Thứ bảy 14/06/2025 20:27
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo Thông tư giãn nợ, giữ nhóm nợ

23/04/2023 21:48
Dự kiến thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được quy định tại dự thảo Thông tư là từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết 31/12/2023.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là tổ chức tín dụng) cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, dự thảo Thông tư về cơ bản kế thừa quy định của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung); trong đó, các khoản nợ được cơ cấu là các khoản dư nợ gốc và lãi trên cơ sở đề nghị của khách hàng và khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

Theo đó, về cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, dự thảo Thông tư quy định, tổ chức tín dụng, được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: có nợ phát sinh trước ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo Thông tư giãn nợ, giữ nhóm nợ
Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo Thông tư giãn nợ, giữ nhóm nợ.

Khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023 được tổ chức tín dụng, đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

Khách hàng được tổ chức tín dụng, đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn được cơ cấu lại. Thời gian cơ cấu nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được quy định tại dự thảo Thông tư là từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết 31/12/2023.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho tổ chức tín dụng, dự thảo quy định các tổ chức tín dụng, phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu 50% và trích lập đủ 100% số tiền dự phòng phải trích lập tính đến thời điểm 31/12/2023.

Đồng thời, dự thảo quy định, lãi phải thu của các khoản nợ này tổ chức tín dụng, không hạch toán vào lãi dự thu mà theo dõi ngoại bảng, khi thu được mới được hạch toán thu nhập. Quy định này nhằm ngăn chặn việc tổ chức tín dụng, lợi dụng chính sách để trục lợi.

Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của chính sách, trên cơ sở ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, kế thừa quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, dự thảo Thông tư này có bổ sung thêm phụ lục 02 để thống kê số lượng khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ và số khách hàng không được áp dụng chính sách này.

Ngân hàng Nhà nước đánh giá, dự thảo Thông tư này nếu ban hành sẽ có tác động tích cực trong tháo gỡ khó khăn về dòng tiền thông qua cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tương tự như đã triển khai trong giai đoạn dịch COVID-19.

Nhờ đó, các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, chưa có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng, đúng thời hạn đã thỏa thuận có thể được kéo dài thời gian trả nợ mà không phải chuyển nhóm nợ xấu. Theo Ngân hàng Nhà nước việc được duy trì, giữ nguyên nhóm nợ, doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục vay vốn phục hồi, duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn để trả nợ ngân hàng, tạo công ăn việc làm cũng như tiếp tục đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Do chính sách được thực hiện từ nguồn lực của chính tổ chức tín dụng, không sử dụng nguồn chi từ ngân sách nhà nước nên không ảnh hưởng tới cân đối ngân sách cũng như không tác động tới sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Ngoài ra, quá trình thiết kế chính sách được cân nhắc, tính toán kỹ để bảo đảm tổ chức tín dụng, thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ (trích lập 100% như trường hợp chuyển nhóm nợ sau khi cơ cấu), tạo bộ đệm tài chính xử lý khi phát sinh rủi ro.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, việc cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ xấu tuy giúp khách hàng có điều kiện tiếp cận tín dụng song cũng sẽ mở rộng quy mô dư nợ cấp tín dụng và làm gia tăng mức độ rủi ro tín dụng tập trung vào các khách hàng có mức độ rủi ro cao và tăng nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến ban hành Thông tư về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ trong tháng 4/2023, từ đó tạo tác động tích cực trong tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp.

Trước đó DN&HN đã đưa tin, tại Diễn đàn Kinh tế Thủ đô 2023, chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP Hà Nội cho biết, việc các doanh nghiệp thiếu vốn là điều các ngân hàng luôn trăn trở. Các ngân hàng mong muốn được hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, phục hồi kinh tế. Tuy vậy, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự hoàn thiện, đảm bảo tiêu chí minh bạch để tiếp cận vốn. Thực tế, NHNN đã hai lần giảm lãi suất, tuy nhiên chưa thể thỏa mãn so với tình hình hiện nay. Theo chỉ đạo, ngân hàng buộc phải giảm lãi suất cho vay ngay nhưng lại chưa thể giảm lãi suất huy động, điều này cũng gây khó khăn cho ngân hàng.

