Ngành Hàng không và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao

10:08 21/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, nhu cầu nhân lực ngành Hàng không sẽ ngày càng tăng, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam có khoảng 30 sân bay dân sự và một số sẽ được xây dựng mở rộng cùng một số nhà ga mới.

Thách thức nguồn nhân lực

Toàn ngành Hàng không Việt Nam hiện đang có khoảng 44.000 nhân lực, chia thành 3 lĩnh vực chính gồm: khai thác vận tải, khai thác cảng và đảm bảo hoạt động bay. Dự báo con số này sẽ đạt hơn 58.000 người vào năm 2025, trong đó khối hành chính sự nghiệp tăng 2-3%/năm, khối các doanh nghiệp Hàng không tăng 4-5%/năm, khối các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Hàng không và phi Hàng không khác tăng 4-5%/năm. Điều này có nghĩa là giai đoạn 2020 - 2030, ngành Hàng không Việt Nam rất cần nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho các sân bay Long Thành, Phan Thiết, Tân Sơn Nhất, Nội Bài và các sân bay vệ tinh khác, cũng như nhân lực phục vụ các doanh nghiệp vận tải Hàng không. Thực trạng quá tải cơ sở hạ tầng tại các cảng Hàng không, sự thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ thuật cao như phi công, thợ kỹ thuật máy bay...(sau đại dịch Covid-19) làm xuất hiện khủng hoảng thiếu và xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt nguồn nhân lực. Các trường và trung tâm đào tạo có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu trong nước, nhưng đội ngũ đòi hỏi trình độ tay nghề cao như: phi công dân dụng, kỹ sư bảo dưỡng tàu bay, tiếp viên hàng không, các vị trí yêu cầu cao về kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được như kỳ vọng…

ngành hàng không Việt Nam rất cần nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho các sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, Nội Bài và các sân bay khác
Ngành Hàng không Việt Nam rất cần nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho các sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, Nội Bài và các sân bay khác.

Bên cạnh đó, theo Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), ngành đang thiếu nhân lực ở các lĩnh vực như giám sát sân bay, quản lý không lưu, kỹ sư máy bay, bảo dưỡng máy bay và nhất là phi công chuyên nghiệp. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong ngành Hàng không là tất yếu và rất quan trọng để Việt Nam hội nhập và tăng trưởng cùng với Hàng không quốc tế, đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành sau đại dịch và khủng hoảng kinh tế.

Sự ra đời của VITASA

Để đối mặt với sự thiếu hụt này, một trong những Trung tâm Giáo dục về ngành Hàng không mới đã ra đời, đó là Học viện Giáo dục Hàng không VITASA (TP. Hồ Chí Minh). Với phương châm cốt lõi: “Làm từ Tâm - Cùng với Tầm - Tạo nhân tài - Bằng uy tín - Để tỏa sáng”, mà theo ông Võ Hữu Tín - Giám đốc Học viện cho biết, thì Học viện chính là nơi đào tạo và phát triển những chuyên gia Hàng không tài năng, đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tất cả các yêu cầu cao, khắt khe của ngành.

Ông Võ Hữu Tín - Giám đốc Học viện  giáo dục hàng không Vitasa
Ông Võ Hữu Tín - Giám đốc Học viện Giáo dục hàng không Vitasa.

Với góc nhìn của một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, đặc biệt nhân sự trong ngành Hàng không, chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân tài cho các hãng Hàng không lớn trong nước, với ông Tín việc đào tạo ra những con người đáp ứng cho ngành trong thời điểm này là hết sức cấp thiết.

Một con số đã được đưa ra dự báo trong 3 - 5 năm tới, cả nước dự kiến sẽ nâng đội tàu bay lên trên 300 tàu (tăng 80 - 100 tàu so với thời điểm hiện tại) cho tất cả các hãng Hàng không, kèm theo đó là dự đoán nguồn nhân lực cần thêm để phục vụ cho số lượng này sẽ tương đương 8.000 - 10.000 nhân lực, đó là chưa kể nhân sự cho các cảng Hàng không. Hiện nay, Việt Nam có 22 sân bay và Chính phủ định hướng tới năm 2030 sẽ phát triển thêm 8 sân bay nữa nâng tổng số sân bay lên con số 30, cùng với sự mở rộng quy mô của một số sân bay hiện tại. Như vậy, dự kiến sẽ cần tuyển thêm 30.000 - 40.000 nhân sự để đáp ứng cho 8 sân bay mới này cộng với số lượng nhân sự tăng thêm để phục vụ cho các hãng Hàng không. “Đây đang nói là tuyển mới chưa tính tới số lượng người cần thay thế, một con số không hề nhỏ mà ngành Hàng không Việt Nam đang phải đối mặt cho việc thiếu nguồn nhân lực trầm trọng từ tất tất cả các vị trí khác nhau…”- ông Võ Hữu Tín nhấn mạnh.

