Thứ tư 23/04/2025 21:21
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Miễn visa cho tỷ phú, Việt Nam kỳ vọng bứt phá du lịch và đầu tư

18/03/2025 15:13
Chính phủ Việt Nam đang đa dạng hóa việc miễn visa cho một số quốc gia và đối tượng như tỷ phú thế giới, điều này kỳ vọng thúc đẩy kinh tế và nâng tầm du lịch.
Miễn visa cho tỷ phú, Việt Nam kỳ vọng bứt phá du lịch và đầu tư
Miễn visa cho tỷ phú, Việt Nam hy vọng sẽ mở thêm cánh cửa để thu hút đầu tư. Ảnh: Nhiều người dân thủ đô và du khách quốc tế tỏ ra bất ngờ khi bắt gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và CEO Nvidia Jensen Huang cùng đi uống bia Tạ Hiện, dạo phố cổ.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 và hai tháng đầu năm diễn ra mới đây vào ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu chính sách visa phù hợp, đặc biệt là các nước bạn bè truyền thống, đa dạng hóa việc miễn visa với một số quốc gia và đối tượng như tỷ phú trên thế giới.

Hai ngày sau đó, vào ngày 7/3, Việt Nam tiếp tục công bố miễn visa thêm ba năm cho công dân 12 nước Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan. Thời gian lưu trú đến 45 ngày, tính từ ngày nhập cảnh. Trước đó, ngày 15/1, Chính phủ ban hành nghị quyết về miễn thị thực cho công dân Ba Lan, Czech và Thụy Sĩ từ 1/3 đến 31/12.

Đây là những động thái mới nhất của chính phủ trong vấn đề nới lỏng chính sách visa, nhằm góp phần thu hút khách quốc tế và kích cầu phát triển du lịch.

Nhằm phân tích sâu hơn về tác động của chính sách nới lỏng thị thực đối với ngành du lịch, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có cuộc trò chuyện cùng Tiến sĩ Justin Matthew Pang, Quyền Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị Du lịch và Khách sạn, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, để lắng nghe những góc nhìn chuyên môn về cơ hội, thách thức và tiềm năng phát triển từ chính sách này.

Tiến sĩ Justin Matthew Pang, Quyền Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị Du lịch và Khách sạn, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam
Tiến sĩ Justin Matthew Pang, Quyền Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị Du lịch và Khách sạn, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam

PV: Chính phủ Việt Nam đang hướng tới mở rộng chính sách visa, đặc biệt với nhóm khách quốc tế quan trọng như tỷ phú và nhà đầu tư. Theo ông, động thái này có thể đem lại lợi ích gì cho nền kinh tế và du lịch Việt Nam?

Tiến sĩ Justin Matthew Pang: Với việc mở rộng chính sách thị thực cho các tỷ phú và nhà đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội thu hút đầu tư lớn hơn từ những phân khúc cụ thể này.

Điều này cũng sẽ thúc đẩy các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn trong nước xây dựng các công trình, tiện ích phù hợp với những nhóm khách này. Hiệu ứng lan tỏa từ đây sẽ dẫn đến việc có thêm nhiều dịch vụ và cơ sở cao cấp hơn để phục vụ nhu cầu du lịch của cả người dân địa phương và khách nước ngoài.

PV: Ngoài yếu tố visa, du lịch Việt Nam cần có những chính sách bổ trợ gì để thực sự khai thác tối đa nguồn khách cao cấp, từ tỷ phú đến những khách quốc tế có mức chi tiêu lớn?

Tiến sĩ Justin Matthew Pang: Để bổ trợ cho các quy định visa được đề xuất, Việt Nam cũng cần xây dựng và triển khai các chính sách khác. Ví dụ, nên cân nhắc giảm thuế cho những nhà đầu tư giá trị cao. Ngoài ra, nên xây dựng một hệ thống khởi nghiệp và quy trình thành lập doanh nghiệp thân thiện hơn, ít thủ tục hành chính hơn cũng sẽ rất hữu ích.

