Thứ hai 05/05/2025 11:16
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

05/05/2025 09:05
Ngày 30/4/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nghị quyết số 66-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi, vừa tháo gỡ vướng mắc phát sinh thực tiễn, vừa mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân, doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế, xã hội.

Trước mắt năm 2025, Việt Nam cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật; hai năm sau hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền ba cấp. Năm 2028, Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, tôn trọng, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân.

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

Để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống, mang lại kết quả thiết thực, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật. Người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý.

Tư duy xây dựng pháp luật cần đổi mới theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển. Công tác xây dựng pháp luật phải "xuất phát từ lợi ích toàn cục của đất nước, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm".

"Phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự cân đối, hợp lý giữa mức độ hạn chế quyền với lợi ích chính đáng đạt được. Các quy định của luật phải mang tính ổn định, đơn giản, dễ thực hiện, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm", bài viết Đột phá thể chế, pháp luật để đưa đất nước vươn mình của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu.

Bên cạnh một số bộ luật, luật quy định về quyền con người, quyền công dân, tố tụng tư pháp cần cụ thể, về cơ bản các luật khác, nhất là luật điều chỉnh về kiến tạo phát triển chỉ quy định những vấn đề khung, có tính nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Những vấn đề thực tiễn thường xuyên biến động thì giao Chính phủ, bộ, ngành, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.

Trong thời gian trước mắt, Tổng Bí thư yêu cầu tập trung xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí tuân thủ thấp; triệt để cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh, hành nghề, thủ tục hành chính bất hợp lý; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Pháp luật cần bảo đảm thực chất quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền tự do hợp đồng; sự bình đằng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.

Pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cần tập trung xây dựng. Một số văn bản cần sửa đổi đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, gắn với phân cấp, phân quyền tối đa theo phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Công tác thi hành pháp luật cần tạo đột phá. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phát huy cao độ tinh thần phục vụ nhân dân, tư duy kiến tạo phát triển, hành động vì lợi ích chung. Các cơ quan tăng cường đối thoại, lắng nghe phản ánh, kiến nghị để giải quyết kịp thời vướng mắc về pháp lý của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương. Đồng thời, các cơ quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để tháo gỡ nhanh điểm nghẽn có nguyên nhân từ pháp luật.

Các cơ quan, tổ chức Việt Nam cần nâng cao năng lực để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý quốc tế; tham gia hiệu quả vào việc xây dựng thể chế và pháp luật quốc tế, định hình trật tự pháp lý quốc tế. Nguồn nhân lực trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, giải quyết tranh chấp quốc tế, sẽ có cơ chế đặc biệt để thu hút. Việt Nam sẽ xây dựng chiến lược tăng cường sự hiện diện của các chuyên gia trong các tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế.

Tổng Bí thư yêu cầu thực hiện chính sách đặc thù, vượt trội, áp dụng chế độ thù lao, thuê khoán tương xứng để thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia xây dựng, thi hành pháp luật. Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và đề án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật cần triển khai ngay. Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật sẽ được thành lập.

"Để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói không với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi", Tổng Bí thư yêu cầu.

Tin bài khác
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Trực tiếp: Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Trực tiếp: Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bước ngoặt lịch sử trong công tác lập pháp và phát triển đất nước

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bước ngoặt lịch sử trong công tác lập pháp và phát triển đất nước

Đây là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII – một hội nghị mang tính lịch sử, thảo luận những quyết sách chiến lược đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên phát triển mới.
Việt Nam còn “cơ hội vàng” trước thanh tra lần thứ 5 của EC về thẻ vàng IUU

Việt Nam còn “cơ hội vàng” trước thanh tra lần thứ 5 của EC về thẻ vàng IUU

Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định lùi thời điểm tổ chức đợt thanh tra lần thứ 5 về việc gỡ bỏ "thẻ vàng IUU" đối với Việt Nam sang cuối năm 2025. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội quan trọng để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và xử lý dứt điểm các tồn tại theo khuyến nghị từ EC.
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Ngày 2/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 55/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Đề xuất 1.000 tỷ đồng kiến tạo nền móng dữ liệu quốc gia

Đề xuất 1.000 tỷ đồng kiến tạo nền móng dữ liệu quốc gia

Đề xuất 1.000 tỷ đồng để phát triển dữ liệu quốc gia không chỉ là một sáng kiến tài chính, mà còn là tuyên ngôn về sự chuyển dịch tư duy quản trị, từ quản lý hành chính truyền thống sang điều hành dựa trên dữ liệu.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Bộ Chính trị yêu cầu không “hình sự hóa” quan hệ kinh tế, dân sự

Bộ Chính trị yêu cầu không “hình sự hóa” quan hệ kinh tế, dân sự

Một điểm then chốt được nêu rõ trong nghị quyết là không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính. Đồng thời, không dùng các biện pháp hành chính để can thiệp vào các tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự, kinh tế.
Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Bắc Kinh tuyên bố đang đánh giá khả năng nối lại đàm phán thương mại với Washington, trong bối cảnh cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chịu áp lực từ cuộc chiến thuế quan leo thang.
Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs nhận định các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng sẽ mang tính định hình, có thể trở thành khuôn mẫu cho những chính sách thương mại toàn cầu trong tương lai.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Hoàn thành cải cách tiền lương trước 30/6/2025 là nhiệm vụ cấp bách

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Hoàn thành cải cách tiền lương trước 30/6/2025 là nhiệm vụ cấp bách

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu các đơn vị quyết liệt thực hiện cải cách tiền lương, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trước hạn chót 30/6/2025.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, với nhiều hoạt động được các đại biểu, nhân dân rất trông chờ như diễu binh diễu hành, máy bay trình diễn, khai hỏa 21 loạt đại bác trên nền Quốc thiều.
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.