Thứ ba 01/07/2025 20:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nâng tuổi nghỉ hưu và những băn khoăn

12/10/2020 00:00
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 14 đang thảo luận về dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi, trong đó có nội dung về nâng tuổi nghỉ hưu và lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu, còn băn khoăn của các đại biểu là trong lúc số người thất nghiệp nhiều, người trẻ còn khó khăn

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp - Phó trưởng ban soạn thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

Thưa Thứ trưởng, khi bàn về nâng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động, còn có ý kiến băn khoăn là trong bối cảnh nước ta luôn có khoảng 1 triệu lao động thất nghiệp thì không hợp lý. Câu hỏi đầu tiên, Thứ trưởng cho rằng một triệu lao động thất nghiệp là nhiều hay ít?

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Xin cám ơn bạn về câu hỏi này vì nhận định nào cũng cần dựa trên các bằng chứng và số liệu cụ thể chứ không nên dựa vào cảm tính.

Trước hết 1 triệu người thất nghiệp là nhiều hay ít? 1 triệu người thất nghiệp mà so với tổng số 4,4 triệu lao động của Singapore thì quả là kinh khủng vì cứ 4 người thì có một người thất nghiệp; nhưng nếu so với 220 triệu lao động của Mỹ thì chỉ như muối bỏ biển. Như vậy nhiều hay ít phải so với tổng số người trong lực lượng lao động, tức là phải xem mẫu số lớn hay nhỏ. So với 55 triệu lao động của Việt Nam thì chỉ chiếm 2,2%.

Vậy 2,2% là nhiều hay là ít. Trên tay tôi có bảng số liệu về tỷ lệ thất nghiệp của 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2016-2018. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về Syria- 50% vì đang chiến tranh, thấp nhất thuộc về Căm pu chia với 0,5%. Trong số 160 nước thì khoảng 20 nước có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 20%; 25 nước nằm trong khoảng 10-20%, 60 nước nằm trong khoảng 5-10%. Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nước co tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất- 2,2%, tức là lọt vào top 5% của các nước và vùng lãnh thổ. Vậy thì hơn 1 triệu người thất nghiệp và tỷ lệ 2,2% là con số không nhiều so với lực lượng lao động nước ta.

Vì sao cần nâng tuổi nghỉ hưu ? - Ảnh 2

Cho dù thiếu hụt lao động nhưng vẫn có thất nghiệp (ảnh minh họa)

Con số hơn 1 triệu lao động thất nghiệp so với 55 triệu lao động nước ta có thể không nhiều. Nhưng trong bối cảnh vẫn còn người thất nghiệp thì có nên nâng tuổi nghỉ hưu?

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Bạn nên nhớ rằng trong thị trường lao động, cho dù số việc làm tạo ra lớn hơn số lao động hiện có thì vẫn có người thất nghiệp, tức là cho dù thiếu hụt lao động nhưng vẫn có thất nghiệp.

Nhật Bản công bố cứ 4 vị trí việc làm trống cần tuyển người thì chỉ có một ứng viên, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản năm 2018 vẫn là 2,4%. Lý do là trong thị trường lao động, bao giờ cũng có người mới bước vào thị trường cần thời gian tìm việc; có người đang làm việc muốn chấm dứt hợp đồng để tìm việc tốt hơn, có doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể, phá sản, ngừng kinh doanh và sa thải lao động. Trong pháp luật lao động của chúng ta cũng có các quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chính sách đối với người lao động mất việc làm và hỗ trợ tìm việc làm mới

Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam, nhiều nước vẫn thiếu hụt lao động, đã nâng tuổi nghỉ hưu và vẫn phải hợp tác, tuyển dụng lao động nước ngoài. Thí dụ, tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc là 4,9%; Nhật Bản là 2,4%; %; Đài Loan là 3,7%; Đức là 3,3%; Rumania là 4%; Nga là 6%; Slovakia là 6.6 đều cao hơn Việt Nam, có tuổi nghỉ hưu cao hơn Việt Nam và vẫn đang nhận rất nhiều lao động các nước, trong đó có lao động Việt Nam.

