Chủ nhật 27/07/2025 18:09
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Mỹ thâu tóm cảng biển tại kênh đào Panama sau áp lực từ Tổng thống Donald Trump

BlackRock đã mua lại hai cảng biển chiến lược tại kênh đào Panama từ CK Hutchison với giá 22,8 tỷ USD, sau áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về ảnh hưởng của Trung Quốc tại tuyến hàng hải quan trọng này.
Mỹ thâu tóm cảng biển tại kênh đào Panama sau áp lực từ Tổng thống Donald Trump
Mỹ thâu tóm cảng biển tại kênh đào Panama sau áp lực từ Tổng thống Donald Trump.

Tờ Financial Times đưa tin, tập đoàn tài chính BlackRock của Mỹ đã thành công mua lại hai cảng lớn trên kênh đào Panama từ chủ sở hữu là công ty của tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành, trong một thỏa thuận trị giá 22,8 tỷ USD. Thương vụ này diễn ra sau khi chịu nhiều áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trumpvề cáo buộc Trung Quốc có ảnh hưởng tại tuyến đường thủy chiến lược này.

Theo thỏa thuận, tập đoàn CK Hutchison có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ bán mảng kinh doanh này cho một liên danh bao gồm BlackRock, Global Infrastructure Partners (GIP) và Terminal Investment Limited, theo thông báo của công ty vào thứ Ba (4/3). Nhóm này sẽ mua lại 90% cổ phần của công ty sở hữu và vận hành hai cảng tại Panama.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng “Trung Quốc đang kiểm soát kênh đào Panama”, và khiến chính phủ Panama lo ngại khi đe dọa hồi đầu năm nay rằng Mỹ có thể “giành lại” quyền kiểm soát tuyến đường này. Chính quyền của ông Trump cũng yêu cầu Panama giảm ảnh hưởng của Trung Quốc tại kênh đào, cho rằng sự tham gia của Bắc Kinh vào các cảng biển này là vi phạm hiệp ước về tính trung lập của tuyến hàng hải.

Bên cạnh đó, thỏa thuận được công bố hôm thứ Ba cũng bao gồm việc mua lại 80% cổ phần trong các công ty con của CK Hutchison chuyên vận hành cảng biển, với mạng lưới 43 cảng tại 23 quốc gia, bao gồm Anh và Đức, cũng như các cảng ở Đông Nam Á, Trung Đông, Mexico và Úc. 20% số cổ phần còn lại thuộc sở hữu của PSA, một nhà điều hành cảng biển do quỹ đầu tư nhà nước Singapore, Temasek, sở hữu.

CK Hutchison cho biết tập đoàn này dự kiến thu về hơn 19 tỷ USD tiền mặt từ thương vụ, bao gồm cả việc hoàn trả một số khoản vay cổ đông. Tập đoàn hiện có vốn hóa thị trường khoảng 148 tỷ HKD (tương đương 19 tỷ USD).

Cổ phiếu của CK Hutchison đã tăng vọt 22% trong phiên giao dịch sáng thứ Tư (5/3) tại Hồng Kông.

Tổng thống Donald Trump gây sức ép khiến CK Hutchison phải bán cảng Panama

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 và những tuyên bố đòi giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã khiến CK Hutchison cân nhắc việc bán cảng, dẫn đến một giai đoạn đàm phán căng thẳng, nhưng nhanh chóng, theo những nguồn thạo tin.

“Một khi Tổng thống Trump đắc cử và bắt đầu nói về việc sáp nhập Canada, Greenland và Panama, áp lực đã dồn lên chính phủ Panama”, một nguồn tin am hiểu về thỏa thuận cho biết. Nguồn tin này nói thêm rằng CK Hutchison “nhận ra đây là một vấn đề nhạy cảm về chính trị và họ muốn tìm giải pháp”.

Để tránh những rắc rối chính trị tiềm tàng, CEO BlackRock Larry Fink đã gặp gỡ các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump, bao gồm cả chính ngài Tổng thống, để đảm bảo họ ủng hộ thương vụ này. Một trong hai nguồn tin khẳng định liên danh này sẽ không tiến hành thương vụ nếu không chắc chắn về sự ủng hộ từ chính quyền Mỹ.

CK Hutchison, thuộc sở hữu của tỷ phú giàu nhất Hồng Kông Lý Gia Thành, có danh mục đầu tư trải dài từ cảng biển, bán lẻ, viễn thông đến hạ tầng. Mảng khai thác cảng chiếm khoảng 9% tổng doanh thu 461,6 tỷ HKD (59 tỷ USD) của tập đoàn trong năm 2023.

Kênh đào Panama trở thành tâm điểm

Trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ mới, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã biến kênh đào Panama thành một điểm nóng, khi theo đuổi chiến lược mở rộng lãnh thổ và kiểm soát các tài sản hạ tầng quan trọng – một động thái gây xáo trộn cho nhiều quốc gia đồng minh và những nước hưởng lợi từ thương mại tự do trong nhiều thập kỷ qua.

Thỏa thuận với BlackRock được công bố ngay sau khi tập đoàn này hoàn tất thương vụ thâu tóm GIP, giúp củng cố vị thế của BlackRock trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng.

Tuyến đường thủy chiến lược này hiện do Cơ quan Kênh đào Panama (ACP), một cơ quan thuộc chính phủ Panama, vận hành. Công trình được xây dựng bởi các kỹ sư Mỹ và do Mỹ kiểm soát từ khi khai trương năm 1914 đến năm 1999, sau một giai đoạn bàn giao theo hiệp ước ký năm 1977.

Hutchison Ports, một trong những nhà khai thác cảng container lớn nhất thế giới, đã quản lý các cảng ở hai đầu kênh đào từ năm 1997 theo hợp đồng nhượng quyền từ chính phủ Panama.

Vai trò của CK Hutchison tại đây từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi trong chính giới Mỹ, với nhiều cáo buộc rằng sự hiện diện của tập đoàn này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có ảnh hưởng đáng kể tại kênh đào Panama.

Hai cảng này chủ yếu hoạt động như các cảng trung chuyển, nơi container được dỡ từ tàu lớn đi qua kênh đào để chuyển sang các tàu nhỏ hơn vận chuyển đến các điểm đích quanh vùng Caribbean và bờ Thái Bình Dương của Trung và Nam Mỹ.

Năm 2021, CK Hutchison đã ký thỏa thuận gia hạn nhượng quyền khai thác cảng thêm 25 năm.

Tin bài khác
Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Trong chuyến thăm bất thường tới trụ sở Fed, Tổng thống Donald Trump đã công khai chỉ trích Chủ tịch Powell và yêu cầu cắt giảm mạnh lãi suất, giữa lúc dự án cải tạo tòa nhà của Fed bị đội vốn.
Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ còn 1% trong năm 2025, đồng thời nhận định lạm phát lõi duy trì trên 3% do tác động từ thuế nhập khẩu tăng cao dưới thời Tổng thống Trump.
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.