Chính sách thị thực cũng cần song hành với quy trình chuyển tiền dễ dàng cho các khoản đầu tư. Các cơ sở hạ tầng như tòa nhà văn phòng, nhà ở, trường học và các cơ sở bán lẻ cũng nên được xây dựng kịp thời để đảm bảo các nhà đầu tư có hệ thống hỗ trợ thuận tiện.

Cuối cùng, Chính phủ Việt Nam cũng nên triển khai các chiến dịch và chương trình quảng bá để người dân địa phương biết đến những cư dân và nhà đầu tư nước ngoài đang đến Viẹt Nam, nhằm tạo nên một cộng đồng thân thiện và chào đón họ.

CEO Apple, ông Tim Cook giơ tay chào trong chuyến đi tới Hà Nội
Ông Tim Cook - CEO Apple giơ tay chào trong chuyến thăm tới thành phố Hà Nội

PV: Việc đa dạng hóa đối tượng được miễn visa, bao gồm khách từ các quốc gia "bạn bè truyền thống", có thể giúp Việt Nam tạo dựng lợi thế cạnh tranh gì so với các nước trong khu vực. Đối với các nước bạn bè truyền thống ấy, chính sách visa ưu đãi có nên được triển khai theo hướng nào để vừa thu hút du lịch, vừa thúc đẩy hợp tác kinh tế, thưa ông?

Tiến sĩ Justin Matthew Pang: Bằng cách miễn thị thực cho các nhóm đối tượng khác nhau, Việt Nam sẽ giảm thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các nhóm này đến thăm Việt Nam, qua đó tăng cơ hội đón nhiều du khách quay trở lại hơn. Điều này sẽ khiến du khách chi tiêu cao hơn và tăng doanh thu từ ngành du lịch. Với lượng du khách lớn hơn, người Việt Nam cũng sẽ tiếp cận được và thấu hiểu hơn nhu cầu của những nhóm khách cụ thể này, cũng như am hiểu hơn về văn hóa, chuẩn mực và lối sống của họ.

Nhìn chung, việc dễ dàng nhập cảnh sẽ thu hút nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam hơn, qua đó thúc đẩy vị thế của Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn và phát triển mạnh mẽ về du lịch cũng như kinh doanh.

Theo tôi, các chính sách visa ưu đãi nên phục vụ lợi ích của cả Việt Nam và các quốc gia đối tác. Cả hai bên nên chia sẻ cùng một quy tắc ứng xử về quyền nhập cảnh vào lãnh thổ của nhau. Đồng thời, các chính sách không thể cứng nhắc, mà phải thích ứng với nhu cầu riêng biệt của khách du lịch và khách doanh nhân, ví dụ như cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần (đặc biệt trong mùa du lịch cao điểm) cho khách du lịch và thị thực dài hạn cho nhà đầu tư.

Việt Nam cũng phải liên tục theo dõi tình hình các quốc gia khác nhau và miễn thị thực và cấp phép thông quan đặc biệt cho những người có rủi ro an ninh thấp, giá trị ròng cao và dễ hòa nhập vào đất nước, qua đó thu hút thêm nhiều người thân của họ và công dân của nước họ đến Việt Nam đầu tư.

Miễn visa cho tỷ phú, Việt Nam kỳ vọng bứt phá du lịch và đầu tư
Việc nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam hơn sẽ giúp thúc đẩy vị thế của Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn.

PV: Một số quốc gia đã áp dụng hệ thống "visa thông minh" với các tiêu chí đánh giá linh hoạt và kiểm soát tự động. Việt Nam có nên áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý visa không, thưa ông?

Tiến sĩ Justin Matthew Pang: Chắc chắn Việt Nam nên áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý visa. Việt Nam rất cần một hệ thống visa thông minh để đảm bảo dễ dàng nhận diện và trao cơ hội việc làm tại Việt Nam cho các chuyên gia có kỹ năng phù hợp.

Hiện nay, các quốc gia trêm thế giới đang cạnh tranh về lao động có kỹ năng và họ đang hành động nhanh chóng để thu hút nhân tài. Việt Nam phải có chiến lược quảng bá hiệu quả để thu hút những người tài giỏi nhất đến với đất nước chúng ta. Ngoài ra cũng cần phải có các chính sách hỗ trợ nhập cảnh và lưu trú dài hạn cho vợ/chồng và gia đình.