Các nước này đều trong giai đoạn dân số già và đã điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Tổ chức Lao động quốc tế khuyến cáo rằng các quốc gia - để ứng phó với già hóa dân số thì phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, điều chỉnh ngay từ khi dân số vàng chứ đừng đợi khi dân số đã già, vì đây là công việc lâu dài, cần một lộ trình dài hạn chứ không phải là công việc của 3-5 năm; và sẽ phải trả giá đắt nếu quá chậm điều chỉnh.

Tình hình của ta thì sao? 15 năm trước, mỗi năm lực lượng lao động Việt Nam tăng thêm 1, 2 triệu người, tức là số vào tuổi lao động nhiều hơn số ra khỏi tuổi lao động 1,2 triệu người. 5 năm gần đây, mỗi năm chỉ tăng thêm 400 nghìn người, tức là chỉ bằng 1/3 so với 15 năm trước. Tốc độ già hóa của dân số Việt Nam rất nhanh nên để ứng phó với dự thiếu hụt lao động trong tương lai thì cần phải điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ngay từ bây giờ trước khi quá chậm.

Vì sao cần nâng tuổi nghỉ hưu ? - Ảnh 3

Lượng người thất nghiệp ở nước ta là không nhiều nếu so với dân số . Ảnh minh họa

Cũng có băn khoăn rằng tuổi thọ của Việt Nam thì cao nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp, có người chưa kịp nhận sổ hưu thì đã từ trần và thiết kể tuổi nghỉ hưu thế nào để đừng xảy ra tình trạng như vậy. Ý kiến của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Như tôi đã nói, khi nhận định thì nên dựa vào bằng chứng và số liệu có nguồn gốc cụ thể.

Một là về tuổi thọ khỏe mạnh. Tôi sẽ nói về số liệu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra. WHO là tổ chức đưa ra khái niệm tuổi thọ khỏe mạnh khi sinh- tức là số năm sống khỏe mạnh trung bình trên đời của một đứa trẻ mới sinh; và tuổi thọ khỏe mạnh tại một độ tuổi nào đó- thí dụ 60- là số năm sống khỏe mạnh trung bình sau tuổi 60.

Tuổi thọ khỏe mạnh hay số năm sống trung bình khỏe mạnh được WHO tính dựa trên 136 yếu tố, từ các chỉ tiêu kinh tế, dân số, lao động, tài chính và nhân lực cho y tế, tiếp cận dịch vụ y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, loại trừ bệnh dịch, tiêm chủng mở rộng, mức độ suy dinh dưỡng, độ bao phủ của bảo hiểm y tế , chiến lược bảo vệ sức khỏe nhân dân v.v… chứ không chỉ đơn thuần là một vài chỉ tiêu như an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường.

Nhiều người lo ngại rằng mặc dù tuổi thọ của Việt Nam tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh sau tuổi 60 là thấp. Nhận định đó là sai lầm vì theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới, tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam là rất đáng tự hào.

Trong xếp hạng về số năm sống khỏe mạnh sau tuổi 60 của 183 nước do WHO công bố năm 2016, Singapore đứng đầu tiên với 22 năm, thấp nhất là Sierra Leone với 10,3 năm, Việt Nam là 17,2 năm.

Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam xếp sau 40 nước và đứng trên 142 nước; trong khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 sau 4 nước là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel và cao hơn 41 nước; trong khu vực Asean, Việt Nam chỉ sau Singapore còn cao hơn tất cả các nước còn lại. Nhắc lại, đây là số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, không phải của tôi.

Đây là thành tựu tuyệt vời của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân của Đảng và Nhà nước ta, và cần phải tự hào về điều đó. Đừng tự ti khi cho rằng tuổi thọ khỏe mạnh của Việt Nam thấp.

