Ngành Công Thương nỗ lực không để xảy ra tình trạng thiếu hàng dịp tết
- Kinh doanh
- 09:33 15/01/2021
DNHN - Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, xử lý các biến động của thị trường.
Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động tăng giá cao trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.
Đồng thời, yêu cầu các Sở Công Thương các tỉnh chủ động tham mưu cho UBND tỉnh phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp có dịch bệnh, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau tết.

Bảo đảm ổn định thị trường thực phẩm thiết yếu
Riêng đối với mặt hàng thịt lợn, yêu cầu các Sở Công Thương phối hợp với Sở NN-PTNT và các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, nhất là dịch tả lợn châu Phi, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Chủ động có phương án hoặc đề xuất phương án để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Đặc biệt, Chỉ thị nêu rõ, các tập đoàn, tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh hàng hóa phải bảo đảm sản xuất theo đúng quy hoạch và theo khuyến cáo của các bộ, ngành hữu quan, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt cục bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa trong nước nói chung và thị trường thực phẩm nói riêng, chủ động có phương án nhập khẩu nếu cần thiết.
Đồng thời, doanh nghiệp phân phối thực phẩm trên địa bàn phối hợp với các doanh nghiệp chăn nuôi tập trung có phương án bảo đảm nguồn cung cấp lợn thịt cho thị trường và thực hiện việc giảm giá thành phẩm tương ứng cho người tiêu dùng.
Trong trường hợp cần thiết, cần có phương án nhập khẩu các mặt hàng thịt gia súc từ nước ngoài để bình ổn thị trường.
Bên cạnh đó, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, tổ chức các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường phục vụ tết; phối hợp với các địa phương khác trên cả nước tổ chức hoặc tham gia các Chương trình kết nối cung cầu nhằm giới thiệu các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng phục vụ tết.
Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn.
Đối với các đơn vị sản xuất (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam...), Bộ Công Thương đề nghị: Chủ động có kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ Tết; dự trữ vật tư, nguyên, nhiên vật liệu một cách hợp lý, tiết giảm chi phí, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, nhằm duy trì sản xuất ổn định để bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu; thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia để cung ứng đủ, kịp thời nguồn hàng cho thị trường khi cần thiết…
Bảo Bảo
Tin liên quan
#tết Nguyên đán

Mức giá khủng cho 30 giây quảng cáo trong chương trình Táo quân 2021
Thông tin chương trình Táo quân sẽ trở lại vào tối 30 tết Nguyên đán Tân Sửu ngay lập tức làm nóng cộng đồng đồng mạng cũng như khán giả. Cùng với đó, bảng giá quảng cáo của chương trình được đưa ra cũng cho thấy độ “hot” của chương trình này

Mức giá khủng cho 30 giây quảng cáo trong chương trình Táo quân 2021
Thông tin chương trình Táo quân sẽ trở lại vào tối 30 tết Nguyên đán Tân Sửu ngay lập tức làm nóng cộng đồng đồng mạng cũng như khán giả. Cùng với đó, bảng giá quảng cáo của chương trình được đưa ra cũng cho thấy độ “hot” của chương trình này
Đọc thêm Kinh doanh
Bộ Công Thương hướng dẫn thu mua, tiêu thụ nông sản vùng có dịch
Bộ Công Thương vừa có văn bản hướng dẫn về việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch.
Những loại thuế, phí nào mà doanh nghiệp, người dân được giảm trong năm 2021?
Bên cạnh việc tiếp tục gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí trong năm 2021, Bộ Tài chính đang đề xuất gia hạn nộp 115.000 tỷ đồng thuế, tiền thuê đất.
Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND về quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đạt hơn 97 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm
Trong 2 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 97,505 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách, cơ chế quản lý liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo
Bộ Tài chính cho biết đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo. Tổ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Chính sách chống bán phá giá đường ngoại nhập sẽ làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước
Nhóm phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) nhận định, những biện pháp phòng vệ thương mại này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá đường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam.
Kiến nghị cho người Việt có thể vào chơi Casino ở các điểm du lịch lớn
Nhóm doanh nghiệp kinh doanh casino kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, nghiên cứu tính khả thi để bổ sung casino tại các điểm du lịch lớn của Việt Nam vào danh sách các casino được thí điểm cho người Việt Nam chơi.
15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm lọt vào tầm ngắm kiểm tra gắt gao trong năm 2021
15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm lọt vào tầm ngắm kiểm tra gắt gao trong năm 2021, gồm: Đồ gỗ, xe đạp, đệm mút... nhầm chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
CPI tháng 02/2021 tăng 1.52% so với tháng liền trước, cao nhất 8 năm
Trong mức tăng 1.52% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2021 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá.
Công nghiệp chế biến, chế tạo không để phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài
Nội lực của công nghiệp chế biến chế tạo trong nước còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài.