chuyên gia cho rằng có nhiều cách để giải quyết các hạn chế hơn là để ngành công nghiệp này khô héo. Chẳng hạn, có thể phát triển các chương trình riêng cho một số tuyển thủ tập luyện thi đấu. 

TL