Hai là lo ngại rằng có người chưa cầm sổ hưu thì đã từ trần. Đúng là không ai mong muốn có người chưa nhận sổ hưu thì đã từ trần, nhưng chẳng ai cưỡng được điều đó. Trong các chỉ tiêu tính toán về mức độ chết của dân cư mà cả thế giới đang dùng đều có tỷ lệ chết dưới 1 tuổi, tỷ lệ chết dưới 5 tuổi, tỷ lệ chết tại từng độ tuổi hay nhóm tuổi nào đó- tức là trong số những người chết trong năm thì gần như độ tuổi nào cũng có. Vì vậy, ngay cả khi ta quy định tuổi nghỉ hưu là 40 tuổi hoặc thấp hơn thì cũng có rất nhiều người chưa đến độ tuổi đó cũng đã chết. Mong muốn quy định tuổi nghỉ hưu để ai cũng được cầm sổ nghỉ hưu trước khi chết là mong muốn không tưởng và không có nước nào làm được.

Vậy là đã rõ, số năm sống khỏe mạnh của Việt Nam là không hề thấp theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới. Cũng có những ý kiến cho rằng những ngành nghề đặc thù như giáo viên mầm non, tiểu học, công nhân trực tiếp sản xuất khó có thể làm đến độ tuổi nghỉ hưu; hoặc những ngành nghề kéo dài chỉ giúp cho công chức giữ ghế… Vấn đề này nên xử lý thế nào?

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Đây quả thực là một thách thức, nhưng xin nói ngắn gọn thế này. Một là cải cách chính sách BHXH, trong đó có tuổi nghỉ hưu đòi hỏi một quyết tâm chính trị rất lớn, được sự đồng thuận của phần lớn người lao động và doanh nghiệp; và tất nhiên không thể hài lòng tất cả. Hai là luôn có những trường hợp ngoại lệ đòi hỏi phải có phương thức xử lý phù hợp để vượt qua được những đặc thù không mong muốn.

Cá nhân tôi cho rằng nếu nói về đặc thù thì không phải chỉ có Việt Nam có lao động đặc thù mà nước nào cũng có.

Chẳng hạn đối với giáo viên mầm non, tiểu học. Phải chăng chỉ Việt Nam mới có giáo viên mầm non nói riêng và giáo viên nói chung mà các nước trên thế giới không có, và chỉ trẻ em Việt Nam thích giáo viên trẻ còn trẻ em các nước thì không ? Họ xử lý vấn đề này thế nào? Nhiều nước quan niệm rằng trong trường học còn nhiều vấn đề cần giải quyết ngoài chuyện dạy chữ, thí dụ có trẻ tăng động, có trẻ tự kỷ, có trẻ khiếm khuyết về ngôn ngữ, có trẻ hạn chế về năng lực tư duy, có trẻ mà bố mẹ có khó khăn phải gửi con sớm hoặc đón con muộn, hoặc cần gửi con theo giờ giấc linh hoạt hơn phù hợp với điều kiện làm việc của mình. Các giáo viên lớn tuổi có giúp xử lý được các vấn đề này không khi mà họ có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệp và nếu cần đào tạo, bồi dưỡng thêm cho họ để đảm nhận được công việc. Ngành giáo dục phải vào cuộc, bố trí lại lao động, tổ chức lại công việc, đáp ứng nhu cầu đa dạng của trẻ và gia đình trẻ, và cũng là thúc đẩy chất lượng giáo dục tốt lên.

Hoặc đối với công nhân trực tiếp sản xuất, có những lo ngại khi lớn tuổi năng suất lao động không cao, doanh nghiệp không muốn sử dụng mà thay vào đó là sử dụng lao động trẻ. Phần lớn các nước, lao động trực tiếp sản xuất vẫn là đông đảo nhất. Họ xử lý thể nào? Đối với doanh nghiệp điều quan tâm là chi phí. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ hỗ trợ người lao động khi bị thất nghiệp mà phải hỗ trợ doanh nghiệp duy trì việc làm, tránh sa thải lao động. Liệu Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp có hỗ trợ tài chính để sắp xếp, bố trí lại lao động, tiếp tục sử dụng lao động trung niên và cao tuổi như hỗ trợ một phần tiền lương hoặc đóng BHXH cho những lao động này để giảm chi phí cho doanh nghiệp như nhiều nước vẫn làm chẳng hạn. Tất nhiên là không hỗ trợ tràn lan mà phải có điều kiện. Người lao động lớn tuổi có thể chậm chạp hơn, năng suất thấp hơn, nhưng doanh nghiệp giảm được chi phí thì chắc vẫn sử dụng, đặc biệt trong bối cảnh lao động khan hiếm. Chúng tôi có tính là hiện nay Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp kết dư khoảng 70.000 tỷ; chẳng hạn nếu mỗi lao động thuộc nhóm tuổi cao được hỗ trợ 500.000 đồng một tháng hoặc 6 triệu đồng một năm, thì chỉ cần 3.000 tỷ hỗ trợ từ Quỹ đã có thể giúp cho nửa triệu lao động tiếp tục làm việc; mà tiếp tục làm việc là tiếp tục tạo ra hàng hóa, dịch vụ, giúp cho sự tăng trưởng của đất nước.

Về bản chất, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là sự chia sẻ giữa doanh nghiệp lớn, thuận lợi với doanh nghiệp nhỏ rất khó khăn, giữa người lao động ở các ngành nghề ổn định, ít nguy cơ mất việc làm với người lao động ở các nghề nhiều rủi ro mất việc làm. Hỗ trợ này theo hướng thực chất là tạo sự gắn kết xã hội giữa cộng đồng người lao động với nhau, giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với nhau qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hoặc đối với các công chức lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều lo ngại rằng nâng tuổi nghỉ hưu dẫn đến thời gian giữ chức khá lâu, kém năng động, hiệu quả công việc không cao. Vậy thì chính sách cán bộ cần được sửa đổi, liệu có nên có quy định chỉ giữ chức Vụ trưởng, Cục trưởng, thậm chí Thứ trưởng chỉ nên đến 60 tuổi thôi, hai năm còn lại không giữ chức mà có nghĩa vụ chuyển giao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho cán bộ trẻ, giữ cho sự liền mạch của các chính sách trong lĩnh vực phụ trách trước đây. Trong nhiều bài học thành công của Nhật Bản thì có bài học là lớp người lao động lớn tuổi chuyển giao lại kinh nghiệm, kỹ năng, cách ứng xử cho lớp lao động trẻ.

Vì sao cần nâng tuổi nghỉ hưu ? - Ảnh 4

Lượng người thất nghiệp ở nước ta là không nhiều nếu so với dân số

Vậy theo Thứ trưởng, nâng tuổi nghỉ hưu có phải là người già chiếm chỗ của người trẻ?

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Cũng có người hiện đang lo ngại như vậy. Nhưng phải trở lại lý do đầu tiên khi đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu, đó là để ứng phó với quá trình già hóa dân số. 5 năm gần đây, mỗi năm lực lượng lao động chỉ tăng 400 nghìn người, sau 15 năm nữa, khi chúng ta chưa kết thúc lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu thì mỗi năm chỉ tăng 200 nghìn người hoặc là ít hơn sau đó. Tức là khan hiếm và thiếu hụt lao động là nguy cơ rõ ràng.

Câu hỏi đầu tiên của bạn tôi đã trả lời là số lượng người thất nghiệp của ta là không nhiều nếu so với dân số, tỷ lệ thất nghiệp của ta rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới, dòng chảy của thị trường lao động là bình thường khi vẫn duy trì được số lượng và tỷ lệ thất nghiệp này mặc dù hàng năm lực lượng lao động vẫn tăng thêm 400 ngàn người và sinh viên tốt nghiệp các trường vẫn bổ sung vào lực lượng lao động. Các số liệu và thực tế này cho thấy người già không hề chiếm chỗ của người trẻ.

Xin trân trọng cám ơn Thứ trưởng về cuộc trao đổi này!

Trung Chính (thực hiện)

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.