Cuối cùng, Việt Nam cần xây dựng thêm nhiều nền tảng sinh trắc học và điện tử để giảm thời gian ở các điểm xuất nhập cảnh như sân bay. Hệ thống kiểm tra hiện tại tại các điểm xuất nhập cảnh và hải quan quá thủ công và đôi khi có thể gây phiền hà cho nhiều người quốc tế đến Việt Nam (gồm cả khách du lịch và các nhà đầu tư tiềm năng).

Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Tin bài khác
Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Chính phủ vừa đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với xăng, kéo dài đến hết năm 2026.
Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Bất chấp biến động thuế quan toàn cầu, Việt Nam vẫn thu hút mạnh vốn ngoại với loạt dự án tỷ đô, khẳng định sức hấp dẫn vững vàng trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia đang được kỳ vọng là giải pháp đột phá giúp giải quyết bài toán nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp tại các đô thị lớn, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển bền vững.
Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế 46%, Việt Nam đang chủ động đẩy mạnh đàm phán FTA với nhiều đối tác mới, đồng thời triển khai loạt chính sách ứng phó để giữ vững mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên đã đề ra.
IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

Nhìn nhận bối cảnh hiện tại, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 sẽ giảm xuống còn 2,8% – mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19.
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp mức 10%

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp mức 10%

Theo đề xuất, mức thuế giá trị gia tăng đối với hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% sẽ được giảm xuống 8% nhưng vẫn còn một số lĩnh vực không nằm trong phạm vi điều chỉnh.
“Tinh hoa trái cây Việt”: Kết nối tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu

“Tinh hoa trái cây Việt”: Kết nối tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4 tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã chính thức khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với chủ đề “Tinh hoa trái cây Việt”.
8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chiến lược phòng, chống lãng phí

8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chiến lược phòng, chống lãng phí

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22/4/2025, phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035.
Mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho lâm sản, thủy sản, đồ gỗ ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ

Mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho lâm sản, thủy sản, đồ gỗ ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngân hàng Nhà nước ưu tiên tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là đối tượng chịu tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Ủy ban Cạnh tranh khuyến nghị giảm thiểu rủi ro khi mua bán căn hộ chung cư

Ủy ban Cạnh tranh khuyến nghị giảm thiểu rủi ro khi mua bán căn hộ chung cư

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã đưa ra khuyến nghị: Người dân khi tham gia giao dịch mua bán căn hộ cần chủ động kiểm tra xem doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ đăng ký hợp đồng theo quy định hay chưa.
Việt Nam chủ động triển khai đối sách,  thích ứng kịp thời với thuế đối ứng với Hoa Kỳ

Việt Nam chủ động triển khai đối sách, thích ứng kịp thời với thuế đối ứng với Hoa Kỳ

Theo Thủ tướng, hàng hóa Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Hoa Kỳ và mối quan hệ thương mại song phương trong thời gian qua đã mang lại lợi ích rõ rệt cho cả hai bên.
Việt Nam khẳng định vai trò dẫn dắt đổi mới sáng tạo khu vực

Việt Nam khẳng định vai trò dẫn dắt đổi mới sáng tạo khu vực

Tại Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo quốc gia 2025, Việt Nam khẳng định vai trò dẫn dắt đổi mới sáng tạo khu vực.
Cần kịch bản ứng phó linh hoạt cho ngành nông lâm thủy sản

Cần kịch bản ứng phó linh hoạt cho ngành nông lâm thủy sản

Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa công bố ba kịch bản dự báo cùng loạt giải pháp ứng phó chiến lược cho ngành nông lâm thủy sản Việt Nam trong năm 2025.
Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia là có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và người trẻ dưới 35 tuổi có nhu cầu thuê, mua nhà ở phù hợp. Chính phủ thống nhất tên gọi chính thức của quỹ là "Quỹ phát triển nhà ở quốc gia".