“Ngành Hàng không là ngành cần rất nhiều nhân lực, đây là một ngành đòi hỏi chất lượng dịch vụ rất cao mà mọi người mong muốn được hưởng một chất lượng dịch vụ khác biệt so với dịch vụ khác. Rất nhiều vị trí sẽ rất cần khi sân bay Long Thành, sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động…”- bà Nguyễn Thị Mỹ Trang - Giảng viên Học viện Hàng không Việt Nam, Cố vấn chuyên môn - Giảng viên Học viện Giáo dục hàng không VITASA, nguyên Phó Giám đốc Dịch vụ khai thác mặt đất Bamboo Airways chia sẻ. Với kinh nghiệm 27 năm hoạt động trong ngành Hàng không trong và ngoài nước, bà Trang cho rằng, việc đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng cao cấp là nhu cầu ngày càng tăng cao, việc đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đó là một nhu cầu cấp thiết và sẽ tăng cao trong thời gian tới khi mà thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Trang - Giảng viên Học viện hàng không Việt Nam, giảng viên Học viện Giáo dục hàng không Vitasa, nguyên Phó giám đốc dịch vụ khai thác mặt đất Bamboo Airways
Bà Nguyễn Thị Mỹ Trang - Giảng viên Học viện Hàng không Việt Nam, Cố vấn chuyên môn, Giảng viên Học viện Giáo dục Hàng không VITASA, nguyên Phó Giám đốc Dịch vụ khai thác mặt đất Bamboo Airways.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Trang cũng đánh giá cao việc Học viện Giáo dục Hàng không VITASA ra đời vào thời điểm này là rất kịp thời, nhất là đào tạo đối tượng nhân sự có kỹ năng chăm sóc khách hàng cao cấp. VITASA là một trung tâm chuyên đào tạo kỹ năng cho nhân sự Hàng không, đây là một định hướng phù hợp, cộng với những khóa học đặc biệt mà VITASA thiết kế, học viên hoàn thành khoá học đáp ứng được chuẩn đầu vào khắt khe từ nhà tuyển dụng, kỹ năng về dịch vụ 5 sao (kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng trang điểm, grooming chuẩn 5 sao theo phong cách Việt Nam và phong cách quốc tế) không chỉ riêng cho ngành Hàng không mà còn cho các doanh nghiệp trong ngành Nhà hàng - Khách sạn, ngành Ngân hàng và các ngành khác.

Lãnh đạo và một số giảng viên  trong ngày khai trương Học viện giáo dục hàng không Vitasa
Lãnh đạo cùng một số chuyên gia, cố vấn, giảng viên trong ngày khai trương Học viện Giáo dục Hàng không VITASA.

Làm thế nào để đào tạo nhân sự giỏi cho ngành Hàng không?

“Ưu điểm của người Việt Nam là thân thiện, hiếu khách. Tuy nhiên, việc định hướng nghề nghiệp cũng như chưa được tiếp cận bài bản các khóa đào tạo kỹ năng cần thiết (ngoài nội dung trên giảng đường), nếu đáp ứng được các điều này nguồn nhân lực Việt Nam cũng sẽ không thua kém so với các nước trên thế giới”- bà Nguyễn Thị Mỹ Trang nhận định. 

Sở hữu một đội ngũ nhân sự có thâm niên, chuyên môn cao, kỹ năng giảng dạy hiệu quả và luôn cập nhật kiến thức, phát triển bản thân từng ngày là rất quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, thực hiện đào tạo nhân sự ngành Hàng không là rất cần thiết, đây là cơ hội để nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra trải nghiệm khách hàng xuất sắc, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho từng doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đào tạo cũng đặt ra nhiều thách thức đặc biệt. 

Bên cạnh đó, Giám đốc Học viện Giáo dục Hàng không VITASA - ông Võ Hữu Tín cũng có lời khuyên đến các bạn trẻ đam mê với ngành Hàng không (nói riêng) và các bạn trẻ nói chung, điều cơ bản nhất của một người bước vào ngành Hàng không cũng như tất cả các ngành khác đó là hãy chuẩn bị một thái độ thật tốt. Bởi vì theo đánh giá với cương vị là một nhà tuyển dụng, các bạn nên hiểu về phương pháp  ASK (thái độ, kỹ năng, kiến thức). Nếu các bạn trẻ chưa chứng minh được tài năng, chưa đủ kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mình mong muốn làm việc thì việc tốt nhất các bạn có thể làm là phải có thái độ thật tốt (thái độ rèn luyện tư duy, thái độ tích cực trong cuộc sống, thái độ nghiêm túc trong tìm kiếm công việc ra làm sao, thái độ chuẩn bị cho công việc sắp tới của mình như thế nào…).

các bạn trẻ đam mê với ngành hàng không, điều cơ bản nhất của một người bước vào ngành hàng không cũng như tất cả các ngành khác đó là thái độ tốt
Các bạn trẻ đam mê với ngành Hàng không điều cơ bản nhất cần đó là phải có một thái độ tốt với công việc.

Hãy tìm hiểu thật kỹ về ngành Hàng không Việt Nam, về hãng Hàng không mà các bạn muốn ứng tuyển, về vị trí mà các bạn muốn bỏ ra một nửa thời gian trong ngày với nó. Nếu tất cả các điều kiện trên chưa rõ, chưa hiểu thì phải tìm mọi cách hỏi, tìm kiếm thông tin, luôn chuẩn chỉnh trong việc chuẩn bị từ việc chuẩn bị CV cho đến vị trí mà các bạn muốn ứng tuyển. Nếu có sự đầu tư, chuẩn bị tốt, tin chắc rằng các bạn đã nắm hơn phân nửa phần thắng trong tay và sẽ không phí 2,3 năm tuổi trẻ (hoặc thậm chí hơn) không cần thiết để trải nghiệm trong việc định hướng nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình.

Uyển Nhi