Đáng chú ý, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP Hà Nội cho biết, tới tháng cuối tháng 6 hoặc muộn là tháng 7 sẽ có Hội nghị đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Đặc biệt, dự thảo Thông tư mới về cơ cấu lại thời hạn trả nợ (giãn nợ 1 năm) đang được trình xin ý kiến của các Bộ, ngành với đối tượng tương đối rộng. Dự kiến trong tháng 5 sẽ ban hành Thông tư này. Có thể thấy, nhiều nguồn lực đang dồn vào để tiếp sức cho cộng đồng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn đầy khó khăn này.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Quốc hội chính thức cho phép doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư bất động sản

Quốc hội chính thức cho phép doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư bất động sản

Với 440/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,05%), sáng 14/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ được cấp sổ đỏ lần đầu cho người dân

Từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ được cấp sổ đỏ lần đầu cho người dân

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 151/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025, trong đó trao thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp sổ đỏ) lần đầu cho Chủ tịch UBND cấp xã.
Chính quyền 2 cấp: Tăng quyền cho cấp xã trong quản lý chất lượng hàng hóa

Chính quyền 2 cấp: Tăng quyền cho cấp xã trong quản lý chất lượng hàng hóa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 132/2025/NĐ-CP quy định rõ phân định thẩm quyền của chính quyền 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Phân định thẩm quyền quản lý báo chí theo chính quyền 02 cấp

Phân định thẩm quyền quản lý báo chí theo chính quyền 02 cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 138/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025, trong đó có quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý báo chí.
Quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Ngày 12/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 140/2025/NĐ-CP quy định việc phân định thẩm quyền giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
UBND cấp xã có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

UBND cấp xã có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Ngày 12/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2025/NĐ-CP, quy định về việc phân định thẩm quyền giữa hai cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh và cấp xã) trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Bộ Tài chính đề xuất để toàn bộ hộ kinh doanh tự khai, tự nộp thuế

Bộ Tài chính đề xuất để toàn bộ hộ kinh doanh tự khai, tự nộp thuế

Trong dự thảo hồ sơ xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất một loạt thay đổi lớn trong phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh – nhóm đối tượng đang chiếm số lượng áp đảo trong nền kinh tế phi chính thức hiện nay.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp

Nghị định này quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập; nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước; và phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tại doanh nghiệp.
Dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng để hiện thực hóa chuyển đổi xanh

Dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng để hiện thực hóa chuyển đổi xanh

Một trong những nội dung đáng chú ý tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này là đề xuất bổ sung quy định về dán nhãn năng lượng đối với vật liệu xây dựng – động thái được đánh giá là cần thiết và kịp thời nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chuyển dịch xanh trong ngành xây dựng.
Bãi bỏ thủ tục cấp phép phương tiện thủy nội địa để doanh nghiệp "nhẹ gánh"

Bãi bỏ thủ tục cấp phép phương tiện thủy nội địa để doanh nghiệp "nhẹ gánh"

Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam đề xuất bãi bỏ thủ tục cấp phép đối với phương tiện thủy nội địa (trừ VR-SB và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh).
Hà Nội triển khai 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ 9/6

Hà Nội triển khai 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ 9/6

Từ ngày 9/6/2025, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiến hành tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến và trực tuyến toàn trình đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Sửa đổi cơ cấu thuế VAT 2025: Đòn bẩy tài khóa – thúc đẩy tăng trưởng

Sửa đổi cơ cấu thuế VAT 2025: Đòn bẩy tài khóa – thúc đẩy tăng trưởng

Giảm VAT từ 10% còn 8% trong 6 tháng đầu năm, kéo dài hỗ trợ đến 2026, chính sách tài khóa linh hoạt giúp hạ giá thành, kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất.
Siết chặt quản lý, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Siết chặt quản lý, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 40/2018/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 18/2023/NĐ-CP), nhằm quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Từ ngày 1/7/2025: Nhiều đối tượng được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Từ ngày 1/7/2025: Nhiều đối tượng được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Theo quy định mới tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025), nhiều nhóm đối tượng sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), mở rộng đáng kể quyền lợi cho người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế và người có công.
Từ 1/7, chủ hộ kinh doanh phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tối đa gần 12 triệu đồng/tháng

Từ 1/7, chủ hộ kinh doanh phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tối đa gần 12 triệu đồng/tháng

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024, chủ hộ kinh doanh cá thể sẽ chính thức thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Mức đóng hàng tháng dao động từ tối thiểu 585.000 đồng đến tối đa gần 12 triệu đồng, tùy vào mức thu nhập mà người đóng lựa chọn.